Thăm quê hương người anh hùng dùng thân mình chắn bom đạn
Đã 50 năm trôi qua nhưng hình ảnh người thiếu niên dũng cảm Nguyễn Bá Ngọc dùng thân mình che chắn bom đạn cho hai em nhỏ để rồi phải hy sinh chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí những người con đất Quảng Trung (Quảng Xương – Thanh Hóa).
Chúng tôi tìm về xã Quảng Trung một ngày cuối tháng Tư – nơi có cây cầu Ghép bắc qua sông Yên – trận địa ác liệt mà đế quốc Mỹ đã ném bom oanh tạc hơn 50 năm trước. 50 năm – một quãng thời gian đủ để quên đi phần nào những đau thương mất mát về một thời đại hào hùng mà bi thương của dân tộc. Nhưng hình ảnh hy sinh thân mình cứu hai em nhỏ của người thanh niên Nguyễn Bá Ngọc vào ngày 5/4/1965 thì không một ai có thể quên được.
Nếu nói về thời khắc Nguyễn Bá Ngọc đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có lẽ không ai tường tận như bà Lê Thị Khoát (làng Ngọc Khê). Bà Khoát là người trực tiếp chiến đấu tại tuyến lửa phà Ghép năm xưa và là người đã tận tay băng bó cho Nguyễn Bá Ngọc.
Bà Khoát đọc thơ về anh hùng Nguyễn Bá Ngọc
Mấy chục năm trôi qua, bây giờ bà Khoát đã gần 80 tuổi rồi, thế nhưng trong ký ức của bà, hình ảnh anh Ngọc khi ấy vẫn vẹn nguyên.
Hồi tưởng lại những năm tháng ấy, bà Khoát chậm rãi kể: “Ngày ấy, sau khi học lớp y tá cấp tốc tại Bệnh viện huyện Vĩnh Lộc, tôi được điều về tham gia công tác cứu thương, vừa chiến đấu tại bến phà Ghép. Năm 1965, trước sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, giặc Mỹ đã điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc và phà Ghép trở thành trọng điểm trong chiến dịch oanh tạc của máy bay Mỹ”.
Video đang HOT
Suốt từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 năm 1965, ngoài cửa Ghép, tàu chiến Mỹ liên tục oanh tạc hai bên bờ bến phà bằng ngư lôi, trên không là pháo sáng, B52 cùng các chiến đấu cơ trút bom đạn xuống phà, khói lửa ngút trời. Hầu như nhà nào trong vùng cũng phải chịu cảnh tang tóc, thương vong vì bom Mỹ. Năm ấy, anh Nguyễn Bá Ngọc vừa tròn 14 tuổi, là học sinh lớp 3 trường làng.
“Khoảng 8 giờ sáng ngày 4/4/1965 không quân Mỹ ném bom xuống khu vực cầu Ghép. Nghe tiếng bom nổ, đàn ông, thanh niên trong làng vác súng thành lập những tổ săn máy bày còn đàn bà thì vẫn chăm lo sản xuất, đáp ứng lương thực cho tiền tuyến miền Nam. Sáng mùng 4, trong lúc Ngọc cùng một số bạn bè đang bắt cua, bắt tôm ngoài đồng Ngò thì nhìn thấy máy bay địch ập đến, Ngọc đã nhanh chóng chạy về hầm nhà trú ẩn. Trong lúc trú ẩn cùng mẹ và các em thì Ngọc nghe tiếng kêu lớn phát ra từ nhà Khương (hàng xóm cũng là bạn học cùng lớp 4B trường xã): “Ngọc ơi, cứu các em tao với!”
Bức tượng anh hùng Nguyễn Bá Ngọc trong khuôn viên ngôi trường mang tên anh.
“Sau tiếng kêu cứu của Khương là tiếng la hét của lũ trẻ. Nghe tiếng kêu cứu, không ngần ngại, Ngọc bỏ chạy ra khỏi hầm, sang nhà Khương xem tình hình thế nào thì thấy Khương đã nằm gục trên chiếu cùng với mâm cơm chưa kịp ăn, các em của Khương thì đang gào khóc sợ hãi. Bom bi vẫn tiếp tục dội xuống. Ngọc đã bế, che chở lần lượt các em của Khương di chuyển đến hầm tránh bom nhà mình an toàn. Cứu được các em nhưng người Ngọc quỵ ngã, người thấm đầy máu vì dính bom”.
Bà Khoát cùng tổ cứu thương vội chạy đến cấp cứu cho hai em Toanh và Đơ. Thấy máu từ bụng của Ngọc ra nhiều, trong khi băng và cồn đã cạn, bà vội vã theo hào giao thông về nhà lấy chai rượu trên bàn thờ và chiếc màn cưới chạy ra hầm rửa vết thương và xé màn băng bó cho Ngọc. Lúc này, vì mất máu nhiều, Ngọc đã lịm đi.
Mọi người vội bế anh lên cáng cứu thương, theo hào giao thông ra trạm xá cấp cứu. Chờ đến xế chiều, xe quân y tới đưa Ngọc lên cấp cứu tại bệnh viện Chuối (Nông Cống). Do vết thương quá nặng, cùng với điều kiện thời chiến khó khăn, rạng sáng ngày 5/4, Nguyễn Bá Ngọc đã hi sinh. Ngọc đã mãi mãi rời xa mọi người khi tròn 13 tuổi.
“Giữa bom đạn khốc liệt, cảm xúc trước cái chết với những người làm công tác cứu thương như chúng tôi gần như chai sạn. Thế nhưng, trước nghĩa cử cao đẹp của Ngọc, không ai có thể cầm được nước mắt” – bà Khoát rưng rưng.
Điều đáng tiếc là ngoài những chi tiết mà bà Khoát đã kể, di vật về anh hầu như không còn lại gì. Theo chân cán bộ xã Quảng Trung, chúng tôi về nhà anh Nguyễn Bá Thắng- làng Ngọc Trà, xã Quảng Trung – cháu ruột anh hùng Nguyễn Bá Ngọc. Anh Thắng là người chịu trách nhiệm nhang hương khói chính. Anh Thắng cũng cho hay không còn hình ảnh hay di vật gì của người anh hùng niên thiếu này cả. Anh cũng chỉ được biết chú mình qua lời kể của những người đi trước.
Điều mà anh Thắng cùng dòng họ mong mỏi là trong tương lai sẽ xây dựng một khu tưởng niệm riêng cho chú Ngọc và sưu tầm thêm nhiều tài liệu về chú. Bởi bây giờ, nơi duy nhất để có thể hình dung về một anh hùng Nguyễn Bá Ngọc chỉ có khu tượng đài nhỏ nằm trong khuôn viên ngôi trường tiểu học mang tên anh.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Nguyễn Bá Ngọc hy sinh, tháng 3 vừa qua Chủ tịch nước đã ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho liệt sỹ Nguyễn Bá Ngọc.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Trao và truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" đến 141 Bà mẹ
Ngày 2/1, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ trao và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" đợt 25 cho 141 bà mẹ thuộc 16 quận và 4 huyện của thành phố.
Chiều 2/1/2016, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" cho 63 Mẹ, trong đó có 2 mẹ còn sống. Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Phụ trách Thành ủy Lê Thanh Hải (bên phải) trao Bằng chứng nhận danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" của Chủ tịch nước cho mẹ Lâm Thị Sảnh, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN)
Trong 141 mẹ được trao tặng, truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" đợt này, có 4 mẹ còn sống là các mẹ Võ Thị Dấm ở xã Trung An, huyện Củ Chi; mẹ Nguyễn Thị Hét ở xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi; mẹ Lâm Thị Sảnh ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân và mẹ Lê Thị Phàn ở phường 13, quận Bình Thạnh.
Tại buổi lễ tổ chức tại Quận 3, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Tất Thành Cang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các gia đình có người thân đã cống hiến máu xương cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong trao Bằng chứng nhận truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" cho đại diện gia đình các Mẹ. (Ảnh: Hoàng Hải -TTXVN)
Đồng chí Tất Thành Cang nhấn mạnh, việc phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự ghi nhận của Tổ quốc đối với công lao to lớn và sự hy sinh cao cả của các mẹ. Sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là vô cùng cao quý, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi trường tồn cùng dân tộc. Những hy sinh thầm lặng, vĩ đại của các "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng" đã làm nên những trang sử vàng chói lọi, hiển hách của dân tộc ta. Cuộc đời, sự hy sinh cao cả và sự cống hiến cực kỳ vĩ đại của các mẹ mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Thế hệ hôm nay cần quyết tâm xây dựng, bảo vệ, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.574 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhiều năm qua, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thực hiện nghiêm chế độ theo quy định của Nhà nước, việc phụng dưỡng của các cơ quan, đơn vị, của các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các địa phương được thực hiện bằng nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực./.
Theo Nguyễn Cúc/TTXVN
Căn hầm bí mật của người Liệt sỹ Xô Viết Lính Pháp đuổi sát nút, ông Cường chạy vào gian phòng thờ, rồi lách qua cửa hông thông với căn phòng khác, nhảy xuống hầm bí mật của mình. Ngay trước ngày biểu tình của công nhân Nhà máy diêm Bến Thủy, người Bí thư chi bộ đầu tiên của nhà máy đã bị địch bắn tử vong. Căn hầm bí mật của...