Tham quan quần thể lèn Hai Vai (Nghệ An)
Trên Quốc lộ 1A từ ngã ba Thị trấn Diễn Châu ngược về phía Tây theo Quốc lộ 7A 8km, bạn sẽ đặt chân lên khu vực lèn Hai Vai – một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Lèn Hai Vai là một khối đá tự nhiên khổng lồ có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Lèn gồm nhiều đỉnh, trong đó có đỉnh chính, ngọn lớn có tên là lèn Hai Vai (Lưỡng Kiên Sơn, hay lèn Dặm) và ngọn nhỏ (Hổ Lĩnh Sơn) nổi hẳn lên giữa cánh đồng mênh mông thuộc địa phận 3 xã: Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng.
Theo sử sách thì lèn Hai Vai được tạo nên sau cuộc chấn động trong lòng đất cách đây hơn 50 triệu năm. Qua bao biến thiên, lèn có diện mạo ổn định như ngày nay. Từ năm 1964 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở lèn xương người hóa thạch, một số công cụ bằng đá và 7 bình gốm. Phát hiện này chứng tỏ lèn Hai Vai từng là địa bàn có người nguyên thủy sinh sống.
Trước đây lèn có rừng cây rậm rạp với nhiều chim muông, thú rừng. Mùa xuân khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi, muôn hoa khoe sắc. Trong cuốn du lịch Đông Dương của một tác giả người Pháp đã xếp lèn Hai Vai là danh thắng đẹp của miền Trung đất Việt. Điều hấp dẫn đó là thấp thoáng dưới tán cây là các hang động có cấu trúc độc đáo với nhiều tên gọi khác nhau, gắn liền với những truyền thuyết ly kỳ. Trong các hang động không khí mát lạnh. Trước kia các nho sỹ vẫn vào đây nghỉ mát, ôn luyện văn chương.
Hướng về phía Đông Nam có hang Thắt Cổ. Hang nằm ở độ cao 30m so với mặt đất. Trong hang có nhiều tảng đá với hình thù kỳ dị. Đặc biệt có khối thanh nhũ mang hình người tựa lưng vào vách đá, phía trên cổ có vân đá nổi lên, vì vậy hang có tên là hang thắt cổ. Ở độ cao 15m so với mặt đất có hang Đa. Dưới đáy hang có một mạch nước mát không bao giờ cạn. Ngoài ra còn có nhiều hang nữa như hang Khản, hang cô Tú, đặc biệt là hang Gươm sâu thăm thẳm.
Đứng ở mỗi góc độ người ta nhìn lèn bằng các hình dáng khác nhau.Trong tâm tưởng người Diễn Châu người ta coi lèn Hai Vai như biểu tượng có nhiều thần bí. Vùng Lý Trai, Đông Tháp nhìn lèn như tấm bảng đá – vùng này thường có người đỗ đạt cao. Vùng Diễn Đồng, Diễn Thái lắm thóc nên lại thấy lèn Hai Vai có dáng người khổng lồ gánh thóc. Vùng Nho Lâm lắm thợ rèn lại nhìn lèn Hai Vai như một cái đe, vùng Diễn Thịnh, Diễn Trung lắm người cắt thuốc bắc lại thấy lèn giống cái dao cầu. Phía Đông vùng Diễn Hoa phụ nữ thanh lịch lại thấy núi như một cô gái để tóc xõa, vai tròn…
Không chỉ thế núi, dáng sông là nét văn hóa một vùng quê. Lèn Hai Vai là địa danh có nhiều lợi thế. Trước đây ngư dân đi biển còn thiếu phương tiện họ xem lèn như ngọn hải đăng. Mỗi lần xa bờ gặp thời tiết xấu, ngư dân Diễn Châu dùng lèn Hai Vai định hướng để đem thuyền vào bờ.
Tốt gió buồm chạy cánh tiên
Chạy khỏi vùng Vạn thấy lèn Hai Vai
Trên lĩnh vực quân sự, lèn Hai Vai là chiến trường ác liệt của những cuộc giao tranh của hai tập đoàn phong kiến Lê – Mạc, thời Nguyễn, lèn Hai Vai là căn cứ địa khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn. Thời kỳ 1930-1931; 1936-1939 lèn Hai Vai là nơi in ấn tài liệu của Đảng, là nơi tập hợp hợp quần chúng mít tinh biểu tình. Thời kỳ 1939-1945 nơi đây trở thành nơi luyện tập quân sự, dự trữ vũ khí để khởi nghĩa giành chính quyền. Trong những năm cả nước có chiến tranh, lèn Hai Vai dùng làm nơi trú ẩn, nơi cất giấu vũ khí, lương thực, là nơi vọng gác máy bay Mỹ từ ngoài biển… Và hôm nay lèn Hai Vai lại có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất và người Diễn Châu. Người dân trong vùng vẫn xem lèn Hai Vai như một bức tường vững chãi che chắn bão gió triều cường để mọi người yên tâm làm ăn sinh sống.
Hiện nay, quần thể lèn Hai Vai đang được huyện Diễn Châu quan tâm bảo vệ, tôn tạo. Có thể nói với cấu trúc độc đáo đa dạng, cảnh quan nhiều màu sắc, vừa có vẻ đẹp mềm mại, nguyên sơ, thanh thoát, quần thể lèn Hai Vai đã thu hút nhiều du khách đến tham quan. Tại núi Hổ Lĩnh Sơn, ngôi chùa Cổ Am thiêng liêng, cổ kính đã được xây dựng lại nằm trên lưng chừng núi. Cảnh sắc thanh tĩnh, hoang sơ của núi rừng nguyên sinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên, được đắm mình trong hương hoa, không khí mát lành. Bên cạnh là một tổng thể thiên nhiên kỳ thú thì điều hấp dẫn hơn nữa là lèn Hai Vai gắn với sông Bùng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, là địa danh du lich nổi tiếng mà bất kỳ ai khi đặt chân đến Diễn Châu không thể không biết đến.
Núi sông và tình người đã tạo nên nét duyên dáng, thanh cao cho đất và người Diễn Châu. Mãi mãi lèn Hai Vai, sông Bùng là niềm tự hào và nơi gửi gắm niềm tin, ước mơ, gửi gắm tình yêu quê với những nỗi buồn vui thăm thẳm của người Diễn Châu. Lèn Hai Vai là biểu tượng về cốt cách, văn hóa, về đạo lý làm người và hầu như đã trở thành máu thịt trong cơ thể, trong tâm thức của người dân Diễn Châu để rồi có đi đâu, về đâu, người Diễn Châu vẫn nhớ về lèn Hai Vai – nơi ấy dáng quê mình với nghĩa tình cao, dài như sông, như núi
Ma Thiên Lãnh(Tây Ninh)-một vùng sơn thanh thuỷ tú
Ngày nay, địa danh Ma Thiên Lãnh trong quần thể di tích lịch sử văn hoá núi Bà Đen có lẽ không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh.
Đây là một điểm du lịch mới, nằm ở một vị trí đắc địa, bốn bề là thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và mát mẻ nên được rất nhiều người đến tham quan vui chơi.
Video đang HOT
Ma Thiên Lãnh cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 10km về hướng ông - Bắc. Theo trục đường 785 ngang qua hướng núi Phụng, cách miếu thờ Quan Lớn Trà Vong khoảng 200m có một con đường nhựa nhỏ chạy thẳng khoảng 2km nữa là tới nơi. ây là một khu thung lũng còn khá hoang sơ nằm tiếp giáp giữa núi Phụng, núi Heo và núi Bà, thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh.
Gần đây, nhiều khách du lịch đến tham quan núi Bà en đều dành thời gian ghé thăm khu thung lũng Ma Thiên Lãnh. Và không ít người lại thắc mắc "Ma Thiên Lãnh" có nghĩa là gì? Thật ra, Ma Thiên Lãnh là tên gọi cho những nơi núi non hiểm trở.
Trở lại một chút cổ sử, ta thấy Ma Thiên Lãnh vốn là tên một ngọn núi ở xứ Cao Ly xa xưa. Năm 666, vua ường Cao Tông sai tướng Tiết Nhơn Quý chinh đông, quân nhà ường tử thương ở núi Ma Thiên Lãnh nhiều vô kể. Nên về sau, những nơi hiểm trở thường được gọi là Ma Thiên Lãnh.
Cách thung lũng Ma Thiên Lãnh hơn 2km về phía ông, trên đường 785, có ngôi miếu thờ Quan Lớn Trà Vong - Huỳnh Công Giản. ây là ngôi miếu nổi tiếng nhất trong hai mươi bốn ngôi miếu thờ ba anh em ngài trên đất Tây Ninh. Tương truyền Ma Thiên Lãnh chính là nơi đức ngài Huỳnh Công Giản rèn luyện binh sĩ để phòng giặc giữ gìn cương thổ năm xưa.
Theo vài nguồn sử liệu, Huỳnh Công Giản có hai người em là Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ. Năm Kỷ Tỵ 1749, ngài rời Nhật Tảo lên trấn nhậm vùng đất hoang vu này. Nếu lấy núi Linh Sơn làm trung tâm thì Huỳnh Công Thắng trấn giữ cửa ải khoảng ba mươi dặm về hướng Nam.
Huỳnh Công Nghệ trấn giữ vùng sông nước hướng Tây khoảng ba mươi dặm rưỡi. Còn đích thân đức Huỳnh Công Giản trấn giữ thành Trà Vong tại hướng Bắc cách núi chừng hơn hai mươi dặm. Bọn giặc bên kia biên giới rất hung hãn, cho nên Huỳnh Công Giản bí mật trấn giữ thung lũng Ma Thiên Lãnh để rèn luyện voi ngựa, binh sĩ và tích trữ lương thảo để đề phòng cho việc lâu dài, đặc biệt là khi chiến sự.
Hồ đá Ma Thiên Lãnh. Ảnh: .H.T
Năm 1782, được tin tình báo là quân Chân Lạp chuẩn bị đánh ta, tướng Huỳnh Công Giản đã ra lệnh cho suất đội Trần Văn Sum vào rừng đẵn gỗ, cây làm bờ thành; tre, lồ ô làm chông. Ngoài việc củng cố bờ thành, tập vật võ, Huỳnh Công Giản còn chuẩn bị dao, giáo, mác, cung tên và cho quân sĩ đi lấy dầu sơn rái về dự trữ trong lu...
Thành Trà Vong xây dựng bốn mặt bề thế uy nghi, có những dãy hào sâu xung quanh thành nước xanh biêng biếc. Ngày 12 tháng 2 năm Nhâm Dần, quân Chân Lạp dùng chiến thuật biển người ồ ạt tấn công vào thành Trà Vong. Trận giáp lá cà diễn ra, kéo dài từ sáng đến chiều tối.
Vì giặc Chân Lạp quá đông, quân tiếp viện Huỳnh Công Nghệ lại chưa tới, sau nhiều lần tả xung hữu đột giữa vòng vây, Huỳnh Công Giản đã vung gươm tuẫn tiết, chứ không để rơi vào tay giặc. Tướng Huỳnh Công Giản ngã xuống, quân Chân Lạp tràn vào thành. Khi viện binh từ tỉnh Gia ịnh phối hợp với quân của Huỳnh Công Nghệ tới thì quân Chân Lạp đã công phá thành Trà Vong và đang trên đường rút lui.
Tướng Huỳnh Công Nghệ truyền quân sĩ vây thành, chặn các đường rút lui của địch, quyết đánh một trận rửa hờn cho anh và binh sĩ Việt đã hy sinh... Sau khi chôn cất Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ kéo quân về vùng Long Thuận đóng quân và qua đời ở đó...
Trong kháng chiến chống Mỹ, khu vực Ma Thiên Lãnh còn là địa bàn chiến đấu của Liên đội 7, do đồng chí Hoàng Thao chỉ huy, tiền thân là đơn vị Trinh sát A14. Nhiệm vụ của đơn vị là cắm chốt trên núi Bà en, lập đài quan sát, theo dõi điều tra nắm mọi diễn biến và các hoạt động quân sự của địch khi vào cửa căn cứ địa R (Trung ương Cục miền Nam). Liên đội 7 liên tục bám trụ chiến đấu trên núi Bà, cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ.
Cán bộ chiến sĩ lấy hang động làm nhà, lấy đá làm giường. Lương thực, nước uống thiếu thốn, anh em chiến sĩ thường xuyên phải ăn rau rừng, ốc núi, thằn lằn núi... nhưng vẫn khẳng định quyết tâm quyết chiến quyết thắng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Miền giao cho.
Miếu thờ trên Ma Thiên Lãnh. Ảnh: .H.T
Ngày nay, đến Ma Thiên Lãnh, mọi người có cảm giác giống như một à Lạt thu nhỏ. Mặc dù Ma Thiên Lãnh chưa phải là khu du lịch chính thức, nhưng đã thu hút rất nhiều người tới đây vì khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, những vách núi cao hiểm trở xen giữa những thảm rừng cây bạt ngàn xanh mướt, xa trông rất mát mắt.
ứng trên cao nhìn xuống, thung lũng Ma Thiên Lãnh thăm thẳm sâu, thiên nhiên mang vẻ hoang sơ tuyệt mỹ. Nếu so mặt đường 785, khu Ma Thiên Lãnh nằm ở độ cao trên 50m, giữa lưng chừng núi Phụng. Nơi đây là một quần thể địa danh được kiến tạo như hang Ông Hổ, Suối Vàng, đặc biệt là khu vực Hồ Mây Núi vô cùng tráng lệ... Hồ Mây Núi vốn là những hầm do khai thác đá xây dựng lâu ngày mà thành. Ngày nay là những hồ nước sâu trong vắt, phản chiếu mây trời tuyệt đẹp.
Trong những năm trở lại đây, tỉnh rất chú trọng khai thác các tiềm năng du lịch, đặc biệt hơn cả là khu du lịch núi Bà en. Ma Thiên Lãnh đang từng bước được giới thiệu như là một điểm phải đến trong bản đồ du lịch tỉnh nhà. Mong rằng, các nhà đầu tư cũng như chính quyền địa phương hết sức chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường cũng như thảm thực vật ở đây, để Ma Thiên Lãnh mãi mãi là một nơi trong lành, xanh đẹp của tỉnh nhà.
Vạn người tới Ninh Bình ngắm bức tranh "mục đồng thổi sáo" khổng lồ Tuần du lịch Ninh Bình đã thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đổ về tham quan, trải nghiệm, tận thấy bức tranh "mục đồng thổi sáo" khổng lồ trên cánh đồng lúa chín vàng Tối 1-6, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam...