Tham quan núi Minh Đạm Bà Rịa -Vũng Tàu
Núi Châu Long – Châu Viên nằm ở Đông Nam huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dài 8km, điểm cao nhất 355m,cách thị xã Bà Rịa khoảng 30km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km.
Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm, dọc theo chân núi là bãi biển chạy dài từ đông sang tây qua núi Thùy Vân.
Năm 1948, để tưởng nhớ hai vị Bí thư huyện ủy Long Điền là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm đã anh dũng hi sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên là núi Minh Đạm. Năm 1993 khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (này là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cách mạng theo Quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 01 năm 1993. Căn cứ gồm 04 khu vực chính: Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng và chùa Viên. Hiện nay khu vực Đá Chẻ nằm trong khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ đã được đầu tư, tôn tạo thành điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với những chuyến du lịch về nguồn. Di tích bao gồm Đền thờ 2642 vị anh hùng liệt sỹ và nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, nhà truyền thống, 04 hang: Hanh Huyện Ủy, hang huyện Đội, Hang Thị Xã và Hang Quân y.
Sau khi thắp hương cho các liệt sĩ tại đền thờ liệt sĩ Minh Đạm, khách có thể theo đường mòn đi tham quan các khu vực hang động nằm sâu trong núi, nơi đã từng diễn ra các hoạt động ăn ở, hội họp của các quân và dân huyện Long Đất qua 2 kỳ kháng chiến.
Video đang HOT
Minh Đạm hôm nay đã trở thành điểm du lịch lý tưởng cho nhiều loại hình du lịch như: sinh thái, dã ngoại leo núi và du lịch về nguồn tìm hiểu lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay
Tham quan làng du lịch dưới chân núi Hồng (Tuyên Quang)
Không giống với sự đô thị hóa của các khu du lịch khác trong cả nước, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Sơn Dương) vẫn giữ được vẻ hoang sơ, lãng mạn vốn có.
Cả quần thể di tích được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn, cùng bản sắc văn hóa dân tộc Tày độc đáo. Điều đó giúp cho du lịch homestay ở Tân Lập - thôn ở "vùng lõi" của khu di tích, nằm ngay dưới chân núi Hồng ngày càng nở rộ, hấp dẫn du khách.
Tân Lập ngày ấy... bây giờ
Những ngày tháng 5 lịch sử này, theo dấu chân Bác Hồ ngày xưa, chúng tôi trở về thôn Tân Lập. Nhìn qua bóng cây đa lịch sử, xuyên qua những cánh đồng lúa chín vàng, làng dân tộc Tày sống quần tụ dưới chân núi Hồng với những nếp nhà sàn lợp lá cọ truyền thống hiện lên thật đẹp. Theo các cụ cao niên trong làng kể, Tân Lập trước kia có tên là Kim Long, tức "Rồng vàng" với 23 nóc nhà. Câu ca xưa miêu tả rõ quang cảnh của làng: "Kim Long cảnh đẹp như tiên/Ai mà đến đó thì quên đường về".
Trong tâm khảm của người Việt, cây đa, bến nước, sân đình là những thứ thân quen, thiêng liêng của văn hóa làng xã Việt Nam. Dân gian thường nói "thần cây đa, ma cây gạo". Tín ngưỡng thờ đa thần của người Tày, trong đó có tục thờ thần cây được thể hiện rõ nét ở Tân Lập. Ngoài giữ gìn cây đa Tân Trào tỏa bóng linh thiêng. Dân làng còn chọn đất tốt dựng đình Kim Long, nay là đình Tân Trào. Đình thờ Thành hoàng làng, hàng năm người dân trong làng vẫn đều đặn tổ chức Lễ hội Cầu mùa, chơi tung còn với ước vọng của dân làng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, khỏe mạnh.
Dẫn chúng tôi đi tham quan làng Tân Lập, Chủ tịch UBND xã Tân Trào Hoàng Cao Khải cho biết, làng hiện nay có 182 hộ với 802 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Tày. Năm 2005, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt xây dựng, bảo tồn làng Tân Lập thành Làng văn hóa du lịch cộng đồng. Vì vậy, xã đã quyết liệt bảo tồn được 33 ngôi nhà sàn truyền thống. Nhiều người trong thôn vẫn muốn làm nhà sàn, nhưng hiện nay nguồn gỗ khan hiếm. Gần đây, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Tân Lập có tổng cộng 20 ngôi nhà sàn được hỗ trợ trên 2 tỷ đồng làm mới và sửa chữa theo kiểu bê tông cốt thép. Trong đó, có 11 nhà sàn của người Tày được hỗ trợ từ 100 đến 200 triệu đồng/nhà và 9 nhà được hỗ trợ 32 triệu đồng/nhà.
Từ khi làng Tày bên dòng suối Khuôn Pén được "phục dựng", diện mạo làng Tân Lập bề thế, bản sắc hẳn. Đường bê tông nông thôn được trải vào tận ngõ, buổi tối "ánh sáng đường quê" được thắp lên. Sóng wifi hầu như nhà nào cũng có. Biết áp dụng cái văn minh hiện đại của công nghệ vào cuộc sống, song người dân làng Tân Lập luôn giữ gìn, phát huy tốt bản sắc văn hóa của mình.
Homestay - hướng đi đã mở
Tân Trào "Trung tâm Thủ đô lâm thời, trái tim của cách mạng Việt Nam" đang hướng tới trở thành khu du lịch quốc gia. Lượng khách về nguồn ngày một nhiều. Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào nói, nếu năm 2010 khu di tích đón 350 nghìn lượt khách, thì năm 2018 tăng lên trên 750 nghìn lượt khách. Trong đó, có hàng nghìn lượt khách đã ăn uống, lưu trú homestay tại làng Tân Lập. Đây là điều kiện thuận lợi cho du lịch homestay ở địa phương phát triển.
Đến homestay nhà ông Trương Văn Vần, thôn Tân Lập, gia đình đang đón 30 khách của Tập đoàn Masan đăng ký ngủ homestay, với giá 50 nghìn/người/đêm. Nhiều du khách tỏ ra thích thú với kiểu ở dân giã này. Ông Vần bảo, gia đình ông được hỗ trợ 200 triệu đồng để làm nhà sàn bê tông giả gỗ. Sau khi làm xong, ông bàn với vợ con đầu tư thêm chăn, màn, công trình vệ sinh, dụng cụ nấu ăn để làm du lịch homestay. Lúc đầu làm rất bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm. Được Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổ chức Jica Nhật Bản, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cử cán bộ tập huấn cách làm du lịch homestay cho các hộ, kinh nghiệm làm du lịch của các hộ ngày càng "vỡ" ra. Mới đây, nhiều hộ trong thôn được mời đi tham quan các làng du lịch homestay tiêu biểu trong cả nước. Qua chuyến đi thực tế này, tính chuyên nghiệp trong làm du lịch homestay ở Tân Lập được nâng lên một bước.
Người được cho là đầu tư mạnh tay nhất cho du lịch homestay của Tân Lập chính là hộ anh Hoàng Văn Nhiên. Ngoài bảo tồn một ngôi nhà sàn gỗ, anh còn làm thêm một ngôi nhà sàn bê tông cốt thép giả gỗ bề thế trị giá trên 1 tỷ đồng. Vừa phục vụ chỗ ngủ bình dân, gia đình anh còn mở nhà hàng ăn uống, phục vụ khoảng 200 - 300 khách/ngày. Nhiều khách ngủ tại nhà khác trong làng, nhưng lại thích ăn uống tập trung tại nhà anh cho tiện. Gặp ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng đoàn Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Hải Dương về nguồn. Hôm nay, đoàn của ông đặt gần 20 mâm cơm với gạo "kén" Tân Trào, rượu hai lần nếp, gà ta, xôi ngũ sắc, cá suối, trám kho thịt lợn, rau rừng, bi chuối nộm tại quán anh Nhiên. Buổi tối, đoàn khách đặt thêm nồi cháo lươn, rồi đốt lửa trại, giao lưu cùng đội văn nghệ của thôn. Giữa đất trời Tân Lập, cả đoàn ai cũng phấn chấn, thư giãn giữa khung cảnh núi rừng Việt Bắc.
Triển vọng du lịch homestay ở Tân Lập còn rất lớn. Chủ tịch UBND xã Hoàng Cao Khải cho rằng, trong thôn có nhiều địa danh tiêu biểu như: Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào, nhà ở của các cụ Nguyễn Tiến Sự, Hoàng Trung Dân... Trong tháng 5 này, Trung ương phối hợp với tỉnh làm lễ khởi công công trình Nhà lưu niệm các bậc tiền bối ở Tân Trào tại thôn Tân Lập. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta, địa chỉ đỏ tham quan hấp dẫn của du khách. Vì vậy, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thôn Tân Lập phát triển du lịch homestay. Trong đó, chú trọng giữ gìn kiến trúc nhà sàn, phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa, trang phục, ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, tín ngưỡng của đồng bào Tày.
Tân Lập đã hội đủ những yếu tố để trở thành làng homestay đặc sắc. Bên cạnh một "kho di sản" khổng lồ, thôn còn có bản sắc của đồng bào Tày, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Tuy nhiên, để ngày càng thu hút du khách, các hộ phải đoàn kết, tự nâng cao chất lượng dịch vụ, có cách làm bài bản, sáng tạo. Đặc biệt là luôn giữ được bản sắc. Đây chính là vấn đề "sống còn" của các làng homestay trong thời kỳ hội nhập.
Tham quan chùa Non Nước Hà Nội Chùa Non Nước có tên chữ Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh và những xóm làng trù phú của...