Tham quan những trường đại học “đẹp như mơ” ở “xứ sở chuột túi”
Đến thăm các trường đại học ‘đẹp như mơ’ tại ‘xứ sở chuột túi’ có thể là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời.
Nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm khác lạ trong hành trình du lịch những thành phố lớn của Australia, đến thăm các trường đại học (ĐH) ‘đẹp như mơ’ có thể là một sự lựa chọn khiến bạn rất hài lòng.
VOV.VN xin giới thiệu với các bạn một số địa chỉ hàng đầu: ĐH Sydney (thành phố Sydney), ĐH Queensland (thành phố Brisbane) và ĐH Melbourne (thành phố Melbourne).
1. ĐH Sydney
ĐH Sydney là trường đại học lâu đời nhất Australia, có từ thế kỷ XIX. Trường là một trong 3 ĐH hàng đầu của nước Úc và nằm trong top 50 trường ĐH tốt nhất thế giới theo xếp hạng của QS World Ranking. Tọa lạc tại thành phố Sydney với phân hiệu chính của trường trải dài trên 2 khu ngoại ô Camperdown – Darlington, Đại học Sydney thường được coi là khuôn viên trường ĐH đẹp nhất tại Australia và là một trong 10 khu học xá đẹp nhất trên thế giới theo đánh giá của The Times Higher Education.
ĐH Sydney.
Các tòa nhà trung tâm của Trường được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc của các trường đại học truyền thống của Anh như ĐH Oxford và Cambridge, nhưng được xây dựng với đá sa thạch khai thác tại nước Úc. Nằm ở khu vực trung tâm của Trường là một tòa nhà hình chữ nhật với tháp chuông cao ở cửa vào chính.
Tòa nhà có tên Quadrangle, xây dựng bằng đá sa thạch (sandstone) màu vàng nâu, tất cả tọa lạc trên một đỉnh đồi. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Edmund Blacket và hoàn thành vào năm 1862, Quadrangle là điểm nhấn mang phong cách tân gothic của Trường, rất nổi bật trên nền thảm cỏ rộng và bầu trời trong xanh của Sydney.
Tòa nhà Quadrangle, ĐH Sydney.
Đại học Sydney cũng có nhiều tòa nhà học xá được xây dựng mới mang phong cách hiện đại nhưng vẫn phù hợp với cảnh quan chung. Trường cũng từng giành được một số giải thưởng kiếntrúc cho các tòa nhà học xá mới xây dựng này.
Video đang HOT
Trụ sở mới của Khoa Kinh doanh, ĐH Sydney.
2. ĐH Queensland
ĐH Queensland là trường đại học lâu đời nhất của bang Queensland với hơn 100 năm lịch sử. Trường cũng là một trong 8 ĐH hàng đầu của nước Úc và nằm trong top 50 trường ĐH tốt nhất thế giới theo xếp hạng của QS World Ranking. Phân hiệu chính của trường đặt tại vùng ngoại ô xinh đẹp St. Lucia, thành phố Brisbane. Khuôn viên rộng 114 hecta của trường nằm trên một bán đảo, được vây quanh 3 phía bởi sông Brisbane.
ĐH Queensland được bao bọc bởi dòng sông Brisbane (Nguồn: Skyepics)
Điểm nhấn trung tâm của trường là khu vực Great Court. Đây là một hệ thống các tòa nhà và hành lang kết nối, khép kín tạo thành hình bán nguyệt; không gian ở giữa là cây xanh và thảm cỏ rộng rãi, là địa điểm cho các hoạt động tập thể của sinh viên trong trường.
Khu vực Great Court, ĐH Queensland.
Khu vực Great Court, ĐH Queensland.
Cảnh quan của Trường còn được tô điểm với ba hồ nước, một trung tâm thể thao dưới nước, hệ thống sân tennis và tám sân điền kinh hình bầu dục với một khán đài 600 chỗ ngồi. Cầu Eleanor Schonell (còn gọi là ‘Green Bridge’) kết nối ĐH Queensland với bờ kia sông Brisbane cũng là một điểm nhấn kiến trúc cho khuôn cảnh của Trường. Cầu chỉ dành cho xe buýt, người đi bộ và đi xe đạp để khuyến khích giảng viên, sinh viên của Trường ưu tiên những hình thức giao thông thân thiện với môi trường.
Khoảng tháng 10 hàng năm, khuôn viên ĐH Queensland lại rực rỡ sắc màu tím của hoa jacaranda (phượng tím), nổi bật trên những tòa nhà được xây bằng đá sa thạch màu vàng nâu đặc trưng. Màu tím jacaranda thậm chí còn được chọn làm màu thương hiệu của ĐH Queensland.
Hoa jacaranda (phượng tím) trong khuôn viên ĐH Queensland (Nguồn: Pinterest).
Du khách có thể lựa chọn hình thức đi chuyển thú vị khi đến thăm Trường; đó là đi tuyến phà chở khách công cộng có tên ‘CityCat’/'SpeedyCat’ dọc theo sông Brisbane. Hành trình từ trung tâm thành phố Brisbane đến ĐH Queensland là khoảng 15-30 phút với điểm cuối chính là ĐH Queensland – St. Lucia.
Phà CityCat/ SpeedyCat.
3. ĐH Melbourne
Trường đại học lâu đời thứ hai ở Úc, Đại học Melbourne bao gồm 12 trường nội trú (residential college) và khu học xá chính ở Parkville. Tại Phân hiệu chính Parkville này, bạn có thể ngắm nhìn một sự kết hợp hoàn hảo giữa những kiến trúc xây bằng đá sa thạch cổ điển, các kiến trúc đương đại, các thiết kế thân thiện với môi trường và không gian xanh. Janet Clarke Hall, Trinity College và Ormond College là những kiến trúc nổi bật với các tòa nhà được xây dựng từ thế kỷ 19. Thư viện mang tên Baillieu, được mở cửa vào năm 1959, được coi là một điều kỳ diệu của thế kỷ 20 với những bức tường có thể di chuyển được.
ĐH Melbourne (Nguồn: Univerity of Melbourne).
Nằm ngay sát trung tâm của thành phố Melbourne – thành phố liên tục nhiều năm được bình chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới, ĐH Melbourne được đông đảo du khách tìm đến bởi rất nhiều hoạt động văn hóa như các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật./.
Cắt bỏ hàng nghìn nụ hoa hồng và hoa tulip, tránh du khách tập trung tham quan
Mới đây, Nhật Bản đã quyết định cắt bỏ hàng chục nghìn nụ hoa hồng và hoa tulip để ngăn du khách đến tham quan, trong bối cảnh dịch Covid-19 ở 'xứ sở hoa anh đào' đang diễn biến phức tạp.
Hơn 100.000 hoa tulip đã được san bằng tại Quảng trường Sakura Furusato để hạn chế khách du lịch tập trung nơi đông người. (Ảnh: Reuters)
Tại Công viên Yono, Tokyo (Nhật Bản), các công nhân đã thực hiện việc cắt bỏ nụ hoa hồng trên 3.000 cây để tránh du khách tập trung tham quan, chụp ảnh. Lễ hội hoa hồng thường niên được tổ chức vào tháng 5 tại công viên Yono, quận Chuo, phía bắc Tokyo đã bị hủy bỏ. Công viên vẫn mở cửa đón du khách nên chính quyền thành phố quyết định cắt bỏ hàng chục nghìn nụ hoa. Điều này khiến người dân và du khách không đổ xô tới ngắm hoa, chụp ảnh trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Công viên trồng 180 giống hoa hồng và chúng sẽ nở rộ vào hai tuần cuối tháng 5. Hiện các nhân viên công viên đang dùng kéo cắt bỏ hết nụ hoa. Người quản lý công viên và cây xanh ở Chuo cho biết, cảm thấy xót xa khi phải cắt bỏ nụ hoa như vậy. Công việc dự kiến sẽ hoàn thành trong một tuần.
Khách du lịch có thể phải đợi Người đến Lễ hội hoa hồng ở Công viên Yono vào năm sau. (Ảnh: Getty Images)
"Những bông hồng đẹp nhất của chúng tôi thu hút du khách thưởng lãm. Cắt bỏ hết nụ hoa là lãng phí nhưng cần làm để ngăn chặn lây lan Covid-19", một người dân 76 tuổi, đến từ quận Omiya, thành phố Saitama bày tỏ.
Trong khi đó, tại thị trấn Sakura, cách Tokyo khoảng 50 km, chính quyền địa phương đã "san bằng" 100.000 cành hoa tulip và hủy lễ hội hoa trước tình trạng người dân tập trung đông đúc, bất chấp các khuyến cáo cách giãn xã hội.
"Rất nhiều du khách đến ngắm vườn hoa tulip đỏ, hồng vào cuối tuần, tại công viên Sakura Furusato Hiroba rộng 7.000 m2, cảnh tượng trở nên đông đúc và buộc lòng chúng tôi phải cắt hoa", Sakiho Kusano, quan chức phụ trách du lịch địa phương trả lời Reuters. Những nhánh hoa tulip bị cắt sẽ được tặng lại cho các trường mẫu giáo địa phương.
Đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận 13.231 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, có 1.656 người đã được điều trị khỏi và 360 trường hợp tử vong. Trước đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã ban bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19 trên đất nước, khuyến cáo người dân chỉ ra đường khi cần thiết và có sự giám sát chặt chẽ việc cách ly xã hội.
Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike yêu cầu người dân thủ đô giảm tần suất mua sắm thực phẩm, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus trong các siêu thị, khu mua sắm. Bà cho biết, kỳ nghỉ lễ Tuần lễ vàng Nhật Bản bắt đầu từ 29-4 đến 6-5 là cơ hội người dân ở nhà và sớm cùng chính quyền đẩy lùi đại dịch.
KHANG KHANG (tổng hợp)
Cấm đồng rupee 'vượt biên' và các quy định xuất nhập cảnh lạ Một số đồ vật hết sức bình thường nhưng lại bị tịch thu khi nhập hoặc xuất cảnh ở các nước, Ấn Độ cấm đồng rupee "vượt biên" hay du khách không được mang kẹo cao su vào Singapore... Ảnh: Pexels. Đầu tiên, kể đến một số mặt hàng bị cấm mang ra khỏi đất nước: Vòng tay, mặt dây chuyền và trâm...