Tham quan những phiên chợ “nổi” nổi tiếng
Chợ Vĩnh Long nước ta cũng có mặt trong danh sách những phiên chợ nổi thu hút khách tham quan khắp thế giới đấy các bạn, hãy cùng ghé thăm nhé!
Chợ nổi Damnoen Saduak – Thái Lan
Chợ nổi Samnoen Saduak rất đông du kháchở khắp mọi miền.
Chợ nổi Damnoen Saduak cách thành phố Bangkok 100km là một khu chợ nổi trên sông rất nổi tiếng của Thái Lan. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng và dĩ nhiên chúng đều được bày bán trên thuyền. Từ các món nữ trang bằng bạc tinh xảo, các bộ quần áo thời trang đến các hàng quà lưu niệm, thậm chí là những món ăn rất đời thường đều được các chủ thuyền chèo khắp con kênh để giới thiệu với du khách
Những con thuyền chở đầy đồ ăn
Nếu đến Thái Lan mà chưa ghé thăm chợ nổi Damnoen Saduak thì quả là một điều đáng tiếc!
Chợ Vĩnh Long, Việt Nam
Vĩnh Long – Chợ hoa bên sông Cổ Chiên
Phiên chợ nổi tiếng này nằm trên sông Cổ Chiên, là trung tâm buôn bán trái cây của nhân dân địa phương. Hoa quả hay các loại hàng hóa khác nhập từ khu chợ này chất lượng rất tốt mà giá cả không đắt đỏ như chợ Damnoen Saduak ở Thái.
Du khách cũng có thể chiêm ngưỡng những nét đẹp của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và mua ít đặc sản nổi tiếng của vùng.
Phiên chợ Vĩnh Long tấp nập với đa dạng các mặt hàng
Điểm trung tâm chính của Vĩnh Long là xã Bình Hòa Phước, du khách tới đây sẽ có dịp thưởng thức những loại hình nghệ thuật, nhã nhạc hay nhạc dân gian đã trở thành nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở Việt Nam
Chợ nổi Nativitas, Xochimilco, phía Nam Mexico
Nativitas được biết đến bởi những con thuyền xinh đẹp và kênh đào Xochimiloco. Phiên chợ thực sự là một nơi thu hút du khách đến tham quan.
Video đang HOT
Nativitas, Xochimilco được công nhận là di sản văn hóa Thế giới
Nếu bạn biết chút ít tiêng Tây ban Nha và khéo léo trong việc mặc cả thì bạn có thể chọn được một món đồ yêu thích với giá rất phải chăng.
Ngoài ra bạn còn có dịp tham dự vào những ban nhạc dân gian ở địa phương hay lắng nghe những người chơi Marimba tài năng đầy hấp dẫn.
Chợ nổi Muara Kuintrên sông Barito
Sông Barito nhộn nhịp thuyền chở hàng ngược xuôi
Banjarmasin, phía Nam Kalimantan, Indonexia được biết đến là thành phố của hàng ngàn dòng sông. Thành phố này có một đặc điểm rất thú vị. Đó là có một khu chợ nổi Muara Kuin ở trên dòng sông Barito, trên cửa sông Muara Kuin. Những người buôn bán mang các loại hàng hóa bằng “jukung” (một loại xuồng nhỏ).
Chợ Punda Side, Willemstad ở Curacao
Phiên chợ diễn ra khá yên tĩnh trên sông
Khác với 4 phiên chợ trên, phiên chợ này không đông đúc tấp nập mà chỉ có những đoàn tàu thuyền nhỏ đến từ Venezuela và mang tới nguồn cá tươi, rau thơm, gia vị, hoa quả tươi cũng như nhiều mặt hàng giá tốt khác. Nó nằm phía nam cầu Queen Juniana ở Willemstad Curacao.
Lênh đênh vẻ đẹp chợ nổi Cần Thơ ngày giáp Tết
Từ các loại trái cây, thịt, tôm, cá cho đến vé số, cà phê đều được mua bán tấp nập qua lại trên sông bằng chiếc ghe là hình ảnh chợ nổi tuyệt đẹp mang "bản quyền" riêng của sông nước miền Tây.
Nhộn nhịp mua bán ở chợ nổi Phong Điền.
Dập dềnh sông nước
Gần 5h, khi bóng người chỉ nhìn thấy bóng mờ mờ trong đêm, chúng tôi ra bến Ninh Kiều. Chẳng nhìn thấy gì nhưng cảm giác thật lạ khi đi trong cái se lạnh và ngửi mùi tanh tanh của sông nước. Đón chúng tôi là một chị đậm đậm người, không nhìn rõ mặt chỉ nghe thấy giọng nói ngọt ngào của miền Tây "Anh chị ngồi cẩn thận, em quay ghe đi "gồi" nha". Chị kéo máy, ghe bắt đầu chạy.
Lần đầu tiên được đi ghe, tôi cảm giác như bị nhấn chìm xuống giữa dòng sông Hậu mênh mông, hiền hòa, tĩnh lặng vậy. Màu trời lờ mờ hòa với màu nước xanh đen tạo nên không gian huyền bí. Tuy nhiên, chốc chốc cảm xúc bị "xé tan" khi bất chợt có một chiếc tàu hoặc ghe khác "bành bạch" tiếng máy nổ chạy qua và để lại sau đó ghe chúng tôi bị chòng chành theo sóng nước.
Chị chủ ghe thông báo, chợ nổi Cái Răng gần nhất cách thành phố Cần Thơ khoảng 5km, nghĩa là mất khoảng gần 1 tiếng đi ghe. Tôi không quan tâm lắm đến thời gian vì vẫn đang bị choáng ngợp trong không gian khác lạ này và thỉnh thoảng tôi còn cho tay xuống nước vớt lên được một mảng lục bình trôi. Đi được khoảng chừng 45 phút, chị chủ ghe cho áp sát ghe vào một nhà nổi bên sông. Chị thông báo "Đợi chút xíu, em mua xăng" rồi chị ới chủ "cây xăng" bán cho 2 chai. Lúc này, tôi cũng đã nhìn rõ hơn khuôn mặt đầy tròn, trắng trẻo của "người vận chuyển". Anh bạn tôi thốt lên "Đúng là gái miền Tây có khác".
Tấp nập bán mua
"Đến chợ "gồi" anh chị ơi", chị chủ ghe thốt lên. Chúng tôi phóng mắt nhìn ra xa thấy có đến cả trăm chiếc tàu, thuyền, ghe đủ loại đang tụm lại một góc sông. Vậy là cuối cùng chiếc ghe lừ đừ, bành bạch tiếng máy nổ cũng đã tới chợ nổi Cái Răng. Choáng ngợp hơn khi chiếc ghe chúng tôi đi trở nên bé tí trước những chiếc thuyền lớn đang giao dịch mua bán tại đây. Chúng tôi không nghe hết được câu chuyện họ đang trao đổi, chỉ thấy ai cũng khẩn trương lấy rồi đưa hàng liên tục. Nào dưa hấu, trái thơm, củ sắn... cho tới những ly cà phê, bát hủ tíu, vé số đều di chuyển không ngừng. "Anh chị đi đúng mùa đấy. Sắp tết "gồi" nên chợ đông lắm. Mua nhiều lại còn "gẻ" nữa", chị chủ ghe khoe.
Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ thường ngày là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn, mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Trong những ngày giáp tết này không khí mua bán của thương nhân trên ghe còn náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chợ sẽ không hoạt động vào chính Tết mà chỉ họp trở lại sau ngày mùng 2.
Lưu luyến chia tay chợ Cái Răng, chúng tôi tiếp tục hành trình tới chợ nổi Phong Điền theo sự hướng dẫn của chị chủ ghe. Chợ Phong Điền nằm ngay ngã ba sông, nơi sông Cần Thơ phân lưu khỏi sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Đây là thời điểm mặt trời bắt đầu ló rạng, cảnh vật sông nước bỗng lung linh, tươi thắm hơn.
Hai bên sông, người dân bắt đầu sinh hoạt cho ngày mới với cảnh vo gạo, rửa rau... Đi thêm một đoạn nữa là có người giặt quần áo, thậm chí có chị "vô tư"... tắm. Tất cả hòa quyện tạo nên bức tranh quê chân thực, bình dị, êm đềm chỉ có riêng tại miền Tây.
Sau hơn 2 giờ đi ghe, chúng tôi đến với chợ nổi Phong Điền. Khác với chợ Cái Răng, ở đây chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ nên không có tập trung nhiều tàu, thuyền lớn. "Cho em trái bí"; "Trả tiền tô hủ tíu này"; "Cà chua hôm nay nhiêu ký?"... tiếng trao đổi, mua bán của bà con rộn vang cả góc trời.
"Cô chuẩn bị tết thế nào rồi?", tôi hỏi. "Đang đi chợ mua đồ đây. Tết làm bình thường thôi nhưng cũng phải sắm dần từ giờ. Sát ngày lại mua tiếp", một cô vừa cầm trái thơm lên kiểm tra vừa chia sẻ. "Người dân ở đây thật bình dị, thật thà", tôi nghĩ bụng. Chị chủ ghe cho biết thêm "Bình thường chợ diễn ra từ 5 - 9 giờ, nhưng mấy hôm nay tết nên diễn ra sớm và kết thúc muộn hơn. Đến ngày 30 cơ, đông lắm".
Trở về từ chuyến đi này, sau 2 ngày tôi vẫn còn cảm giác chòng chành, dập dềnh theo từng con sóng nước. Tiếng người buôn bán, tiếng ghe máy nổ át nhau... đã làm tôi thực sự hiểu, vì sao chợ nổi Cần Thơ hàng ngày lại là địa chỉ hấp dẫn khách du lịch đến thế.
Một số hình ảnh chợ nổi ở Cần Thơ:
Chợ nổi ở Cần Thơ bắt đầu họp từ lúc nhìn... chưa rõ mặt người.
Chợ nổi Cái Răng chủ yếu dành cho các lái buôn.
"Thương nhân" co ro trong cái se lạnh buổi sáng.
Đầy đủ các loại Hủ tíu, phở, cà phê, vé số...
Mặt trời mọc trên sông Hậu.
Chợ Phong Điền.
Đầy đủ các loại trái cây, nông sản miền Tây được bán những ngày giáp Tết.
Động tác tung - hứng này chỉ có ở chợ nổi miền Tây.
Một số chợ nổi nổi tiếng ở Việt Nam: - Chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. - Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), Phụng Hiệp là tên của huyện, còn địa điểm họp chợ là giao điểm của bảy nhánh sông. - Chợ nổi Châu Đốc (An Giang) gần thị xã Châu Đốc. - Chợ nổi Cái Răng: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng. Tương lai chợ nổi Cái Răng sẽ trở thành chợ trung tâm tự sản tự tiêu lớn nhất vùng. - Chợ nổi Phong Điền: Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 17 km, đây là nơi mua bán sản phẩm miệt vườn. Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên.
Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những vị khách bí ẩn ở chợ đêm trên sông Chợ họp từ chập tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau là tan. Đoàn thuyền neo đậu ở đâu là chợ họp ở đó. Chợ nổi là nơi trao đổi hàng hóa của đồng bào sống ven sông Đà. Chợ thuyền trên sông Thủy điện Hòa Bình xây dựng khiến 18 xã của Hòa Bình và cả chục xã của Sơn La...