Thăm quan Nhà thờ Cái Mơn
Không quá đồ sộ về kiến trúc, không thật sự công phu trong từng đường nét, nhưng nhà thờ Cái Mơn lại thu hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa kiến trúc hình khối với thiên nhiên xanh của vùng đất được mệnh danh là “thủ phủ của hoa trái”.
Theo sử sách ghi lại, từ năm 1700, Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phan-xi-cô.
Ông Hải, cư dân Cái Mơn nói.
“Cái nhà thờ này coi như là nhà thờ cũng như là cái trung tâm. Trung tâm nhà thờ lớn. Rồi bên cạnh đó là cũng như có những nhà thờ là nhỏ hơn, là nó nằm cũng như là xung quanh nhà thờ lớn này, coi như là nhà thờ nhỏ. Coi như là xung quanh nhà thờ lớn này là cách khoảng bốn, năm cây số là có nhà thờ nhỏ hết”.
Cha sở Cái Mơn lâu năm nhất là cha Gernot, người Pháp, giáo dân Việt gọi là cha Quý. Ông nhận chức cha sở Cái Mơn suốt 48 năm từ năm 1864 đến 1912. Ông chính là người cho xây nhà thờ Cái Mơn tồn tại đến ngày nay.
Ông Cao Hoài Nghi, một giáo dân chia sẻ.
“Cái đây là dân Đạo ngày xưa, cũng lâu lắm rồi, chắc cũng ngoài cả trăm, hơn một trăm năm rồi. Dạ theo mình hiểu như vậy thôi…”.
Những ngày còn lại của tháng Chạp, các trang trí chào đón Giáng sinh vẫn được giữ lại để chuẩn bị đón xuân mới. Cái Mơn là quê hương của học giả Trương Vĩnh Ký, người có công truyền bá chữ Quốc ngữ, nên đa số các thừa sai trẻ người Pháp sang Việt Nam giảng đạo đều tới Cái Mơn để học tiếng Việt. Ông Nghi nói tiếp.
“Nói về Bến Tre, nhà thờ Cái Mơn cũng là nổi tiếng, nhất là nhà thờ Cái Mơn… Mình đi xa xa thấy cái lầu chuông là biết nhà thờ Cái Mơn, đặc trưng là nó cao, đẹp… Mình đi cách chừng cây, cây số là mình thấy cái nóc nhà thờ này”.
Về mặt địa lý, nhà thờ Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre là thị tứ sầm uất, nơi buôn bán, giao lưu khá tấp nập. Đây còn là một nơi sản xuất các loại cây giống và cây cảnh, có nhiều người có kỹ thuật ươm cây, ghép cây ăn quả nổi tiếng.
Theo voa
Hoa kiểng Tết Cái Mơn
Làng hoa kiểng Cái Mơn đến nay đã gần 100 tuổi đời và được sản xuất theo phương thức cha truyền, con nối. Hàng năm, cứ đến tháng Chạp, tức tháng mười hai âm lịch, là nơi đây bắt đầu được nhắc tới là một địa chỉ nổi tiếng cung cấp hoa kiểng Tết cho cả nước.
Nhà nông canh tác tính theo lịch âm. Bà Trinh, nông dân trồng hoa, cho biết: "Từ hồi mình trồng là năm tháng tám, bắt đầu hai mươi tháng tám mình xuống. Xuống rồi là tới khoảng tới đầu tháng Chạp thì nó hé hé vầy nè... Tính ra là cũng bốn tháng đó". Mặc dù thổ nhưỡng ở Cái Mơn thích hợp trồng hoa kiểng, song việc chăm sóc vào những thời gian chuẩn bị bán Tết lại rất cực. May mắn là mùa hoa kiểng đang có thời tiết thuận lợi, nên không gặp chuyện hoa nở sớm như mùa Tết năm ngoái. Hoa cúc hiện mới sang nụ vàng, các loại hoa kiểng khác vẫn đang mướt xanh. Bà Trinh kể tiếp: "Dưỡng lá rồi dưỡng bông luôn.
Lúc rày hổng xịt là sâu dữ lắm. Tới tháng này là cái mùa rầy với lại sâu bệnh dữ lắm, nên mình cũng phải dưỡng nó hoài vậy đó... Cũng cực chứ, tại vì trồng là phải đeo dữ lắm. Là mình xuống rồi bắt đầu mình chăm nó suốt luôn, cứ cách bữa, hai bữa là mình xịt thuốc, tưới phân. Tưới phân cho tới ngày gần tới giao thì mình mới ngưng". Một cái cực nữa ở mùa hoa kiểng Tết năm nay, đó là bất ngờ nước mặn theo các nhánh sông chính xâm nhập sâu vào đất liền, khiến nhiều nhà vườn ở Cái Mơn cứ tưởng trở tay không kịp. Đây là hiện tượng bất thường, vì mọi năm phải sau Tết thì mới vào mùa hạn mặn. Bà Trinh cho biết: "Nếu mà mình không kịp, cũng có một số người cũng bị, tưới cái lá nó bị hư, quéo lá, bông không nở luôn. Người ta cũng có bị hư. Ở đây thì cũng nhờ có đài báo, mình phát hiện sớm mình đóng cống ngoài lại thì cũng đỡ. Trong đây nhờ ở nhà cũng có mương nhiều đó, mình chứa mình xài đủ". Tạm gác qua nỗi lo ngập mặn, theo ông Tư thì mọi chuyện vẫn chưa nói được gì. "Cũng chưa biết sao nữa, không biết năm nay ra sao, chuyện đó không biết được. Thường thường là lối từ mùng mười trở lên, số người ta giao sớm chút là số giao Hà Nội".
Nhà vườn Cái Mơn nói rằng nhờ không bị mưa nghịch mùa nên hoa kiểng sẽ nở đúng dịp Tết. "Năm nay đỡ hơn mọi năm là ít có mưa nghịch mùa đó..." "Năm nay thì tương đối hơn năm rồi". Những ngày này, người xứ Cái Mơn đang tất bật với việc chăm sóc hoa kiểng. Thế nhưng nhịp sống ở làng nghề trăm năm xem ra vẫn tự tại, thong dong với cuộc đời. Tháng Chạp rồi sẽ qua đi để hoa kiểng Cái Mơn cùng đón Tết về.
Theo VOA
Thăm thánh đường La Vang Chúng tôi đến thăm nhà thờ La Vang ở ngoại ô thị xã Quảng Trị. Trong ký ức của tôi vẫn còn in đậm hình ảnh khu nhà thờ này đổ nát điêu tàn trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bây giờ, ngoài tháp chuông cũ bị đạn bom tàn phá còn lại như một dấu tích thời gian, trên nền đất...