Thăm quan nhà máy trực thăng lâu đời nhất của Nga
Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy trực thăng Ulan-Ude là nơi sản xuất hàng ngàn chiếc máy bay lên thẳng cho Quân đội Liên Xô và Nga.
Nhà máy trực thăng Ulan-Ude là một trong những nhà máy hàng không lớn và lâu đời nhất của Nga hiện nay. Đi vào hoạt động từ năm 1939 trong Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến tận ngày nay, Ulan-Ude hiện là nơi chế tạo các dòng trực thăng vận tải đa năng Mi-8 cũng như Mi-171 lớn nhất của Nga. Đây cũng là nhà máy đầu tiên của Nga chế tạo dòng trực thăng vận tải Mi-8AMTSH-VA cho Quân đội Nga hoạt động tại Bắc Cực.
Trong năm 2015, nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude đã bắt đầu chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga những chiếc Mi-8AMTSh-VA đầu tiên và số trực thăng này được thiết kế đặc biệt để có hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực.
Một đại diện của Công ty trực thăng Nga cho hay, Mi-8AMTSh cụ thể hơn là các biến thể Mi-8AMTSh-V và Mi-8AMTSh-VA sẽ là một trong những nền tảng trực thăng tương lai của Quân đội Nga. Dù về mặt thiết kế Mi-8AMTSh vẫn khá giống các phiên bản Mi-8 trước đó nhưng nó lại trang bị lại toàn bộ các trang thiết bị điện tử, động cơ, vật liệu chế tạo cũng như được tích hợp thêm khả năng lái tự động.
Bên cạnh đó phi hành đoàn của Mi-8AMTSh cũng được trang bị các bộ đồ bay đặc biệt giúp họ có thể hoạt động được trong khí hậu khắc nghiệt dưới -25 độ ở Bắc Cực.
Hầu hết mọi công đoạn để tạo nên một chiếc trực thăng hoàn chỉnh đều được thực hiện tại các phân xưởng của Ulan-Ude từ việc chế tạo vỏ máy bay cho đến lắp ráp các thiết bị điện tử.
Video đang HOT
Toàn bộ phần thân của một chiếc trực thăng đều được sản xuất trước tại Ulan-Ude với 3 phần chính gồm phần đầu, phần thân và phần đuôi. Cả ba phần này sau đó sẽ được ghép lại để tạo thành phần khung thân trực thăng hoàn chỉnh cho công đoạn tiếp theo.
Trong ảnh là phần sàn của một chiếc trực thăng Mi-8 ở giai đoạn ban đầu, nó sẽ được ghép lại với các phần khác sau khi hoàn chỉnh.
Theo đó toàn bộ phần khung của những chiếc Mi-8, Mi-171 hay cả Mi-8AMTSh-VA đều sẽ được sản xuất trước và được niêm cất trong kho lưu trữ trong khi chờ tới lượt để hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị điện tử và động cơ.
Sau khi được lựa chọn, các kỹ sư của nhà máy Ulan-Ude sẽ bắt đầu lắp ráp các trang thiết bị cần thiết cho một chiếc trực thăng hoàn chỉnh. Và tùy theo từng biến thể hoặc yêu cầu của mỗi đơn hàng những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không khác nhau.
Tại một nhà máy chế tạo trực thăng như Ulan-Ude cũng có khá nhiều kỹ sư và công nhân là nữ tất nhiên họ được bố trí làm việc tại các công đoạn phù hợp với sức khỏe của mình.
Sơn ngụy trang được xem là công đoạn thành phẩm cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp trực thăng tại Ulan-Ude. Tuy nhiên lúc này chiếc trực thăng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và nó cần được lắp thêm các cánh quạt nâng chính và cánh quạt đuôi cũng như kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện trước khi xuất xưởng.
Một chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8 sau khi hoàn tất các bài bay thử nghiệm và chuẩn bị được chuyển giao cho Không quân Nga tại sân bay thử nghiệm của Ulan-Ude.
Bên cạnh đó là một chiếc Mi-171E của Bộ Nội vụ Kazakhstan.
Ngoài việc chế tạo máy bay, nhà máy Ulan-Ude cũng sản xuất các thiết bị bay mô phỏng dành cho các loại trực thăng mà nhà máy này chế tạo. Trong ảnh là thiết bị bay mô phỏng của một chiếc Mi-171.
Các thiết bị mô phỏng này có thiết kế tương tự như bên trong buồng lái một chiếc trực thăng giúp học viên có được cảm giác như đang lái một chiếc trực thăng thật.
Đi kèm với đó là hệ thống giám sát mô phỏng cho phép người hướng dẫn có thể trao đổi trực tiếp với học viên thông qua hệ thống máy tính trong việc xử lý các tình huống bay mô phỏng thực tế.
Theo_Kiến Thức
"Chế" roi điện để cướp ô tô
Mặc dù chỉ mới học hết lớp 9 nhưng Nguyễn Cao Trí đã mày mò, biến một chiếc vợt muỗi thành... roi điện để cướp được một chiếc Toyota Inova.
Áp giải Trí về trại giam
Ngày 19/1/2016, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Cao Trí (SN 1990, ngụ quận Gò Vấp) về tội "Cướp tài sản"
Theo cáo trạng, Nguyễn Cao Trí từng là tài xế taxi nhưng bị thất nghiệp dẫn đến túng quẫn. Để kiếm tiền để trả nợ và tiêu xài, Trí nảy sinh ý định cướp xe ô tô rồi mang đi cầm hoặc bán. Thực hiện ý định trên, Trí nghiên cứu "chế" một chiếc roi điện làm phương tiện phạm tội. Trí mua một cây vợt bắt muỗi về tháo bỏ phần khung, giữ lại phần cán, gắn thêm 2 con ốc vào đầu cán vợt để tạo thành công cụ như roi điện.
Khoảng 14 giờ ngày 18/3/2015, Trí đến cổng Bệnh viện 115, quận 10 tìm cơ hội cướp tài sản. Trí thấy anh Nguyễn Văn Đại đang đậu xe taxi Vinasun đón khách nên Trí đến hỏi anh Đại, có biết ai cho thuê xe hợp đồng đi Vũng Tàu không? Nghe anh Đại nói sẽ giới thiệu bạn chạy dịch vụ hợp đồng, Trí đồng ý. Anh Đại liền gọi cho anh Nguyễn Thành Chinh (chạy xe ô tô thuê) và cho số điện thoại của Trí để anh Chinh liên lạc.
Sau khi thỏa thuận, anh Chinh đồng ý lái xe đưa Trí đi Vũng Tàu giá 1,7 triệu đồng/ngày. Trí hẹn 19 giờ ngày 19/3/2015, Chinh sẽ liên lạc để biết địa điểm đón Trí trên đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12.
Khoảng 18 giờ ngày 19/3/2015, Trí thủ sẵn roi điện tự chế từ nhà đi ra đón xe ôm. Trên đường đi, Trí mua 1 thùng nước ngọt Pepsi mang theo, khi đi đến khu dân cư Thới An, khu phố 1, phường Thới An, quận 12, thấy khu vực vắng vẻ thuận tiện cho việc cướp tài sản, Trí liền kêu xe ôm dừng lại rồi gọi điện thoại cho anh Chinh điều khiển ô tô đến địa điểm trên.
Khi anh Nguyễn Thành Chinh điều khiển xe ô tô hiệu Toyota Inova, biển số 52F-5677 đến, Trí bảo anh Chinh mang thùng nước ngọt bỏ vào cốp sau xe ô tô. Trong lúc anh Chinh mở cốp xe để đặt thùng nước ngọt vào, Trí đứng sau bất ngờ dùng roi điện tự chế dí vào lưng anh Chinh. Anh Chinh hoảng sợ bỏ chạy tri hô "Cướp...cướp..." Trí liền vứt roi điện tự chế, lái xe của anh Chinh tẩu thoát ra đường Lê Thị Riêng.
Trí lái xe qua quận Tân Phú vào các tiệm cầm đồ để cầm xe. Tuy nhiên do giấy tờ xe đứng tên người khác nên không cầm cố được, Trí tiếp tục điều khiển xe sang khu vực quận 6 và bán chiếc điện thoại HK Phone của anh Chinh bỏ lại trên xe cho chị Võ Thị Huyền, chủ cửa hàng điện thoại đi động Thành Đạt tại phường 10, quận 6 với giá 300.000 đồng.
Sau đó, Trí tiếp tục khiển xe sang quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) và tỉnh Tây Ninh để tìm người tiêu thụ xe nhưng bất thành.
Quá bế tắc, Trí điều khiển xe từ Tây Ninh về lại TP. HCM, bỏ xe lại tại khu phố 4, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, sau đó khiêng thùng nước ngọt ra đón xe ôm tẩu thoát.
Riêng anh Nguyễn Thành Chinh, sau khi bị Nguyễn Cao Trí cướp xe đã đến Công an phường Thới An, quận 12 trình báo. Qua truy xét, ngày 26/3/2015, Công an quận 12 đã bắt giữ Trí.
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Cao Trí khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Để giáo dục bị cáo, răn đe và phòng ngừa tội phạm, HĐXX đã tuyên phạt Quý mức án 10 năm tù về tội "Cướp tài sản"./.
Theo báo Công Lý
Theo_VOV
Bí ẩn trong 'lò' sản xuất biển xe công vụ giả giá... bèo (3) Núp bóng điểm sửa chữa xe gắn máy, đúc số nhà... tại TP.Hà Nội và nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền Trung, không ít cơ sở đang lén lút buôn bán các loại biển số xe ôtô giả với giá khá bèo. Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - con đường nổi tiếng được giới xe cộ truyền tai nhau về...