Thăm quan ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn
Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.
Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa.
Chùa được xây dựng vào năm 1965, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Khi ấy, chùa chỉ là nhà mái tranh vách đất, các hạng mục như hiện nay chủ yếu được xây dựng, trùng tu năm 2009 trên diện tích rộng 1,5 ha.
Điểm đặc biệt của ngôi chùa là có rất nhiều tượng với màu sắc sặc sỡ như thập bát la lán, các bồ tát, những nhân vật theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng…
Nhìn từ phía cổng chùa vào, nổi bật là pho tượng Phật nằm dài khoảng 10 m.
Video đang HOT
Khuôn viên chùa như một vượn tượng, tượng Quan âm bằng đá ở chính giữa hồ nước, bao quanh bởi những con rồng.
Ở vị trí trung tâm chùa Phước Long là chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2 được thiết kế với liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ trong ba năm.
Bên trong chánh điện gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ. Màu nâu gụ của gỗ, các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian thêm phần cổ kính.
Kiến trúc gỗ của các cây cột, kèo, cánh cửa đến tượng Phật được các nghệ nhân nổi tiếng đến từ Huế chế tác tỉ mỉ.
Ngoài ra, hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Nhiều nhất có thể kể đến các bộ bàn gỗ được điêu khắc tinh xảo. Nhà chùa dành hẳn một không gian rộng để trưng bày những món đồ này.
Du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập xe cổ, đồ gốm sứ qua các thời kỳ… cũng như nhiều vật dụng có giá trị lịch sử được nhà chùa sưu tầm, trưng bày.
Mỗi buổi trưa, khách viếng chùa đều được miễn phí cơm chay do Phật tử nhà chùa nấu.
“Tôi đã đến chùa Phước Long nhiều lần, những ngày rằm, lễ tết là cùng cả nhà. Chùa nằm ở giữa sông nên không khí nơi đây rất thoáng đãng. Từ khi được xây dựng lại, ngôi chùa càng trở nên uy nghiêm đẹp đẽ hơn”, chị Thoa (Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ.
Mỗi ngày đều có rất nhiều Phật tử, du khách đến cúng bái, vãn cảnh chùa. Riêng những ngày rằm, lễ Tết, Phật đản… chùa là điểm hành hương thu hút rất đông khách.
Theo Quỳnh Trần (VnExpress)
Lên kế hoạch 'xõa tẹt ga' ở miệt vườn dịp nghỉ lễ 2/9
Đạp xe qua cầu, bơi xuồng, bắt cá... ở miền Tây chưa bao giờ hết hot, một gợi ý cho kỳ nghỉ lễ với những người sống ở TP HCM.
7h - 10h: TP HCM - Bến Tre
- Xe khách (hoặc tự lái ôtô): Mất khoảng 2 tiếng di chuyển, giá vé thấp nhất 70.000 đồng/chiều tùy dịp. Ngày lễ phải mua vé sớm.
- Xe máy: Mất khoảng 3-4 tiếng di chuyển tùy tốc độ. Tuyến đường về miền Tây không dễ đi do nhiều xe khách, lại hay tắc vào các kỳ nghỉ. Vì vậy yêu cầu tay lái vững, đồng thời phải nghiên cứu kỹ lộ trình trước khi đi là điều cần thiết.
10h - 12h: Đến khu du lịch sinh thái
Vé vào cổng thường được miễn phí, còn trò chơi vận động thì bán vé thấp nhất 50.000 đồng/người tùy trò và quy định riêng của khu du lịch. Du khách thuê đồ bà ba mặc cho thoải mái, sẵn tiện làm "đạo cụ" chụp bộ ảnh quê chân chất ở xứ dừa. Giá thuê khoảng 30.000 - 50.000 đồng/bộ tùy nơi.
Hầu hết các địa điểm này đều có nhiều trò hoạt động trên bờ lẫn dưới nước thú vị như đu dây qua mương, làm nông dân thứ thiệt bắt cá dưới rạch hay bịt mắt bắt vịt để tăng độ khó... giúp bạn tiêu hao kha khá năng lượng. Một trong những trò từng gây bão thời gian dài, khiến giới trẻ miền Nam phát cuồng là đi xe đạp mini qua cầu khỉ. Bạn phải vận dụng các kỹ năng giữ thăng bằng, tập trung cao độ mới có thể thuận lợi chinh phục đoạn đường chừng 20 m, bề ngang vỏn vẹn 20 cm "không dễ ăn". Còn nếu đi nhóm đông thì cuộc chiến trên mặt nước gay cấn không kém trò bắn súng sơn trên cạn khiến không khí nóng hơn bao giờ hết. Các đội ngồi trên chiếc thuyền đục sẵn lỗ, thi nhau nhấn chìm đội đối phương. Mực nước cạn, chỗ sâu nhất tầm hơn 1 m và du khách được trang bị áo phao đầy đủ nên khá an toàn.
12h - 16h
Sau tầm hai tiếng hoạt động ngoài trời, bạn nghỉ ngơi một lát rồi đặt đồ ăn tại nhà hàng của khu du lịch. Các món ăn chế biến kiểu miền Tây nhưng du khách có thể nhờ đầu bếp điều chỉnh cho hợp khẩu vị. Gợi ý dành cho bạn là nên dùng canh ngao nấu bầu, các loại lẩu cá tươi, ngọt nước. Kèm trái dừa ngọt lịm để giải khát là đúng chuẩn. Còn nếu muốn dân dã hơn, bạn có thể mua đồ tươi như gà, cá lóc... rồi tự nướng trong vườn, có sẵn bếp lò, rơm khô, than... Bạn chỉ cần trả thêm chi phí phát sinh.
Ăn uống no nê, du khách thường chọn câu cá giải trí hoặc đi xe ngựa đến nhà vườn dùng trái cây theo mùa, giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ. Nếu ngại sắp xếp lịch trình thì giải pháp dành cho bạn là chọn các tour du lịch trong ngày từ Sài Gòn, có xe đưa đón, sắp xếp ăn uống, vui chơi cả ngày. Còn bạn chỉ việc xách ba lô lên và đi.
16h - 19h: Bến Tre - Sài Gòn
Lộ trình về, bạn dành ra khoảng 30 phút dừng chân tại các cơ sở sản xuất kẹo dừa gần cầu Rạch Miễu trước khi thẳng tiến đến Sài Gòn. Ở đây, du khách tận mắt xem quy trình làm kẹo từ A đến Z. Trừ công đoạn cô đặc nước cốt dừa bởi hệ thống nhiệt hơi ra, toàn bộ đều được làm thủ công. Nhồi kẹo, xếp vào khuôn để nguội rồi dùng dao xắn, gói kẹo... tất cả đều thực hiện bằng tay. Nhân viên vừa thoăn thoắt gói từng lớp giấy bọc viên kẹo còn ấm, vừa chia sẻ, mỗi ngày một người gói khoảng 6.000 viên kẹo dừa trong ca làm việc mới đủ phục vụ nhu cầu của khách. Bạn cũng được thoải mái nếm thử kẹo nóng dẻo lúc chưa gói, thơm béo đặc trưng xứ dừa mà vị không quá ngọt, dễ ăn.
Theo VnE
Những bức tường siêu 'art' ở Sài Gòn, chỉ cần đứng vào là có ngay ảnh đẹp! Bạn là một người chuộng dùng background màu sắc cho những chiếc ảnh cá tính của mình? Vậy thì không thể bỏ lỡ những bức tường chất lừ, độc đáo chỉ có tại Sài Gòn này đâu! Gần đây những bức tranh vẽ tường bắt đầu hot xình xịch trở lại, giới trẻ đua nhau xách balo lên tận Đà Lạt để check...