Thăm quan ngôi chùa cổ kính làng chài Võng Thị
Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị là một điểm đến trong quần thể du lịch Tây Hồ đang hấp dẫn nhiều viễn khách từ thập phương.
Chùa Võng Thị (quận Tây Hồ) được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam )
Chùa Võng Thị còn có tên là Vĩnh Khánh tự nằm ở 75 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Khuôn viên chùa rộng chừng 5.000m2, nằm ở góc Tây-Nam ven bờ hồ Tây. Đất này thuộc về một ngôi làng cổ của Hà Nội.
Nơi đây từng có một chợ bán lưới cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị (Chợ Lưới).
Chùa Võng Thị khởi dựng dưới đời vua Lý Nhân Tông (10721128). Đến năm 1947, chùa từng bị san phẳng, toàn bộ tượng Phật bị đốt.
Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa từng được trùng tu và tôn tạo nhiều lần, diện mạo bị thay đổi gần hết.
Trong chùa các kiến trúc được trang hoàng lộng lẫy, có nhiều hoành phi, câu đối và những cửa võng chạm khắc tinh tế.
Năm 1965, một hầm trú ẩn của Thành ủy Hà Nội đã được xây dựng dưới sân chùa và là nơi chỉ huy quân dân thủ đô trong cuộc chiến tranh chống không quân Mỹ.
Hiện nay chùa chính có mặt bằng hình chữ Tam và xoay hướng đông-nam. Sau dãy tường dài, ở phía trái toà tam bảo là hồ nước và xung quanh chùa có vườn cây mát mẻ.
Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Minh Hiếu
Theo vietnamplus.vn
Ảnh cực độc: Đời sống tâm linh huyền bí ở Sài Gòn 1965
Nét văn hóa tâm linh của người dân Sài Gòn năm 1965 được tái hiện sinh động qua ống kính của cựu binh Mỹ Thomas W. Johnson.
Công tam quan của lăng Ông Bà Chiểu, Sài Gòn năm 1965. Đây là nơi có mộ phần và đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Sài Gòn.
Người dân thắp hương và khấn vái trước Thượng công linh miếu, đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt.
Không gian bên trong miếu, có các điện thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, Thiếu phó Lê Chất và Kinh lược Phan Thanh Giản.
Người dân bái lạy trước điện thờ.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận, nằm cách khu miếu một khoảng sân rộng.
Nhà bia ở lăng Ông Bà Chiểu, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán "Lê công miếu bi" (Bia dựng tại miếu thờ Lê công) do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm 1894.
Một góc chùa Xá Lợi với tòa tháp chuông cao vút. Được xây năm 1956, chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của Sài Gòn được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo hiện đại.
Chính điện chùa Xá Lợi chỉ đặt một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn, chứ không thờ nhiều Phật như các chùa xưa.
Nữ sinh áo dài trong chùa Xá Lợi.
Nữ sinh áo dài trong chùa Xá Lợi.
Một đám tang ở Sài Gòn. Gia quyến của người đã khuất đeo khăn tang trắng ngồi trước quan tài.
Những người khiêng quan tài và cỗ xe tang được trang trí cầu kỳ.
Khung cảnh tại một nghĩa trang ở Sài Gòn.
Theo kienthuc.net.vn
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi qua cầu Vĩnh Tuy tới đường quốc lộ số 5. Đi tới gần ga Phú Thụy rẽ tay trái vào đường Ỷ Lan tới phố Dâu rẽ trái 3,4 km nữa là tới chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp tọa lạc ven bờ đê sông Đuống, phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện...