Thăm quan mô hình chăn nuôi tiền tỷ: Cho tôm “chung nhà” với cá trắm đen ở Nam Định
Trong khuôn khổ chuyến làm việc với Hội Nông dân tỉnh Nam Định, vừa qua Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm và đoàn công tác đã thăm, tìm hiểu mô hình nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng với cá trắm đen của tỷ phú nông dân Trần Thanh Năm ở xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Bí quyết cho tôm “ở chung nhà” với cá trắm đen
Với quy mô diện tích 11ha, tỷ phú nông dân Trần Thanh Năm ở xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng và cá trắm đen.
Qua quá trình thực hiện mô hình, ông Năm cho biết: “Khi nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng và cá trắm đen thì 2 đối tượng này sẽ hỗ trợ lẫn nhau để phát triển tốt, giảm thiểu dịch bệnh, môi trường nuôi cũng sạch hơn. Khi tôm bị dịch bệnh yếu thì cá sẽ tiêu diệt con tôm bệnh khiến dịch bệnh không thể lây lan rộng”.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng xen canh cá trắm đen của tỷ phú nông dân Trần Thanh Năm ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, Nam Định. Ảnh Thu Nga
Bên cạnh đó, thức ăn thừa của tôm và chất thải cũng sẽ được cá trắm dọn sạch giúp đảm bảo môi trường nước. Ngoài ra, các loại cá ăn nổi như cá trắm, cá chép… trong quá trình bơi sẽ tạo ra nguồn ôxy tự nhiên trong nước, giúp con tôm ăn ở tầng đáy phát triển tốt hơn.
Mật độ nuôi mỗi đối tượng đều giảm xuống giúp cả tôm và cá nhanh lớn hơn. “Từ khi cho tôm “ở chung nhà” với cá trắm đen, tôi không còn lo tôm, cá bị dịch bệnh nhiều như trước kia, gia đình chưa năm nào bị thất bại”- ông Năm cho biết.
Trước đó, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm và đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Nam Định để nắm bắt tình hình nông dân, hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội ND các cấp tỉnh Nam Định trong 6 tháng đầu năm 2020. Ảnh: Thu Nga
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nam Định đã báo cáo tình hình nông dân, hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm nhằm hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất.
Cụ thể: Các cấp Hội đã tổ chức phát động, tuyên truyền, vận động 254.305 hộ (bằng 60% so với hộ nông dân) đăng ký đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phong trào tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình trong sản xuất, kinh doanh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh.
Nhằm giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn, 6 tháng đầu năm 2020, Hội Nông dân các cấp tỉnh Nam Định đã tiến hành khởi công xây dựng 11 nhà tình nghĩa cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn.
Nông dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới
Video đang HOT
Nét nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân ở Nam Định là các cấp Hội tich cưc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới kiểu mẫu.
Đến nay có 209/209 cơ sở Hội, 2.529/3.170 chi Hội đăng ký các việc làm cụ thể, tham gia bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu như. Điển hình như: mô hình “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”; mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; mô hình “Vườn kiểu mẫu”…
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm thăm Trung tâm giới thiệu nông nghiệp sạch Nam Định. Ảnh: Thu Nga
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2020, Hội Nông dân các cấp tỉnh Nam Định đã thành lập mới 4 mô hình tổ hợp tác. Toàn tỉnh hiện nay có 4 mô hình HTX và 92 mô hình tổ hợp tác với 1.328 thành viên tham gia.
Đáng chú ý, các cấp Hội còn tích cực vận động hội viên nông dân thuê gom tích tụ ruộng đất liên kết với các doanh nghiệp hình thành hơn 30 mô hình mới trong liên kết sản xuất theo chuỗi đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình một số hộ liên kết với Công ty TNHH Toản Xuân sản xuất gạo sạch theo chuỗi là hộ ông Quyền (Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng) sản xuất 50 mẫu; hộ bà Tình (Yên Ninh, Ý Yên) sản xuất 35 mẫu; hộ ông Tống (Yên Đồng, Ý Yên) sản xuất 40 mẫu… Năm 2020 giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha ước đạt 172 triệu đồng/1 ha.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện một số chỉ tiêu thi đua 6 tháng đầu năm 2020 của Hội Nông dân tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như: xây dựng tổ hợp tác; xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; chỉ tiêu tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hùng Mạnh – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định đề nghị: Trung ương Hội NDVN tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực để Hội ND tỉnh xây dựng các mô hình, dự án, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm ghi nhận, đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội ND các cấp tỉnh Nam Định trong 6 tháng đầu năm 2020.
Theo Phó Chủ tịch Hội NDVN Bùi Thị Thơm, 6 tháng đầu năm các cấp Hội Nông dân tỉnh Nam Định đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể. Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN đánh giá cao việc Hội ND tỉnh Nam Định đã chủ động và tích cực phối hợp các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi giá trị gắn sản xuất với chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân.
“Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tỉnh Nam Định cần tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa cho hội viên nông dân. Trong đó, Hội cần tập trung nguồn lực đầu tư cho xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị và sản xuất hàng hoá, nhất là nguồn lực từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh Nam Định cần tiếp tục tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh” – Phó Chủ tịch Hội NDVN Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Nam Định: Cấy lúa 30 năm chẳng ai đến, trồng sen 1 vụ đã tấp nập người tới xem
Nhờ mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng sen, không những đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Đôn (50 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định ) thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Đầm sen thơm ngát của ông Đôn trở thành điểm ghé thăm của nhiều người.
Về xã Xuân Vinh, qua sự giới thiệu của ông Vũ Mạnh Trầm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Vinh, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết đến câu chuyện trồng sen thoát nghèo của gia đình ông Nguyễn Văn Đôn.
Ông Trầm còn nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận đầm sen thăm quan, trên đường đi còn tiết lộ: "Nhờ trồng sen mà gia đình ông Đôn không những thoát được nghèo, mà còn vươn lên là hộ làm kinh tế giỏi ở địa phương".
Nhờ trồng sen mà gia đình ông Nguyễn Văn Đôn (50 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định) vươn lên thoát nghèo và hiện nay bỏ túi cả trăm triệu đồng mỗi năm
Di chuyển khoảng chừng hơn phút, chúng tôi đến được đầm sen của gia đình ông Nguyễn Văn Đôn, bắt gặp đầu tiên là cảnh đầm sen trải dài cả một vùng rộng lớn.
Cùng với mùi hương sen thơm ngát thoảng lẫn trong gió. Vừa gặp, ông Đôn vội tay bắt, mặt mừng khoe ngay: "Từ khi trồng sen, vào mùa hè ngày nào tôi cũng có hàng để bán, có đồng ra đồng vào, cuộc sống không còn nghèo khổ như trước nữa".
Là hộ nghèo sinh sống tại xã Xuân Vinh, quanh năm đầu tắt mặt tối với cây lúa nhưng gia đình ông Nguyễn Văn Đôn vẫn xoay quanh một chữ "nghèo".
Chán cảnh trồng lúa quanh năm vất vả mà vẫn đói nghèo, ông Đôn quyết tâm tìm hướng đi mới mong kinh tế gia đình tốt hơn.
Trong một lần tình cờ biết đến mô hình trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao, ông Đôn quyết định không cấy lúa nữa mà đi học hỏi cách trồng sen.
Không ngờ sau khi trồng, cây sen lại thích nghi tốt, chịu đất, chịu nước và cho năng suất cao.
Việc trồng sen đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh khai khác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất đối với các mảnh ruộng chiêm khê mùa thối...
Sau khi thấy cây sen mạng lại hiệu quả kinh tế cao, ông Đôn tiếp tục mở rộng mô hình nhằm tăng thu nhập.
Đầu năm 2017, ông đã mạnh dạn thuê hơn 2ha đất chiêm trũng trồng lúa kém hiệu quả, mà chủ yếu dân đang bỏ hoang để cải tạo chuyển dần sang trồng hoa sen.
Chia sẻ Báo điện tử DANVIET.VN, ông Đôn cho biết, từ khi chuyển sang trồng hoa sen, gia đình ông không còn nghèo đói như trước nữa, cuộc sống của gia đình trở lên ổn định và khấm khá hơn trước.
"So với trồng lúa, thì trồng sen chắc ăn hơn và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa...", ông Đôn chia sẻ.
Để chứng minh lời nói trên, ông Đôn đưa ra dẫn chứng, nếu trồng 1 sào sen thì sẽ thu về được 1,7 tạ hạt sen/năm, thu về hơn 5 triệu đồng trong khi chi phí lại rất thấp khồng đáng kể.
Còn nếu cấy lúa thì vụ được mùa 1 sào được khoảng 3 tạ/năm, với giá lúa hiện tại thì thu về được hơn 2 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi 500 ngàn đồng, đấy là chưa kể đến mất mùa.
"Trồng lúa vừa tốn nhiều tiền mua phân bón, mua thuốc sâu, thuê nhân công cày cấy, gặt hái...Còn trồng sen gần như chả tốn tiền phân gio thuốc thang gì cả. Đã thế, trồng sen còn có thể thu thêm tiền từ việc bắt cá, tôm...bán...", ông Đôn chia sẻ.
Sau hơn 3 năm, cơ ngơi của ông Đôn đã có trong tay có một đầm sen tươi tốt rộng lớn, năng suất trung bình hơn 4 tấn hạt/năm và hàng ngàn bông hoa sen mỗi năm
"Vì đầm sen rộng và không phun thuốc trừ sâu nên là môi trường tốt cho tôm, cua, cá...sinh sống. Việc khai thác nguồn lợi tôm cá này mang lại kinh tế lớn. Ngày nhiều tôi có thể kiếm được cả triệu đồng, ngày ít cũng phải kiếm được vài trăm ngàn đồng. Chỉ riêng nguồn thu này tôi cũng dư trong chi tiêu hàng ngày", ông Đôn tiết lộ
Cũng theo ông Đôn, hiện nay, gia đình ông đang trồng sen với quy mô hơn 8 mẫu. Với diện tích này, trung bình mỗi vụ gia đình ông thu về được hơn 4 tấn hạt sen, cùng hàng nghìn bông hoa sen. Từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản và các sản phẩm từ sen cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
"Hiện giá hạt sen đang giữ giá ở mức ổn định, dao động từ 25.000 -35.000 đồng/kg, mỗi bông hoa sen có giá 3.000 đồng. Thu nhập từ trồng sen gấp nhiều lần so với cấy lúa, lợi ích hơn hẳn so với các loại cây trồng khác tại quê tôi", ông Đôn phấn khởi nói.
Chia sẻ về công việc dự định của gia đình sắp tới, ông Đôn tâm sự, thời gian sắp tới ông sẽ đưa cua, ốc... vào thả nuôi thử nghiệm ở trong đầm sen để tăng hiệu quả kinh tế. Nếu nuôi cua, ốc trong đầm sen thành công thì sẽ giúp tôi có nguồn thu nhập cực kì cao từ đầm sen này.
Chia sẻ bí quyết trồng sen cho năng suất cao, ông Đôn tiết lộ, muốn trồng sen cho năng suất cao trước hết phải làm tốt khâu chuẩn bị đất.
Nhà nông làm giàu: Chỉ trồng 8 sào rau má, có thu nhập choáng váng 1 tỷ đồng/năm
Trước khi trồng, cần làm vệ sinh ruộng, đầm, diệt ốc bươu vàng và cá rô phi. Vì các loại động vật ngoại lai này thường ăn các mầm sen non mới nhú. Sau khi trồng sen khoảng 1 tháng, bón phân lân để kích thích sen ra rễ nhanh, với lượng 10kg lân/sào.
Sau khi trồng sen được 2 tháng thì tiến hành bón thêm phân NPK tổng hợp để kích thích sen đẻ nhánh. Lượng phân NPK bón cho sen ở thời điểm này khoảng 10-15kg/sào.
"Chú ý, người trồng sen cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc sen, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng cây sen bền, gương sen to, hạt sẻn chắc mẩy", ông Đôn lưu ý.
Theo ông Vũ Mạnh Trầm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Vinh, cây sen được đưa vào trồng địa phương khoảng 3 năm nay. Dân chủ yếu ở những diện tích chiêm trũng trồng lúa kém hiệu quả. Đến nay diện tích trồng sen trên địa bàn xã đã được mở rộng lên tới 10 ha.
"Việc trồng sen đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh khai khác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất đối với các mảnh ruộng chim trũng. Với hiệu quả mang lại mà chi phí đầu tư lại thấp, cây sen không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn....:," ông Vũ Mạnh Trầm, Chủ tịch Hội Nông dẫn xã Xuân Vinh.
Đề nghị Bộ Chính trị cho phép Đại hội bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị Ban Tổ chức Trung ương báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý cho chủ trương Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV được thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội. Đoàn công tác của Ban Bí thư Trung...