Tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ – Bắc Kạn
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn có diện tích trên 14 nghìn ha, trải dài từ các xã Vũ Muộn, Cao Sơn (huyện Bạch Thông) tới các xã Lương Thượng, Ân Tình, Côn Minh… (huyện Na Rì), là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú cùng với những giá trị sinh học phong phú, đa dạng.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được các nhà khoa học trong và thế giới đánh giá cao về sự phong phú của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc diện phải được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó phải kể đến là loài voọc má trắng, sóc, khỉ là những loài hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt, đến với khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ bạn sẽ được chứng kiến sự đa dạng của loài dơi ở đây – được coi là đa dạng thành phần cao nhất Việt Nam.
Kim Hỷ còn là nơi lưu giữ một số nguồn gien quý hiếm của các loại thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây thiết san giả hay còn gọi là thông đá mà trên thế giới hiện nay còn sót lại ở 4 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc). Không những thế, đây còn được coi là kho gỗ quý lớn của tỉnh Bắc Kạn với hàng vạn cây nghiến, thông núi….
Ngoài động thực vật, khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn giàu về tài nguyên khoáng sản, nhất là vàng.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thích hợp với những du khách ưa khám phá, mạo hiểm.
Tham quan Khu Bảo tồn Thiên Nhiên Hòn Bà - Cam Ranh (Khánh Hòa)
Hòn Bà nằm ở phía Tây Nam thành phố Nha Trang, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp, có độ cao tuyệt đối 1.578m.
Thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và Diên Khánh. Nơi đây vào năm 1914 Bác sĩ Alexandre Yersin lập một phòng thí nghiệm sinh học, một trại khí tượng và thí nghiêm trồng cây Cinchona josephiana, quinine trị sốt rét.
Hòn Bà cao 1.500m, có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, mưa hầu như quanh năm ở Hòn Bà nên thực vật núi rừng Hòn Bà rất đa dạng và phong phú, từ những loại thực vật nhiệt đới ở chân núi tới thực vật bán ôn đới trên độ cao.
Hòn Bà cách Nha Trang khoảng 30km đường chim bay, còn đi đường bộ phải hơn 60km. Từ Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi, cạnh hồ Suối Dầu để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà. Con đường 37km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua cùi chỏ sẽ thỏa mãn đam mê đối với những người ưa mạo hiểm.
Mỗi khi dừng chân tạm nghỉ, bạn sẽ thỏa thích phóng tầm mắt về phía xa để chiêm ngưỡng một bức tranh muôn màu của đồng quê vùng Diên Khánh, Cam Lâm. Càng lên cao, khí hậu càng mát mẻ, cảnh vật hoang sơ với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách. Hai bên đường, những vạt rừng nguyên sinh với bạt ngàn thân cây cao. Bạn dễ dàng bắt gặp những đám sương mù vướng vào các thân cây to sừng sững đứng án ngự trên triền dốc. Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên đã mời gọi du khách vượt khó khăn để đến với Hòn Bà.
Theo các nhà khoa học, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có khoảng 592 loài thực vật bậc cao, 255 loài động vật, trong đó có 41 loài thực vật và 59 loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ. Về thực vật, có thông 2 lá dẹp, pơ mu, gõ đỏ, trắc dây, mun, riêng động vật có các loài như: voọc chà vá chân đen, vượn bạc má...
Tham quan Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông Thanh Hóa Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên... Khu Bảo tồn Thiên nhiên...