Tham quan di tích tháp Pôklông Garai Ninh Thuận
Tháp nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 7km.
Tháp Pôklông Garai: được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm.
ây là một nhóm gồm 6 tháp nay còn lại 4 tháp tương đối nguyên vẹn. Tháp chính thờ vua Pôklông Garai (1151 – 1205). Ông đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (đập Nha Trinh, đập Sông Cấm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới triều vua Pôklông Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no. Theo truyền thuyết, đây là ông vua bị bệnh hủi nhưng rất dũng cảm.
Tháp này còn khá nguyên vẹn có hình tứ giác. Tháp cao 21,59m. Trong quá trình khai quật nghiên cứu và tu sửa tháp trước kia người Pháp đã tìm thấy một số bát bằng vàng, bạc và đồ trang sức. Gần đầy khi tu sửa tháp, ngành khảo cổ Việt Nam cũng tìm thấy một số bát vàng.
Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần…
Tháp Pôklông Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích năm 1979.
Hang Rái - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Ninh Thuận
Nằm cách Tp. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Hang Rái là điểm du lịch sinh thái thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa đang được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa danh tham quan lý tưởng được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Ninh Thuận.
Đến đây, ấn tượng đầu tiên với du khách là những khối đá xếp chồng lên nhau với hình thù lạ mắt tạo nên những hang động hoang sơ và hùng vĩ. Sau khi ngâm mình trong làn nước trong xanh của biển cả, du khách có thể nghỉ ngơi trên các tảng đá, ngắm nhìn từng đợt sóng biển trắng xóa, thưởng thức những món hải sản thơm ngon tự chế biến. Nếu thích khám phá và ưa thích mạo hiểm, du khách có thể băng qua vài phiến đá, luồn lách qua vài hang động, chiêm ngưỡng những rạn san hô chết nằm chắn sóng với những mỏm đá lồi, lõm tạo ra những hang động lớn, nhỏ khác nhau, trước kia là nơi trú ngụ của các loài rái cá. Có lẽ địa danh Hang Rái cũng bắt nguồn từ đây.
Đối với dân mê câu và các tay săn ảnh thì thạch bàn là nơi không thể bỏ qua ở Hang Rái. Đó là những rạn san hô chết ngập sâu trong nước biển, khi nước biển rút, thạch bàn nhô lên, sóng biển đánh vào tạo thành những dòng chảy, mở ra một khung cảnh kỳ thú. Những người câu cá có thể ngồi hàng giờ để chờ đợi cá cắn câu. Hay các nhiếp ảnh gia có thể qua đêm tại đây chỉ để lưu giữ khoảnh khắc bình minh trên Hang Rái. Tất cả đều bị mê hoặc bởi vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho Vườn Quốc gia Núi Chúa nói chung và Hang Rái nói riêng.
Hiện tại, tuy chưa được các tour khai thác triệt để nhưng với tiềm năng sẵn có, tin rằng Hang Rái sẽ là địa danh du lịch sinh thái hấp dẫn trên cung đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Tiên.
Hoang sơ bãi Hỏm, Ninh Thuận Bãi Hỏm thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang -Tháp Chàm khoảng 35km theo hướng Đông Bắc và cách trụ sở Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa hơn 1km. Du khách đến đây đi theo con đường mòn mất khoảng 20 phút, bãi Hỏm sẽ lộ ngay trước mặt với khung cảnh hoang sơ, yên...