Tham quan di tích lịch sử Nhà Tù Phú Quốc – Địa ngục chốn trần gian
Phú Quốc nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển nước xanh trong veo nhìn tận đáy, những bãi cát trắng dài bất tận, những hòn đảo xanh đầy thơ mộng hay những điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử giá trị, trong đó không thể không kể đến nhà tù Phú Quốc, nơi còn được biết đến là địa ngục chốn trần gian.
Trong chuyến tour du lịch Phú Quốc bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tham quan di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc để chuyến đi của bạn thêm trọn vẹn.
Giới thiệu nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc hay còn có tên gọi là Nhà lao cây dừa trong chiến Tranh Đông Dương, là nhà tù lớn nhất miền Nam giam giữ hơn 32.000 tù binh. Đây là một trong những di tích lịch sử được phục dựng lại để tái hiện lại lịch sử khu trại giam tù binh cộng sản tại Phú Quốc, ghi lại tội ác của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.
Bên cạnh đó, còn có khu nghĩa trang liệt sỹ – nơi yên nghỉ của các chiến sĩ cộng sản đã anh dũng hy sinh trước sự tra tấn vô cùng dã man và thảm khốc. Ngoài ra du khách có thể nhìn thấy tượng đài hình nắm tay, với ý nghĩa thể hiện cho sự quyết tâm, tinh thần vùng lên đấu tranh của những tù binh Phú Quốc với tinh thần và ý chí kiên cường, bất khuất.
Nhà tù Phú Quốc do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1967, nhằm giam cầm những người yêu nước, những nhà chính trị Việt Nam với diện tích khoảng 400ha. Nhà tù có tất cả 14 khu, được đánh số từ khu 1 đến khu 14. Mỗi khu trại giam có thể chứa khoảng 3000 tù nhân. Mỗi khu lại được chia thành khoảng 4 phân khu. Trong mỗi phân khu như vậy có thể chứa được khoảng 950 tù binh. Riêng phân khu B2 để dành riêng giam giữ các sĩ quan.
Du khách có thể nhìn thấy những chuồng cọp, hàng rào gai nhọn bao quanh, đây cũng là nơi bọn thực dân đã thực hiện những hình thức tra tấn vô cùng dã man nhằm giam cầm ý chí cách mạng của các chiến sĩ và các nhà cách mạng yêu nước. Bên trong nhà tù, là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh của nhà tù, đặc biệt có phòng chiếu phim tài liệu tái hiện lại sự đấu tranh anh dũng, ý chí kiên cường, và ghi lại cả quá trình vượt ngục của những tù binh cộng sản Phú Quốc tại đây.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, các tù binh phải hứng chịu những hình phạt tra tấn hết sức dã man đến nỗi chỉ cần nghe tên thì du khách có thể cảm nhận độ man rợ của nó đến nhường nào. Một số hình phạt có thể kể đến như chôn sống, thiêu sống, đóng đinh vào các bộ phận cơ thể, ném vào chảo nước sôi, thả vào chuồng cọp, đục răng, đốt dây kẽm gai cháy đỏ đam vào da thịt,… và hàng trăm hình thức tra tấn vô cùng dã man khác mà các tù binh phải qua trong đau đớn nghiệt ngã.
Trong thời gian tồn tại gần 6 năm (từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973), đã có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Hà Nội, mình đi đâu đây?
Từ Nam ra Bắc, có rất nhiều nơi bạn đã từng đi qua, từng được khám phá. Nhưng khi đến với tour du lịch Hà Nội, nơi đây lại mang cho mọi người một cảm giác khó quên, lưu luyến.
Hà Nội bình yên, Hà Nội đằm thắm là thế nhưng đâu biết được rằng để có được như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu anh hùng bỏ xương máu tại đây, tô điểm cho Việt Nam ngày càng tươi đẹp, phát triển hơn.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam , hàng năm thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan bởi những cảnh vật, khu di tích lịch sử còn sót lại trên mảnh đất này cùng với nhịp độ phát triển của thành phố đã tạo nên nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Thử xem đến Hà Nội có thể đi được những đâu nhé !
Nhà thờ lớn Hà Nội, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ Gươm, Hồ Tây,.. là những điểm nổi tiếng ở Hà Nội hay được mọi người checkin khi đến đây.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Có phải các bạn thường thấy ai đến Hà Nội đều checkin tại địa điểm này phải không ? Chỉ cần nhìn hình thôi là có thể biết được ngay đang ở đâu phải không nào?!
Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
@Teacher Tuan Anh Nguyen
Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1886 - là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng giám mục. Đây cũng là một nhà thờ lâu đời ở Hà Nội, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.
@Nguyễn Hên
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình):
Địa chỉ: ở số 19, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Lăng Bác hay Lăng Hồ Chủ Tịch là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Thời gian mở cửa:
Vào các buổi sáng: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật. . Thứ Hai và Thứ Sáu không tổ chức lễ viếng.
Mùa nóng (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10). Thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút.
Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.
Mùa lạnh (từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3 năm sau). Thời gian từ 8 giờ đến 11 giờ.
Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.
@hichiko_nguyen
@Ngô Hoài Kỳ
@van_thanh_hang
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nằm trong khuôn viên của lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tòa nhà bảo tàng là khối hình vuông vát góc, đặt chéo, cao gần 20m, mỗi chiều dài 70m mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao. Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà, Phố Nguyễn Thái Học.
Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới.
@budiyomanaju
@heejinnns2
Ga Hà Nội
Địa chỉ: 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ga Hà Nội - trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Ga Hà Nội nằm trên con đường Lê Duẩn, giao thông với con đường Trần Hưng Đạo
@michelwalpot
@tai.ngx
@_p.k.ballerina_
Cầu Long Biên
Là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng (1898-1902).
Cầu chỉ dài hơn 2,3 km nên các bạn có thể thư thái đi bộ hoặc đạp xe. Thưởng ngoạn khung cảnh sông Hồng, ngắm nhìn sà lan nổi bên dưới và quan sát những phần khung thép gỉ cùng những chỗ bị quân đội Mỹ ném bom trên cầu từ năm 1967 đến năm 1972.
@o1_ly7
Ảnh @duong.haiii
Chợ Đồng Xuân
Địa chỉ: Chợ Đồng Xuân Hà Nội nằm trong khu phố cổ, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. phía tây là phố Đồng Xuân, phía nam là phố Cầu Đông, phía bắc là phố Hàng Khoai.
Là một trong những chợ lớn nhất trong khu phố cổ tạo Hà Nội. Chợ có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, từ thời phong kiến nhà Nguyễn.
Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có quán Huyền Thiên - sau đổi thành chùa Huyền Thiên, ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua. Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua. Ở góc tây bắc của chợ có đài Cảm Tử để kỉ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến diễn ra vào năm 1946. và ngay phía trước của đài là bãi gửi xe.
@linhpham263
@tr.tuanhh
@myname.is.trinh
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Là vị trí kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch thực hiện cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu...
Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Hà Nội.
@pnl285
@yen.selina91
@thombt.bsty
Văn miếu quốc tử giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, được bao bọc bởi bốn tuyến phố chính của quận Đống Đa là phố Nguyễn Thái Học, phố Tôn Đức Thắng, phố Văn Miếu và phố Quốc Tử Giám. Cổng chính của Văn Miếu Quốc tử Giám nằm tại số 58, phố Văn Miếu.. Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước.
@minhphuong_1501
@hichiko_nguyen
Hồ Tây
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km.
Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa mà, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Chẳng thế mà bấy lâu nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ... với nhiều bài hát, bài thơ viết về Hồ Tây, viết ở hồ Tây làm nao lòng người.
Ảnh @Mạnh Nghiêm
Ảnh @Đào Đức Quý
Phố đi bộ Hà Nội
Hoạt động vào mỗi cuối tuần. Thời gian phố đi bộ bắt đầu từ 19 giờ tối thứ sáu đến 24 giờ ngày chủ nhật hàng tuần tại khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ phụ cận.
Các tuyến phố được thí điểm làm phố đi bộ bao gồm: phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), phố Đinh Lễ, phố Nguyễn Xí, phố Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài), phố Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), phố Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến cầu Gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), phố Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).
@lania.duong
Phố đi bộ trong những ngày trời đông
Cầu Nhật Tân
Cùng với cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù thì cầu Nhật Tân cũng ghi danh là một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội.
Cây cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài là 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Đường trên cầu thông thoáng đi chỉ mất 10 - 15 phút là sang bên bờ bên kia.
Cây cầu lúc về đêm
Cận cảnh cây cầu Nhật Tân
@efito2
@linsusu__
Đi thuyền trên sông Nhật Lệ ngắm di tích lịch sử QUẢNG BÌNH - Một loại hình du lịch mới được triển khai, du khách có thể đi thuyền trên sông Nhật Lệ để ngắm cảnh, tham quan các danh thắng, di tích từ trên sông. Trình diễn thuyền buồm trên sông Nhật Lệ. Ảnh: Lê Phi Long Ngày 9.10, UBND tỉnh vừa có quyết định cho phép khai thác thử nghiệm sản phẩm...