Tham quan đền Bayon trên đất An Giang
Ai đến Angkor Thom (Xiêm Riệp, Campuchia) cũng đều ngất ngây trước vẻ đẹp, nụ cười huyền bí của các tượng đá bốn mặt ở đền thần Bayon.
Nhưng mấy ai biết rằng tại chùa Xà Tón ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cũng có kỳ tích này. Không chỉ được bao quanh bởi tượng đá bốn mặt, ngôi chùa hơn 300 năm tuổi còn níu chân người bởi những huyền tích ly kỳ và muôn vàn báu vật bằng xương bằng thịt mà chẳng tiền muôn bạc vạn nào có thể mua được.
Chùa Xà Tón – nơi được nhiều tao nhân mặc khách ví như là “Đền Bayon thu nhỏ trên vùng đất chín rồng” nằm ở khu đất rộng trên 2ha giữa trung tâm thị trấn Tri Tôn. Trên bốn mặt tường sơn vàng là hàng trăm gương mặt tượng thần bốn mặt với nụ cười bí ẩn, vô tư.
Vào trong khuôn viên chùa, khách nhàn du cứ ngỡ mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nơi hồng trần. Sau hồ sen hoa nở hồng trên diện tích mặt nước rộng gần 1.500m2 được tiền nhân đào lấy đất đắp nền vào năm 1896 là chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền của người Khơme với nóc nhọn, mái cong uy nghiêm mà hùng dũng, được điểm tô bằng hàng ngàn phù điêu Naga – rắn thần bảy đầu, linh vật tượng trưng cho sự dũng mãnh và bất diệt. Quanh khu vực chánh điện là hàng chục mộ tháp cổ kính, trầm mặc dưới những tán cây lâm vồ (bồ đề) khổng lồ hàng trăm năm tuổi, gốc bằng vòng tay của cả chục người kết nối…
Cùng khung cảnh thiên thai với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Xà Tón còn in đậm trong tâm khảm những ai từng ghé thăm bởi những pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi, đặc biệt là bộ kinh lá buông (kinh ghi trên lá buông) được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều sách kinh lá nhất Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, kinh lá là loại thư tịch cổ của người Khơme với qui trình kiến tạo rất công phu, đòi hỏi mất nhiều công sức.
Sư cả Tholly cho biết, buông là loài cây rừng ngày trước có nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là giống cây có hình dáng như cây cọ. Khi cần sử dụng, nghệ nhân sẽ chọn những búp lá buông non, to bản cột chặt. Khoảng ba tháng sau búp lá dài gần 2m sẽ được chặt rời khỏi cây, mang phơi khô… Khi cần sử dụng sẽ dùng bút sắt viết chữ trên lá, mỗi lá có kích thước 6cmx60cm được ghi năm hàng, viết xong lấy nước trái cau non chà lên lau sạch, khi ấy chữ thấm nước mủ cau hiện rõ. Người viết giỏi mỗi ngày chỉ viết được một lá. Một quyển sách có hàng trăm lá, thường nặng khoảng 1kg. Chùa hiện có hơn 100 quyển kinh. Các sách lá chép lại tiểu sử Đức Phật, các truyện kể dân gian, những thành ngữ, câu đối hay các bài học rút ra ở đời… Những khi phum sóc có lễ hội lớn, các sư ở chùa sẽ lấy kinh lá trăm năm ra đọc, thuyết pháp…
Vì các giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền… mà chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1986.
Video đang HOT
An Giang: Khám phá Ngọa Long Sơn
Thất Sơn (hay Bảy Núi) là tên gọi vùng đất bán sơn địa thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên cận biên giới Tây Nam thuộc tỉnh An Giang.
Thực ra vùng đất này có trên 40 ngọn núi lớn nhỏ, rải rác, nhưng người ta chỉ lấy bảy ngọn núi tiêu biểu để gọi tên chung. Các ngọn núi ấy là: Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Ngọa Long Sơn (núi Dài Lớn), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài năm giếng), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Thủy Đài Sơn (núi Nước), Anh Vũ Sơn (núi Két), Liên Hoa Sơn (núi Tượng). Trong đó, Ngọa Long Sơn là tên chữ của núi Dài Lớn, có chiều dài khoảng 8.000 m, cao 580 m, nằm trên địa bàn của ba xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn.
Mới đây, chúng tôi đã có chuyến về Tri Tôn để chinh phục, khám phá Ngọa Long Sơn - dải núi dài nhất của Thất Sơn huyền thoại. Từ thị trấn Ba Chúc, chúng tôi đi Ô Sình ("Ô" theo tiếng Khmer là suối) và lên núi Dài. Con đường mòn lên núi dốc cao, quanh co được thảm bê tông chỉ vừa hai xe tránh nhau. Cảnh núi rừng hoang sơ tuyệt đẹp, cây cối xanh tốt. Dọc đường có đoạn san sát rừng tầm vông, có đoạn toàn cây xoài cổ thụ, có khúc thâm u, sầm uất tràm bông vàng.
Ngọa Long Sơn.
Cách Ô Sình chừng 4 km là Ô Vàng. Nơi đây là một điểm tập kết nông sản của bà con nông dân đi các nơi. Sản vật rất phong phú và đa dạng như: xoài, mít, chuối, vú sữa, hồng quân, me, rau cải tươi... Dưới chân Ô Vàng có suối Vàng, suối Bạc, xưa kia nơi đây có ít vàng cám lẫn trong cát, ngày nay không còn nữa, chỉ lưu lại tên địa danh. Nước suối Vàng, suối Bạc mùa khô chảy róc rách, mùa mưa ào ạt, cuồn cuộn...
Từ giã Ô Sình, Ô Vàng, chúng tôi đi về phía tây núi Dài để viếng thăm di tích Ô Tà Sóc thuộc ấp An Ninh, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Dọc con đường nhựa nhỏ về chiến trường xưa, hai bên là những rừng trúc hoang sơ, hàng hàng lớp lớp. Loáng thoáng ẩn hiện vài bóng nhà của bà con người dân tộc Khmer trong vườn cây sum suê. Ô Tà Sóc là một vùng rừng núi hoang dã nằm trên ngọn Sà Lôn thuộc núi Dài. Cảnh vật hai bên đường hoang vu, thơ mộng. Du khách sẽ gặp những lạch nhỏ nước trong vắt chảy róc rách len qua những phiến đá. Xen giữa đá núi, cây rừng hoang dại là những cây xoài, điều, mít, chuối xanh mướt lạ kỳ.
Khu di tích Ma Thiên Lãnh - Ô Tà Sóc.
Thời chiến tranh chống Mỹ, căn cứ Tỉnh ủy An Giang đóng ở Ô Tà Sóc. Điện Trời Gầm là nơi đóng trụ sở chỉ huy; các cơ quan, đoàn thể đóng rải rác trong một hệ thống hang động có đường mòn nối liền nhau với bán kính gần 3 km. Các hang động ở Ô Tà Sóc rất kiên cố, chứa được nhiều người. Đến điện Trời Gầm, hang Phụ Nữ, hang Quân Y, hang Hậu Cần..., ai cũng trầm trồ trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên, những khối đá granite khổng lồ (kỷ Jura) chồng chất lên nhau, ăn thông nhau như một mê cung kì bí!
Đến với đồi Ma Thiên Lãnh, du khách sẽ được nghe câu chuyện cảm động về những chiến sĩ đã hy sinh trong hang đá. Ma Thiên Lãnh là một đồi đá chỉ có một con đường độc đạo từ phía tây lên. Năm 1969, máy bay địch ném bom làm sập và bịt kín miệng hang, 7 chiến sĩ của oàn 61, chủ lực Miền bị kẹt trong hang. Lúc đầu, đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa sữa, cháo loãng vào hang. Mấy ngày sau, giặc càn quét, đánh phá ác liệt nên đơn vị phải rút về rừng U Minh. Bảy chiến sĩ ấy đã vĩnh viễn ở lại trong hang... Ba mươi tám năm sau, vào ngày 14/6/2007, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã tiến hành phá cửa hang Ma Thiên Lãnh để tìm hài cốt 7 liệt sĩ. Hiện nay, tại cửa hang Ma Thiên Lãnh có dựng bia tưởng niệm các liệt sĩ. Đứng trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có thể quan sát một vùng rộng lớn từ Ô Tà Sóc vòng qua xóm Mới, lên xóm Thúng của xã Lương Phi. Trên đồi, rải rác có nhiều cổ thụ như bằng lăng, sao, dầu, vông rừng, sung núi... và rất nhiều cây họ dây leo chằng chịt bám vào đá núi.
Về Thất Sơn, khám phá Ngọa Long Sơn, lên Ô Sình, Ô Vàng, viếng Ô Tà Sóc - Ma Thiên Lãnh thăm chiến trường xưa, khám phá những hang động, dạo chơi, thăm những phum, sóc của đồng bào dân tộc Khmer sẽ cho bạn nhiều ấn tượng khó quên!
Thăm ngôi chùa cổ có bộ kinh viết trên lá ở An Giang Chùa Xà Tón (Xvayton) tọa lạc tại thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bên cạnh lịch sử lâu đời, kiến trúc cổ kính, chùa Xà Tón còn được biết đến là "ngôi chùa lưu giữ nhiều bộ Kinh lá nhất Việt Nam". Chùa Xà Tón tọa lạc tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngôi chùa Khmer...