Tham quan “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”
Quần thể Di tích danh thắng Nhị – Tam Thanh được mệnh danh là “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”, gồm: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và nàng Tô Thị.
Động Nhị – Tam Thanh thuộc địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, là những phiến thạch, hang động có chiều dài khoảng 50m, được thiên tạo cách ngày nay từ 360 đến 245 triệu năm. ộng Tam Thanh nằm lưng chừng dãy núi có hình đàn voi phủ phục. Cửa động hướng đông, cao khoảng 8m, nối với mặt đất bằng 30 bậc đá đục vào sườn núi.
Trong động có chùa (chùa Tam Thanh) với bức phù điêu Adiđà tạc nổi vào vách đá, cao 202 cm, rộng 65 cm, màu trắng, khoác áo cà sa mềm mại, tạc vào khoảng thế kỷ 17. Ở các ngách động là cung thờ trang nghiêm như Tam Bảo, Thánh Mẫu, Sơn Trang… thờ tự nhiều loại hình tín ngưỡng – tôn giáo. Vào sâu bên trong là hồ Âm Ti, nước trong veo, mát lạnh và róc rách chảy từ các nhũ đá suốt bốn mùa. Trên trần động, rất nhiều nhũ đá tạo những hình thù sinh động và kỳ bí như: cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi…
Vào sâu hơn, một khoảng không rộng khá bằng, như sân khấu nhỏ, hai bên “cánh gà” lung linh sắc màu của nhũ đá từ hai cửa thông lên trời đưa nguồn sáng tự nhiên rọi xuống. Bước tiếp lên cao theo những bậc tam cấp uốn lượn cheo leo bên vách đá là lên lầu Vọng Thị. Tại đây, về phía xa, bên chỏm núi khác thấy rõ tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng.
Video đang HOT
Động Nhị – Tam Thanh là Di tích văn hóa Quốc gia, vừa có giá trị danh thắng, vừa in đậm những giá trị văn hóa. Bên phải cửa động, trên vách đá là bài thơ khắc của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ: “Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu”. Dọc phía trong động, những văn bia có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, cổ nhất là tấm bia “Trùng tu Thanh Thiền động” chế tác năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng để ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa. Một tấm bia khác, cũng có giá trị được tạc bằng chữ Nôm duy nhất ở tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình Đào Trọng Vận viết năm 1924.
Từ xa xưa, Nhân dân Việt Nam tự hào với những giá trị thiên nhiên và văn hóa – nghệ thuật của đất nước mình nên đã sáng tạo bài ca dao nổi tiếng về vùng biên ải phía Bắc Tổ quốc: “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh/Ai lên xứ Lạng cùng anh/Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”. Ngày nay, Lạng Sơn không chỉ là một trong những vùng biên thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam mà còn là điểm du lịch đặc biệt và nổi tiếng trên bản đồ du lịch của nước Việt Nam
Di tích núi Tô Thị Điểm nhấn độc đáo của văn hóa Xứ Lạng
Từ bao đời nay, nhắc đến Xứ Lạng không ai là không biết đến các địa danh như núi Tô Thị - nơi có hòn vọng phu (tượng nàng Tô Thị).
Núi Tô Thị đã trở thành điểm nhấn độc đáo trong hệ thống di tích của Lạng Sơn. Thời gian qua, chính quyền và Nhân dân thành phố Lạng Sơn đã có nhiều việc làm tích cực góp phần bảo tồn, phát huy di tích độc đáo này.
Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả Nguyễn Dược - Trung Hải trong cuốn "Sổ tay địa danh Việt Nam" xuất bản năm 1998, trên cả nước hiện có 7 hòn vọng phu tại các tỉnh, tuy nhiên quen thuộc và được biết đến nhiều nhất vẫn là hòn vọng phu tại Lạng Sơn với danh xưng "Nàng Tô Thị". Hiện nay, tượng đá độc đáo này nằm trên ngọn núi thuộc quần thể Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh, thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Năm 1962, khu di tích này, trong đó bao gồm cả núi Tô Thị đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp Quốc gia.
Nhân viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố dọn dẹp, nhổ cỏ tại khu vực tượng đá nàng Tô Thị
Bà Nguyễn Thị Hạnh, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, du khách tham quan cho biết: Tôi đã được đi tham quan nhiều hòn vọng phu ở các nơi trong nước nhưng tôi thấy hòn vọng phu nàng Tô Thị vẫn là đẹp và có nét giống người thật nhất. Đặc biệt, mỗi lần trở lại, tôi lại thấy di tích này khang trang, sạch đẹp hơn.
Để có những trải nghiệm thực tế, vào một ngày đầu tháng 10/2021, chúng tôi đến với di tích Thành nhà Mạc - Núi Tô Thị. Theo cảm nhận của chúng tôi, đường lên tượng đá khang trang, sạch sẽ và dễ đi hơn trước. Bà Lương Thị Sinh, Tổ trưởng Tổ quản lý khu di tích, Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố cho biết: Mỗi tháng 2 lần, chúng tôi lên đây dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu vực tượng. Năm 2018 và 2019, đơn vị đã in 20.000 tập gấp giới thiệu về giá trị của các di tích trong khu di tích Nhị - Tam Thanh, trong đó có tượng đá nàng Tô Thị phát tới khách tham quan.
Trong công tác quản lý, bảo tồn di tích, từ năm 2018, sau khi được bàn giao quản lý, chính quyền, ngành chức năng thành phố đã có nhiều giải pháp để cải tạo, chỉnh trang nhằm từng bước bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Cụ thể, UBND thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trồng mới 600 cây hoa đào tại đây nhằm tạo cảnh quan trong khu di tích. Tháng 7/2020, UBND thành phố đã triển khai dự án tu bổ khu di tích Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Trong đó, riêng đối với di tích núi Tô Thị đã được tiến hành thay mới hệ thống bảng thông tin chỉ dẫn và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại tượng đá (2 đèn 100W) và chân núi Tô Thị (5 đèn 100W).
Ngoài ra, năm 2019, UBND thành phố phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc với chủ đề "Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch" trong đó có nội dung nghiên cứu làm rõ giá trị của biểu tượng hòn vọng phu - nàng Tô Thị. Bà Phạm Thị Thuận, Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin (VHTT) thành phố cho biết: Về phía phòng, từ năm 2019 đến nay, Phòng VHTT đã xây dựng và đăng hơn 20 bài viết tuyên truyền về hệ thống di tích, di sản văn hóa thành phố, trong đó có di tích núi Tô Thị trên trang thông tin điện tử của thành phố, trang fanpage "Thành phố Lạng Sơn - thành phố hoa đào".
GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: Ở Việt Nam có nhiều câu chuyện về hòn vọng phu và chắc chắn câu chuyện hòn vọng phu lưu truyền ở Lạng Sơn có ảnh hưởng sâu đậm, rộng khắp trong tâm thức người Việt. Điểm đặc sắc nhất của tượng đá nàng Tô Thị là sự kết tinh cao nhất lòng chung thủy son sắt của người phụ nữ Xứ Lạng nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Qua đây có thể thấy, cùng với các di tích khác, tượng đá nàng Tô Thị gắn với núi Tô Thị đã từ lâu trở thành "thương hiệu" nhận diện, điểm độc đáo của văn hóa Lạng Sơn. Tin rằng, với nhiều giải pháp tích cực, thời gian tới, điểm di tích này sẽ còn phát huy hơn nữa giá trị vốn có của nó
Tuyệt mỹ danh thắng Hòn Chồng Trải qua hàng triệu năm, thiên nhiên đã kiến tạo nên một danh thắng với những bãi đá xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, nhiều tảng đá có hình tượng thiên tạo trông rất kỳ thú. Truyền thuyết dân gian kể rằng, xưa có một người khổng lồ đến đây vãn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông nhìn ngắm...