Tham quan Chùa Vân Sơn Tự – Ngôi chùa duy nhất ở Côn Đảo
Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Cồn Đảo, bạn hãy hges thăm chùa Vân Sơn Tự, ngôi chùa tọa lạc uy nghi và chỉ duy nhất ở thành phố biển đảo.
Chùa Vân Sơn Tự ở Côn Đảo hay còn gọi là chùa Núi Một. Chùa tọa lạc trên ngọn Núi Một thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vân Sơn Tự được chính quyền Mỹ ngụy xây dựng vào năm 1964 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cho những người làm việc trong cơ quan hành chính, các viên chức, quân lính trên đảo. Ngoài ra, chùa còn được xây với mục đích mỵ dân, trá hình và che mắt báo chí cũng như dư luận thế giới về sự thống trị tù nhân tàn bạo của chế độ Mỹ ngụy thời bấy giờ.
Vào những ngày đầu quý II năm 1965, khi giặc Mỹ bắt những người tù có án chung thân bị giam ở trại Phú Hải đi xây chùa Vân Sơn Tự. Những tù nhân này đã phải khuân vác vật liệu xây dựng từ dưới chân núi lên đỉnh núi rất vất vả và gian khổ. Tại hiện trường, tù nhân phản đối quyết liệt, tuy nhiên tên cai quản vẫn không hề chú tâm gì đến.
Buổi chiều khi về trại giam, giặc không cho tù nhân tắm, không cho ăn cơm như thường lệ mà bắt họ chào cờ rồi nhốt vào phòng giam. Sau đó, chúng lựa ra 63 người được cho là cầm đầu, chủ mưu để nhốt vào xà lim Trại II. Nhiều tù nhân không chịu nổi cảnh tra tấn nên đã hy sinh và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.
Đến năm 1975, sau khi Côn Đảo được giải phóng, chùa trở thành nơi thờ Phật, tín ngưỡng tâm linh của người dân trên đảo. Nhờ vào sự tài trợ của Báo Công an Nhân dân, quỹ thiện tâm, quỹ tấm lòng vàng gần xa,… dự án đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích chùa Vân Sơn Tự đã được triển khai nhanh chóng với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng. Sau gần một năm thi công, sửa chữa và tôn tạo, chùa Vân Sơn Tự đã được hoàn thiện vào tháng 12 năm 2011.
Chùa với tổng diện tích là 19.434 m2 bao gồm các hạng mục: Cổng chào, Gác chuông, tượng Phật Bà Quan Âm, miếu Địa Tạng, miếu Sơn Thần, nhà thờ Tổ, nhà khách cùng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước. Từ đó, việc phát huy giá trị di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo với chùa Vân Sơn Tự đã được đẩy mạnh, góp phần xây dựng Côn Đảo phát triển thành một vùng đất du lịch văn hóa tâm linh, phát triển kinh tế xã hội theo quan điểm phát triển chung của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nếu có dịp đi du lịch Côn Đảo bạn hãy ghé tham chùa Vân Sơn Tự, để đến được đây có 2 cách: Đó là đi bộ lên những bậc thang hoặc chạy bằng xe máy lên chùa bằng một con đường ở gần cổng chùa. Khi lên đến chùa, bạn sẽ bắt gặp một không gian thanh tịnh, thoải mái với mùi hương dịu dàng của biển, của khói hương nhiệm màu. Đồng thời tận hưởng cảm giác bình yên với tiếng chuông chùa, với những bài kinh đầy ý nghĩa.
Đến đây du khách sẽ thấy được nơi đây là một công trình kiến trúc văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời sẽ cảm nhận được tinh thần kiên cường, vững vàng, bất khuất vượt qua mọi thử thách của những người chiến sĩ yêu nước.
Hiện nay hầu hết trong các lịch trình tour du lịch Côn Đảo đều không bỏ qua điểm đến linh thiêng như chùa Vân Sơn Tự. Vậy có thể nói đến đây bạn không chỉ được hào mình vào biển xanh cát vàng, hòa mình vào những con sóng biển ôn hòa, mà đến đây bạn có dịp tham lại mảnh đất lịch sử, hay những khu du lịch linh thiêng như chùa Vân Sơn Tự – Côn Đảo.
Chi tiết kinh nghiệm đi viếng mộ, lễ tạ cô Sáu ở Côn Đảo
Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để viếng mộ, lệ tạ cô Sáu - nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm chi tiết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về mộ cô Sáu
Video đang HOT
Mộ cô Sáu thờ cúng vị nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Võ Thị Sáu. Ngôi mộ này gắn liền với câu chuyện lịch sử về một cô gái vĩ đại đã hy sinh bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc khi chỉ mới 18 tuổi. Ngày 23/01/1952, là tử tù nhỏ tuổi nhất, cô Sáu anh dũng hy sinh. Khi bị địch tra hỏi, cô dũng cảm tuyên bố: "Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội" hay khi bị hành hình cô vẫn thản nhiên cất tiếng hát. Cuối cùng, chúng đưa cô ra pháp trường nhưng cô chẳng sợ, cô không cần bịt mắt vì cô muốn nhìn đất nước lần cuối. Hằng năm, có rất nhiều lượt khách xa gần đến viếng thăm mộ cô Sáu tại Côn Đảo để cầu tài lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an bởi người người truyền nhau rằng mộ cô Sáu rất thiêng, cô luôn giúp đỡ những ai có tâm thiện, thành ý hướng tới cô Sáu. Mỗi người dân tại Côn Đảo đều thờ cô Sáu tại nhà, làm lễ giỗ cho cô mỗi khi đến ngày giỗ, có những người là cai ngục ngày xưa từ đất liền vào rất đông như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng,.. họ vừa kết hợp du lịch Côn Đảo vừa dâng hương lễ tưởng nhớ cô Sáu.
Nơi cô Sáu yên nghỉ tại Côn Đảo
Cách di chuyển đến mộ cô Sáu
Vậy làm thế nào để bạn có thể di chuyển đến mộ cô Sáu, thời gian di chuyển mất bao lâu, chi phí ra sao? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ngay dưới đây thôi!
Địa chỉ mộ cô Sáu - nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu
Mộ cô Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km - nơi chôn cất hơn 2.000 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, nằm gần nhà tù Côn Đảo. Vào trong nghĩa trang này, thật không khó để bạn tìm ra mộ cô Sáu bởi đây là ngôi mộ đồ sộ nổi bật so với các ngôi mộ khác. Đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác, bạn sẽ thấy ngôi mộ của cô Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào, tại khu B của nghĩa trang.
Địa chỉ: Nghĩa Trang Hàng Dương, Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
Vị trí mộ của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu trên bản đồ.
Thời gian đi viếng mộ cô Sáu
Nghĩa trang Hàng Dương luôn mở cửa, kể cả các ngày cuối tuần nên bạn có thể đi viếng mộ cô Sáu lúc nào cũng được. Tuy nhiên, người dân thường đi viếng mộ cô Sáu vào khung giờ từ 21h - 23h55 đêm vì mọi người cho rằng đây là thời điểm linh thiêng, nếu thành khẩn thì mọi mong ước sẽ trở thành hiện thực. Giống với lễ chùa, nhiều người lựa chọn dịp đầu xuân năm mới đi viếng cô để cầu an lành. Đây cũng là khoảng thời gian người dân tổ chức lễ giỗ cho cô Sáu vào ngày 23/01 âm lịch hằng năm. Nhiều người lại chọn tháng 7 lễ để xóa tội vong ân, lễ vu lan báo hiếu.
Quy trình đi lễ ở mộ cô Sáu ở Côn Đảo
Vào ban ngày hay ban đêm thì quy trình đi lễ ở mộ cô Sáu đều cần lưu ý những điều dưới đây:
Đi lễ mộ cô Sáu vào ban ngày
Đây là khoảng thời gian bạn chỉ nên lễ trình cô Sáu và làm lễ thắp hương tưởng niệm mộ các chiến sĩ cách mạng tại nghĩa trang Hàng Dương bởi buổi tối mới là lễ chính viếng mộ cô Sáu. Đầu tiên, bạn hãy đi vào nghĩa trang Hàng Dương tới cột cao nhất là lễ đài tưởng niệm và làm lễ chính cho các chiến sĩ. Sau đó, bạn hãy đi viếng mộ các chiến sĩ, đặc biệt là các chiến sĩ tiêu biểu như: Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh. Bạn nhớ lưu ý đi hết các khu từ khu A đến khu D của nghĩa trang nhé. Sau khi hoàn thành lễ viếng mộ của tất cả các khu, bạn có thể về nghỉ ngơi hoặc khám phá các địa điểm khác ở Côn Đảo như miếu bà Phi Yến, nhà tù Côn Đảo, chùa Núi Một.
Đi lễ mộ cô Sáu vào ban đêm
Sau khi nghỉ ngơi, khi mặt trời lặn là khoảng thời gian bạn nên tiếp tục quy trình lễ mộ cô Sáu. Nếu như bạn chuẩn bị nhiều đồ lễ viếng, lưu ý đến sớm để chuẩn bị bày đồ lễ nhé vì thời gian này mọi người đi lễ rất đông. Một điều chú ý nữa là tránh chen lấn xô đẩy, hãy kiên nhẫn đợi tới lượt của mình nhé. Trước khi viếng mộ cô Sáu, bạn sẽ ghé qua đài tưởng niệm 1 lần nữa rồi quay ra mộ cô Sáu tiến hành lễ cô. Buổi tối tại mộ cô Sáu hay nghĩa trang Hàng Dương rất huyền ảo bởi những ánh nến lung linh.
Đi viếng mộ cô Sáu vào buổi tối mang lại sự linh thiêng nhất.
Cách chuẩn bị, sửa soạn đồ lễ khi thăm mộ cô Sáu
Bạn có thể chuẩn bị đồ lễ tại nhà mang đến viếng hoặc đến Côn Đảo rồi sửa soạn được vì tại đây có bán rất đầy đủ. Đồ lễ cô Sáu độ cầu kỳ cũng tùy thuộc những người có giàu kinh nghiệm đi lễ hay không nhưng vẫn cần đảm bảo những đồ sau:
Nón lá, xấp tiền vàng bạc, bộ gương lược, xấp thỏi vàng, nước suối, bó nhang, đèn cầy. Và điều đặc biệt không thể thiếu là hoa nhưng cô Sáu thích hoa trắng nên bạn hãy chuẩn bị cúc trắng hoặc hoa hồng trắng đều được. Về ngũ quả, hãy chuẩn bị 1 mâm hoặc 1 giỏ trong có quả lekima nhé. Nhiều người cầu kỳ hơn họ chuẩn bị mâm xôi hay cả con heo quay hoặc họ cúng đồ thật như: áo dài đặt may, bộ mỹ phẩm,...
Lưu ý:
- Nên để ngửa nón lá nên và đặt đồ cúng vào đó và đặt bộ lễ lên mộ cô.
- Bạn cũng nên chuẩn bị đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương. Mọi đồ lễ sau đó đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại.
- Hãy nhờ sự trợ giúp của những người dân cùng đi lễ viếng cô để có thể chu toàn về khâu chuẩn bị đồ lễ nhé!
Những món đồ cần chuẩn bị cho lễ viếng mộ cô Sáu
Trang phục nên mặc khi đi viếng mộ cô Sáu
Mộ cô Sáu hay nghĩa trang Hàng Dương là điểm đến tâm linh, do đó điều quan trọng là bạn hãy chọn trang phục lịch sự, kín đáo không hở hang tránh làm mất mỹ quan nơi linh thiêng. Cùng nhắc nhở, lưu ý cho những người xung quanh để tạo văn minh về trang phục khi đi viếng mộ cô Sáu nhé.
Người dân ăn mặc lịch sự khi đi viếng mộ cô Sáu
Những điều cấm kỵ trong quá trình đi thăm mộ cô Sáu
Khi đi lễ tại mộ cô Sáu bạn không nên nói tục, chửi thề, trêu đùa, nói cười to tiếng, đi lại không nhẹ nhàng. Đây là nơi của các chiến sĩ đã an nghỉ, cô Sáu hy sinh anh dũng cũng nằm đó, hãy đi nhẹ, nói khẽ, hành động nhẹ nhàng để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với những chiến sĩ nằm đó cũng như tạo nên nền văn minh ứng xử tại nơi linh thiêng này.
Các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo Côn Đảo không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp hoang sơ của thiên đường biển xanh cát vàng, mà nơi đây còn là minh chứng cho một thời oanh liệt của lịch sử hào hùng của ông cha ta ngày trước. Không những vậy, các điểm tâm linh ở Côn Đảo là nơi chứa đựng niềm tin, nguyện ước của người dân trên...