Tham quan Chùa Kim Tiên An Giang có gì?
Chùa Kim Tiên An Giang không chỉ là một điểm đến linh thiêng mà đây còn là điểm du lịch check in yêu thích của nhiều du khách.
Ngôi chùa như được bước ra từ những bộ phim cổ trang với lối kiến trúc cổ kính, không gian an yên.
Chùa Kim Tiên An Giang ở đâu?
An Giang từ lâu luôn được biết đến với các địa điểm linh thiêng. Du lịch An Giang bên cạnh việc chiêm ngưỡng các cảnh đẹp tự nhiên: đồi núi, rừng tràm,… thì việc đi thăm viếng các ngôi đền, ngôi chùa linh thiên là điều không thể thiếu. Đặc biệt chùa Kim Tiên An Giang được rất nhiều du khách ghé thăm.
Chùa Kim Tiên An Giang có địa chỉ: xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang. Chùa Kim Tiên hơi xa xôi nhưng lại có rất nhiều điều thú vị. Từ thành phố Châu Đốc, du khách sẽ mất khoảng 30 phút để di chuyển đến đây tham quan.
Những điều ấn tượng ở chùa Kim Tiên
Kiến trúc cổ kính, trang nghiêm
Chùa Kim Tiên An Giang trước đây chỉ là điểm đến tâm linh của người dân địa phương để hành hương. Người dân đến đây để cầu bình yên, cầu cho những điều may mắn trong cuộc sống. Sàu này, khi những hình ảnh tuyệt đẹp của chùa Kim Tiên được lan tỏa trên các mạng xã hội và được biết đến nhiều hơn.Chùa Kim Tiên An Giang thu hút một lượng lớn khách nhất định. Điều đầu tiên khiến du khách ấn tượng với ngôi chùa Kim Tiên này có lẽ là nét kiến trúc độc đáo.
Chùa Kim Tiên có hệ thống tượng Phật lớn và được chạm khắc tinh tế. Mỗi tượng Phật đều toát lên dáng vẻ tôn nghiêm, hiền từ. Ấn tượng nhất có lẽ là tượng Phật A Di Đà cao hơn 24 mét. Tượng Phật cao lớn có thể nhìn thấy từ nhiều góc khác nhau trong chùa.
Nhiều góc check-in đẹp
Video đang HOT
Du lịch ngày nay gắn liền với nhu cầu chụp hình check in. Và đây cũng là một trong những lý do du khách và đặc biệt là giới trẻ đến với chùa Kim Tiên. Với vẻ đẹp vừa lộng lẫy, vừa hoài cổ, chùa Kim Tiên sở hữu nhiều góc chụp ảnh ấn tượng. Các bậc thang kéo dài với trang trí rồng, hay các họa tiết cổ là một góc chụp rất lý tưởng.
Bên cạnh đó, du khách có thể chụp ảnh ở tượng Phật A Di Đà, khuôn viên chùa… Nếu biết cách chọn góc chụp đảm bảo sẽ có vô số ảnh đẹp khi đến đây tham quan. Trang phục được nhiều người lựa chọn khi chụp ảnh chùa Kim Tiên An Giang đó là áo dài. Vừa thích hợp tham quan, lại lên hình rất đẹp.
View ngắm cảnh ấn tượng
Sau khi tham quan một vòng chùa và chụp ảnh thỏa thích, du khách có thể tìm một góc để ngắm cảnh. Nhiều điện của chùa có vị trí cao và view rất đẹp. Đặc biệt là tham quan vào buổi chiều, du khách có thể cảm nhận một cách rõ nét sự yên bình cùng vùng đất Tịnh Biên. Các ruộng lúa xanh tốt, những ngọn núi phía xa được thu vào tầm mắt. Không khí ở đây cực kỳ trong lành nên du khách tha hồ mà thư giãn.
Khám phá chùa Ông Hội An: điểm đến linh thiêng của phố Hội
Hội An được du khách biết đến với những ngôi nhà cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử. Cùng với đó, nơi đây còn sở hữu nhiều công trình tâm linh, có giá trị văn hóa đặc biệt, trong đó phải kể tới chùa Ông.
1. Đôi nét về chùa Ông Hội An
Chùa Ông ở đâu?
Địa chỉ: Số 24 đường Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 06:00 - 17:00
Chùa Ông hay còn có tên gọi khác là Quan Công Miếu. Chùa tọa lạc trên con đường Trần Phú, ngay tại trung tâm của phố cổ Hội An. Chùa Ông Hội An thờ Quan Vân Trường (hay Quan Vũ). Đây là một vị tướng tài ba, nổi tiếng thời Tam Quốc. Ông đã góp công lớn trong quá trình thành lập nhà Thục Hán.
Quan Vân Trường là hình mẫu tiêu biểu về một vị tướng hội tụ đầy đủ các phẩm chất Nghĩa - Tín - Trung - Dũng. Cũng chính vì vậy, Quan Vũ được thờ cúng ở nhiều nơi, trong đó bao gồm cả chùa Ông Hội An.
Sơ lược lịch sử hình thành chùa Ông Hội An
Vào thế kỷ XVII, Hội An là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của các thuyền buôn đến từ những quốc gia khác nhau trên thế giới. Rất nhiều thương nhân đã lựa chọn ở lại và sinh sống tại nơi đây để phát triển việc làm ăn của mình, đặc biệt là những thương nhân người Hoa.
Cũng chính vì vậy, họ đã xây dựng các đền thờ, chùa, miếu,... để phục vụ đời sống văn hóa, tâm linh của mình. Và chùa Ông là một trong những công trình tiêu biểu, mang đậm dấu ấn của người Hoa cổ ở Hội An.
Chùa Ông Hội An được xây dựng vào năm 1653. Tính tới nay, chùa đã trùng tu 6 lần vào năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966. Trước kia, đây là địa điểm mà các thương nhân thường ghé tới để xin buôn may bán đắt, cam kết những việc vay nợ, làm ăn của mình. Ngày 29 tháng 11 năm 1991, chùa Ông đã được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.
Ngày nay, khi Hội An đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, thì chùa Ông chính là điểm tham quan mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến với phố Hội.
2. Khám phá nét kiến trúc độc đáo của chùa Ông Hội An
Chùa Ông Hội An là công trình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Trung Hoa cổ điển. Tổng thể chùa gồm 4 tòa nhà: tiền đình, chính điện, hai tả, hữu vu. Chùa xây dựng theo kiểu chữ khẩu, mái lợp ngói ống, trang trí Rồng, Giao khác biệt so với những ngôi chùa khác ở phố cổ Hội An.
Điểm gây tượng với du khách chính là khu vực chính điện. Ở đây đặt pho tượng Quan Vân Trường uy nghi, nét mặt oai nghiêm, đôi mắt sắc sảo nhìn về phía trước. Quan Vũ khoác trên mình một thanh bào thêu rồng nối kim tuyến. Bên cạnh tượng Quan Vân Trường là 2 pho tượng Châu Thương và Quan Bình. Đây đều là những người trung thành với Quan Công.
Đứng trước bức tượng của Quan Vũ, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn khí chất của vị tướng tài ba. Cùng với đó, bạn cũng thấy được sự điêu luyện của những người nghệ nhân xưa đã tạo nên tác phẩm này.
Hai bên tả, hữu trong chùa mỗi bên để một con ngựa. Bên tả là con bạch mã, bên hữu là con ngựa xích thố màu đen yêu thích của Vân Trường được Tào Tháo ban cho. Bên trong chùa còn có nhiều bia đá, sắc phong, các hiện vật cổ.
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm (thân phụ của Nguyễn Du) và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân. Đây là những di tích lịch sử từ thế kỷ XVIII trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh còn lại tới ngày nay.
3. Những hoạt động tại chùa Ông hấp dẫn du khách
Hàng năm, chùa Ông Hội An có nhiều hoạt động, lễ hội thú vị thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé tới. Vào dịp đầu năm, người dân địa phương và khách du lịch thường đến đây để cầu bình an, may mắn đặc biệt trong việc làm ăn của mình. Bạn có thể xin những tờ Xuân liên cầu an, cầu may. Hoặc bạn hãy viết lời cầu nguyện của mình lên một tờ giấy nhỏ và treo vào giữa những khoanh hương to, tròn ở chùa.
Ngoài ra, vào ngày 16 tháng giêng âm lịch ở đây sẽ tổ chức lễ hội Vía Ông, hay ngày 24 tháng 6 âm lịch có lễ hội Vía Quan Hiển Thành. Đây đều là những lễ hội lớn, mang nhiều ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc của người dân phố Hội.
4. Lưu ý khi tới chùa Ông Hội An
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi tham quan chùa Ông Hội An:
Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự khi tham quan chùa Ông bởi đây là một địa điểm linh thiêng.
Không nên chạm vào các hiện vật có trong chùa, tránh gây hư hỏng.
Khi vào chùa không nên nói to, gây ồn ào.
Chùa Ông là một điểm du lịch nổi tiếng và thường có nhiều du khách ghé tới viếng thăm. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý đồ dùng của mình, tránh trường hợp gặp kẻ gian.
Chùa Linh Phong điểm đến linh thiêng mà bạn nên viếng thăm khi đi du lịch Quy Nhơn Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Quy Nhơn, bạn không thể bỏ qua Chùa Linh Phong - một địa điểm du lịch linh thiêng, thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Ngôi chùa này nằm ở làng Phương Thi, Cát Tiên, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định. Khu vực xung quanh ngôi đền cổ này sở hữu vẻ...