Tham quan Bến Nhà Rồng bằng đường thủy: Quá tiện nhưng sao chưa ai làm?
Đó là câu hỏi được đặt ra tại hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa thường trực HĐND TP.HCM và doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn TP.
Bến Nhà Rồng, quận 4 nhìn từ trên cao – Ảnh: T.T.D.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trăn trở bởi sông Sài Gòn đẹp nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng, gọi là “Bến Nhà Rồng nhưng lại không có bến”.
Đến Bến Nhà Rồng… đi rất lòng vòng
Bến Nhà Rồng từ lâu được người dân TP nhớ đến là một cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn. Nơi đây gắn liền với sự phát triển lịch sử, xã hội, kinh tế của TP qua nhiều giai đoạn. Thế nhưng, đường đi đến Bến Nhà Rồng lại lòng vòng khiến người dân khó tiếp cận.
Sáng 7-10, chúng tôi đi từ đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) sang Bến Nhà Rồng (quận 4) mất hơn 20 phút. Dù đoạn đường đi khá gần nhưng bến nằm ở chân cầu Khánh Hội nên phải đi đường vòng.
Chúng tôi phải đi qua đường Tôn Đức Thắng để lên cầu Khánh Hội, rồi vòng ngược lại đường Nguyễn Tất Thành mới vào được cổng khu di tích này. Trong khi đó, tuyến đường Nguyễn Tất Thành thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm khiến xe cộ chen chúc khá mệt mỏi. Người dân đi ô tô muốn đến đây tham quan thì còn vất vả hơn bởi đường khá hẹp, lại phải đi lòng vòng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Hải – một người dân quận 1 – chia sẻ Bến Nhà Rồng đối với ông có rất nhiều ý nghĩa lịch sử, đại diện cho nét đẹp “trên bến dưới thuyền” một thời. Ông thích đưa con cháu đến để dạy cho các thế hệ sau về lịch sử nơi đây. Thế nhưng, ông Hải đánh giá đường đi đến bến còn bất tiện, dẫn tới khách đến đây ngày càng thưa thớt.
Tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được khai thác đúng giá trị và dễ bị mai một theo thời gian. Người dân đứng bên quận 1 nhìn sang Bến Nhà Rồng rất gần nhưng đi cũng phải mất 15 – 20 phút giờ cao điểm.
Đường thủy chưa kết nối, đề xuất làm bến
“Trong khi đó, chúng ta gọi là Bến Nhà Rồng nhưng lại không có bến để tàu thuyền cập vào. Đường thủy không thể tiếp cận, hành khách chỉ có thể nhìn ngắm khu di tích từ xa giữa mênh mông sông nước. TP cần xem xét lại để có chính sách khai thác giá trị to lớn của Bến Nhà Rồng nói riêng và sông Sài Gòn nói chung”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Kim Toản – giám đốc Công ty Thường Nhật – bày tỏ tiếc nuối vì Bến Nhà Rồng rất đẹp, từng là bến lịch sử.
Theo ông Toản, vị trí bến nằm ở ngay đầu sông Sài Gòn nhưng đến nay vẫn chưa có đường thủy kết nối vào bến. Nếu có một bến thủy ở đây sẽ tạo sự kết nối, du khách có nhiều cảm xúc khi đi tour trên sông Sài Gòn, tăng tính thú vị cho một điểm du lịch.
“TP nhất định phải có chính sách kết nối giao thông thủy, du lịch thủy để nâng tầm những giá trị sông nước chúng ta đang có”, ông Toản chia sẻ.
Vì sao chưa thể khai thác hết tiềm năng Bến Nhà Rồng và du lịch đường thủy? Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp làm du lịch nhận định do vắng bóng bến thủy nội địa, chính sách chưa được ưu tiên. Những quy hoạch gắn liền du lịch thủy còn chậm trễ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Không chỉ vậy, quy trình cấp phép bến thủy cũng nhiêu khê và dài hơi.
Quay lại câu chuyện khai thác Bến Nhà Rồng, ông Toản kỳ vọng sẽ đầu tư xây dựng mới bến thủy nội địa tại Bến Nhà Rồng nhằm tạo thuận lợi, kết nối du lịch đường thủy để khách đến thăm viếng, tìm hiểu, học tập… tại đây.
Nếu được TP chấp thuận, công ty chủ động đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình theo hướng hiện đại kết nối được Bến Bạch Đằng sang Bến Nhà Rồng, tạo ra một sản phẩm du lịch đường thủy có ý nghĩa, rất đặc sắc và an toàn. Đồng thời tái hiện bức tranh du lịch “trên bến, dưới thuyền” hiện đại, hấp dẫn người dân, du khách nội địa và quốc tế tại một vùng cảnh quan vốn dĩ đã từng là như thế.
Mưa trùng thời điểm triều cường đạt đỉnh, nhiều nơi ở TP.HCM nước mênh mông
Cơn mưa chiều 27-9 do ảnh hưởng hoàn lưu bão Noru đúng thời điểm triều cường trên sông Sài Gòn đạt đỉnh làm nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập nước, xe cộ chết máy.
Triều cường cùng với mưa lớn ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7) chiều 27-9
Gần 17h ngày 27-9, mực nước trên các kênh, rạch khu vực TP.HCM bắt đầu dâng cao do triều cường đạt đỉnh trong tháng xấp xỉ báo động 2 (1,5m).
Theo ghi nhận, mưa do ảnh hưởng hoàn lưu của bão Noru kết hợp với triều cường trùng giờ cao điểm nên các đường như Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát (quận 7) ngập nặng, gây kẹt xe kéo dài. Nhiều đoạn nước ngập sâu gần nửa bánh xe. Tại đường Trần Xuân Soạn có đoạn dài hơn 2km bị ngập mênh mông nước.
Hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát mênh mông nước
Nước ngập cũng làm nhiều xe bị chết máy, người dân phải bì bõm lội nước dẫn bộ.
Tại chợ hàng loạt tiểu thương phải buôn bán trong cảnh ngập nước.
Một người dân buôn bán hàng ăn trong cảnh nước ngập bủa vây tại hẻm 588 Huỳnh Tấn Phát, quận 7
Bà Lê Thị Lý đang dùng tấm chắn để chặn nước tràn vào nhà. "Con đường này mỗi mùa triều là ngập, hơn chục năm nay rồi nên hầu như nhà nào ở đây cũng quen. Mỗi lần nước tràn vô nhà là phải kê cao đồ đạc để tránh hư hỏng. Mong sao cống ngăn triều ở đây sớm hoạt động để người dân mình bớt khổ hơn mỗi mùa triều cường", người phụ nữ 56 tuổi cho biết.
Người dân khu vực phải chắn ván để ngăn nước tràn vào nhà mỗi khi có xe ô tô chạy qua.
Nước tràn vào nhà, người dân phải kê cao đồ đạc
TP Hồ Chí Minh: Triển khai hiệu quả việc chuyển đổi hóa đơn điện tử TP Hồ Chí Minh là một trong 6 tỉnh, thành được triển khai ứng dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, bắt đầu từ tháng 11/2021. Đến nay, việc ứng dụng hóa đơn điện tử đã giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm thời gian, chi phí và người dân cũng được hưởng lợi. Người tiêu dùng khi mua hàng không cần...