Tham quan Bảo tàng Lụa Quốc gia ở Trung Quốc
Bảo tàng Lụa Quốc gia được mở cửa giới thiệu tới công chúng vào năm 1992, nhưng mãi đến năm 2004 bảo tàng mới đón khách tham quan vào cửa miễn phí.
Bảo tàng này nằm ở phía Nam của Hồ Tây, thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Bên trong chia thành nhiều khu vực, trưng bày các mặt hàng về thời trang, thổ cẩm, công cụ dệt may, những nội dung xoay quanh đến con đường tơ lụa,…
Phòng trưng bày con đường tơ lụa
Là một không gian chứa đựng những bộ sưu tập nói về lịch sử và nền văn hóa Gấm Lụa Trung Quốc với con đường tơ lụa. Hay nói cách khác, mọi hoạt động trao đổi buôn bán thồ hàng được diễn ra trên con đường này đã được thu nhỏ lại, mà không cần phải tới tận nơi để khám phá. Những hiện vật tại đây có niên đại hơn 5000 năm lịch sử, thậm chí còn có những thước phim mô phỏng rất rõ nét.
Phòng triển lãm thời trang
Phải nói đây là một bức tranh màu sắc đầy thú vị, đan xen giữa các trang phục Lụa truyền thống và trang phục từ nhiều nước phương Tây. Với quần áo dân gian, người ta còn thấy cả Long Bào của các vị vua trải qua từng triều đại, bên cạnh đó còn là những bộ quần áo hiện đại, thể hiện cho sự học hỏi pha trộn giữa nền văn hóa truyền thống với từng nền văn hóa khác trên thế giới.
Video đang HOT
Phòng trưng bày các công cụ dệt may
Tại phòng trưng bày này sẽ cho du khách có được một cách nhìn so sánh, khác nhau giữa quy trình sản xuất dệt lụa của người Trung Quốc với các quốc gia khác “Từ hình thức trồng trọt, thu hoạch cho tới công đoạn nhuộm màu, dệt vải, thêu thùa”.
Nó không chỉ đơn thuần là một phòng trưng bày, mà nó còn đóng vai trò bảo tồn những giá trị vật thể văn hóa truyền thống. Ấn tượng hơn, khi con mắt quan sát của chúng ta sẽ bị chi phối bởi những công cụ thô sơ cũ kỹ, nhưng đã được bảo tàng khôi phục lại khá hoàn hảo.
Các khu vực khác xung quanh bảo tàng
Nơi đây có rất nhiều sảnh chờ, nghỉ ngơi và giải trí. Đó là những khu vực cung cấp đồ ăn, thức uống, để khách tham quan có thể tận hưởng trọn vẹn một bầu không khí cổ điển về nền văn hóa dệt lụa truyền thống, thông qua những thước phim ngắn hay cầm đọc những cuốn sách giới thiệu trên tay.
Bảo tàng Lụa Quốc gia không chỉ là một bảo tàng lớn nhất trong nước, mà còn được trang bị rất nhiều các thiết bị tiện nghi hiện đại, đem lại sự thuận lợi cho khách tham quan. Nó được miễn phí tất cả từ việc vào cửa cho tới các cuốn sách hướng dẫn thông tin, riêng ngoại trừ đồ ăn thì du khách phải mua nếu có nhu cầu.
Nhạn Môn Quan - một kỳ quan ở Trung Quốc
Nhạn Môn Quan là minh chứng của những thăng trầm của lịch sử Trung Quốc, là chiến tích của những cuộc đánh chiếm khốc liệt biên ải của các triều đại Trung Quốc.
Không chỉ là chứng kiến những cuộc chiến tranh mà là nơi cũng là nơi ghi dấu câu chuyện tình yêu đầy trắc trở của chàng anh hùng Kiều Phong cũng như cái kết buồn của nàng A Tử, hay là nơi một trong tứ đại mĩ nhân - Vương Chiêu Quân gảy khúc đàn ly biệt khi phải rời xa cố hương. Và đặc biệt nơi đây cũng có rất nhiều chim nhạn bay qua - vì thế tên của cửa ải xuất phát từ vị trí địa lý đặc biệt này. Đây là địa danh lý tưởng để du khách khi muốn tìm hiểu về đất nước Trung Quốc.
Cùng Ninh Vũ Quan và Thiên Quan, Nhạn Môn Quan là một trong 3 cửa ải quan trọng để vượt qua Vạn Lý Trường Thành, đoạn đi qua địa phận tỉnh Sơn Tây. Cái tên Nhạn Môn Quan được biết đến là do nó nằm trên một thung lũng lọt thỏm giữa 2 bờ vách núi hiểm trở của ở huyện Đại cách Hân Châu tầm 20km. Nhạn Môn Quan ý chỉ những con chim nhạn mới vượt qua được nơi cửa ải hùng vĩ này.
Nhạn Môn được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) cho xây dựng để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược của các bộ lạc phía Bắc, nhưng cửa ải này chỉ chính thức được xây dựng dưới thời nhà Đường (618-907).
Được mệnh danh là "cửa ải số 1 Trung Quốc", Nhạn Môn Quan không những đẹp, trầm tích mà nó còn là một căn cứ quân sự quan trọng đối với Vạn Lý Trường Thành cũng như trong lịch sử của đất nước Trung Hoa.
Những vết tích lịch sử in hằn trên cổng thành, gợi nhớ du khách quay trở lại một thời loạn lạc của chiến tranh. Phía Đông có 1 cửa, phía Tây có 2 cửa tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá khổng lồ từ Tây sang Đông dài 5km.
Cổng Tây ở Nhạn Môn Quan có 2 cửa phụ 1 cửa chính, được xây dựng bằng những viên gạch khổng lồ, dáng vẻ hiên ngang. Ở cánh cửa cổng được khắc riêng chữ "Tian Xian - Di Li" tức là nơi có vị trí hiểm yếu, đắc địa. Ở cổng phía Đông thì có một tháp cổ, trước đây ở Nhạn Môn Quan có rất nhiều tháp cổ nhưng đa số đều bị cháy, thiêu rụi trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
Tại đây còn có Miếu thờ nhà họ Dương ở cổng phía Tây, thờ Dương Nghiệp - vị quân sư khai quốc công thần thời Bắc Tống có công đánh thắng quân Liêu năm 981.
Ngoài ra, trong hệ thống tường thành của Nhạn Môn Quan còn có 2 cửa ải rất quan trọng và cũng là điểm đến của rất đông khách du lịch là Ninh Vũ Quan và Pian Tou Quan, cho đến nay cả 2 đều được bảo tồn tốt và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành xưa kia.
Ninh Vũ Quan nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi, là cửa ngõ quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Nhạn Môn Quan, phía Bắc của nó là Đại Đồng, phía Nam là tỉnh Thái Nguyên, phía Tây là Pian tou Quan và phía Đông là Nhạn Môn Quan. Ninh Vũ Quan được mệnh danh là Phượng Hoàng thành, do toàn bộ thành có hình dáng giống như Phượng Hoàng. Con hào ở phía Bắc được ví như đầu Phượng Hoàng, 2 cánh cổng ở phía Đông và Tây như đôi cánh còn tháp Ying Xun ở phía Nam thì như cái đuôi. Pian Tou Quan nằm sát bên sông Hoàng Hà, là con đường phía Tây trong hệ thống 3 tường thành. Vì địa hình của Pian Tou quan nhô lên về phía Tây và Đông nên nó được ví von như đầu của một người nhô ra phía trước. Nhìn từ trên cao xuống hình dạng của Pian Tou Quan, Ninh Vũ Quan và Nhạn Môn Quan như hình của ba người anh em đang nắm tay nhau.
Ngày nay, Nhạn Môn Quan là địa điểm thu hút du khách của Trung Quốc. Nhiều người đến đây với mục đích tìm hiểu lịch sử, cũng có người đến bởi sức hút từ những câu chuyện, những giai thoại liên quan đến cửa ải này.
Thời gian tốt nhất để ghé thăm Nhạn Môn Quan là từ tháng 5-10, khi hè sang thu đến, sắc trời nhuộm vàng lá úa. Đứng từ trên thành nhìn xuống, phóng tầm mắt ra dãy núi phía xa, du khách dễ có cảm giác buồn man mác, như hòa lòng vào khúc nhạc ly biệt trước lúc vượt ải sang Hung Nô của nàng Vương Chiêu Quân khi xưa.
Nhạn Môn Quan luôn là một trong những điểm đến đầu tiên trong hành trình du lịch Trung Quốc để có thể thỏa ước mong lưu lại dấu chân của mình trên lối đi của kỳ quan cổ đại này. Đến thăm nơi đây, du khách như lắng nghe được tiếng vọng lịch sử về một thời vàng son của nền phong kiến Trung Hoa xưa - một giai đoạn với sức mạnh và tầm ảnh hưởng rộng lớn, thể hiện nơi công trình vĩ đại có một không hai của thế giới.
Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi Trường Bạch ở Trung Quốc Núi Trường Bạch (núi Bạch Đầu, núi Paektu) là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Với chiều cao 2.744m, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía Bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía Nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều...