Tham quan bảo tàng không cần hướng dẫn viên
Bắt đầu từ hôm nay (ngày 22-4), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam chính thức đưa vào sử dụng hệ thống thuyết minh tự động – autoguide phục vụ khách tham quan. Du khách sẽ tự do trải nghiệm tham quan bảo tàng mà không cần hướng dẫn viên.
Mỗi du khách khi vào tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ được phát một thiết bị cầm tay – autoguide. Trong đó có du khách sẽ được lựa chọn một trong hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi đến gần một hệ thống trưng bày, được đánh dấu bằng một ký hiệu âm thanh, thiết bị này sẽ tự động nhận diện và thuyết minh về hệ thống đó. Nội dung giới thiệu bao gồm các thời kỳ lịch sử, sự kiện, văn hóa, các sưu tập và hiện vật tiêu biểu. Hiện ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hệ thống này đã được trang bị 50 bài giới thiệu về các tổ hợp trưng bày, trải dài từ thời Tiền sử đến Cách mạng tháng 8 – 1945.
Hệ thống thuyết minh tự động – autoguide
Trải nghiệm đầu tiên của chúng tôi khi tham quan bằng autoguide là thiết bị này khá nhỏ gọn, thuận tiện khi di chuyển. Nội dung giới thiệu cũng tương đối ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và hữu ích cho những khách tham quan tự do, san sẻ bớt công việc cho hướng dẫn viên. Anh Russ Hiebert – du khách người Canada cho biết mình khá hài lòng với thiết bị này. Trong đó, điểm anh thích thú trên thiết bị có hiện thêm phần thông tin hỗ trợ theo dõi. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể cắm đồng thời được hai tai nghe, và đây thuận tiện hơn so với thiết bị tương tự mà anh đã từng gặp ở một số bảo tàng tại Canada. Tuy nhiên, điểm trừ là âm lượng của thiết bị này còn tương đối nhỏ.
Video đang HOT
Anh Russ Hiebert (trái) cùng người bạn đồng hành trải nghiệm hệ thống autoguide
TS. Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, hệ thống thuyết minh tự động đang trong giai đoạn triển khai bước đầu và sẽ sớm được hoàn thiện trong thời gian tới. Trong đó bảo tàng sẽ đưa thêm nhiều ngôn ngữ thuyết minh phục vụ đa dạng hơn các nhóm tham quan, đồng thời nghiên cứu mở rộng khả năng nhận diện, giới thiệu từng hiện vật, thay cho từng hệ thống trưng bày như hiện nay. Được biết, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang thử nghiệm khoảng 50 thiết bị dạng này.
Ra mắt logo mới: Cũng trong ngày, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng ra mắt mẫu biểu trưng mới. Logo thể hiện hình dáng tòa nhà bảo tàng tương lai mang tính ước lệ, trong đó có hình tượng người võ sĩ trong biểu trưng được lấy từ một họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Đan xen là hình ảnh hai bó lúa, thể hiện Việt Nam là một đất nước có nền văn minh lúa nước lâu đời.
Logo của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Theo ANTD
Phát hiện súng thần công Minh Mạng bên bờ sông Hồng
Một khẩu súng thần công được chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 20 vừa tình cờ được phát hiện tại khu vực sông Hồng, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Ngày 5/4, đơn vị thi công thực hiện gói kè chống sạt lở ven bờ sông Hồng số 41, bên bờ lở tả ngạn của sông Hồng, thuộc địa phận tổ 24B, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái phát hiện một vật nghi là bom nằm ở độ sâu khoảng 2,5m. Ngay lập tức, Ban chỉ huy công trường đã báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự TP Yên Bái và các cơ quan chuyên môn về văn hóa tới xem xét, giải quyết.
Khẩu súng thần công được phát hiện, ban đầu bị nghi là bom.
Sau khi xem xét đánh giá, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái xác định đây không phải là quả bom như khả nghi ban đầu mà là một khẩu súng thần công.
Dựa vào dòng chữ Hán "Minh mệnh Nhị Thập Niên chế" (nghĩa là chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 20) khá nguyên vẹn, rõ nét được khắc nổi trên thân súng, xác định hiện vật này được đúc vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839).
Khẩu súng thần công được đúc bằng hợp kim gang, có hình trụ dài 155cm, nặng khoảng 550kg. Súng có hình trụ và được chia ra làm 3 phần: nòng súng, bầu súng và chuôi súng. Đường kính miệng súng là 27cm, chu vi phần có tai là 90,2 cm, chu vi chỗ tiếp lửa là 100,04cm, chuôi súng dài 9,5cm.
Hiện vật thời Minh Mạng này được cấu tạo thành nhiều khoang với các gờ nhỏ bao quanh thân súng. Bầu súng có hai tai trống cấu tạo tiết diện tròn đối xứng nhau, được gọi là trục quay và đỡ súng khi đặt trên bệ. Ở gần đuôi có một lỗ nhỏ hình tròn, đường kính khoảng gần 1cm, được cho là lỗ tiếp lửa để kích nổ.
Khẩu súng thần công được trục vớt đưa về Bảo tàng tỉnh Yên Bái quản lý và trưng bày
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Xuân Ca - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái - cho biết: "Đây là khẩu thần công thời Nguyễn thứ 5 được phát hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cách đây hai năm, chúng tôi cũng đã phát hiện một khẩu súng cùng thời Minh Mạng tại sông Chảy đoạn gần Hồ thủy điện Thác Bà. Hiện 5 khẩu súng thần công tại Bảo tàng Yên Bái đều có niên đại và thời gian sưu tầm khác nhau".
Theo lời ông Ca, sau khi được phát hiện, khẩu súng thần công đã được trục vớt và di chuyển về Bảo tàng tỉnh Yên Bái để lưu giữ và nghiên cứu. Sắp tới sẽ được Bảo tàng tỉnh Yên Bái đưa ra trưng bày để phục vụ khách tham quan tìm hiểu.
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
Làm cháy di sản quý hơn 100 tuổi là nhóm cán bộ, công chức Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, 4 người có liên quan tới vụ hỏa hoạn thiêu rụi nhà sàn cổ hàng trăm năm tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình ngày 24/10 là những cán bộ, công chức, doanh nhân trên địa bàn tỉnh. Mâm đồng bị ngọn lửa làm biến dạng. Vào hồi 18 giờ...