Thăm phiên chợ se duyên độc nhất thành Nam
Nhiều bạn trẻ đã tìm đến phiên chợ se duyên cầu tài lộc và cầu mong nên duyên vợ chồng trong năm mới 2018.
Sáng 18/2 (tức mồng 3 Tết), các bạn trẻ độc thân thuộc nhiều lứa tuổi từ khắp nơi nô nức kéo về chợ se duyên ở chùa Phúc Lâm Tự.
Sáng 18/2 (tức mồng 3 Tết), những chàng trai, cô gái độc thân thuộc nhiều lứa tuổi từ khắp nơi nô nức kéo về chợ se duyên ở chùa Phúc Lâm Tự, thôn Đông Thượng, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cầu mong sang năm mới sẽ tìm được hạnh phúc, tìm được một nửa của đời mình.
Ngay từ đầu giờ sáng, phiên chợ se duyên diễn ra duy nhất 1 lần trong năm đã thu hút nhiều người dân, du khách ghé chân. Đến 9h sáng, từng đoàn người xếp hàng dài nối đuôi nhau từ cổng vào chùa Phúc Lâm Tự.
Bạn Lê Thị Kim Oanh (19 tuổi) ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định cho biết, sáng sớm 18/2, Oanh cùng với nhóm bạn học cấp 3 rủ nhau ra phiên chợ se duyên cầu tài lộc và du xuân đầu năm.
“Tết năm nay gia đình ai cũng giục mình phải tìm người con trai của đời mình để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc trăm năm. Do vậy, mình đã tìm đến chợ se duyên từ rất sớm để cầu tài lộc cho gia đình và tìm mua một sợi dây tình duyên với mong muốn trong năm Mậu Tuất này sẽ không còn độc thân nữa”, Oanh chia sẻ.
Tại khu vực sân của chùa, rất đông thanh niên tập trung dâng hương, cầu tài lộc, may mắn trong năm mới 2018.
Tại phiên chợ se duyên, không chỉ những bạn trẻ mà nhiều đôi vợ chồng mới cưới và cả những cặp vợ chồng đã chung sống nhiều năm cũng tìm đến chợ để cầu mong tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng. Nhiều gia đình mua thêm gói muối, ít gạo cầu may mắn cho gia đình trong năm mới.
Hòa thượng Thích Thanh Nghị, trụ trì chùa Phúc Lâm Tự cho hay, chùa có tuổi đời khoảng 180 năm tuổi. Phiên chợ se duyên hình thành từ khi chùa xây dựng.
“Kể từ đó đến nay, phiên chợ se duyên diễn ra từ 6h đến 12h trưa ngày mồng 3 Tết. Bất chấp nắng mưa hay giá lạnh, hàng trăm bạn trẻ, trai, gái vẫn tìm đến đây từ rất sớm và coi đây như ngày hội đầu năm mới, cầu mong sẽ tìm được hạnh phúc, một người bạn tri kỷ trăm năm của đời mình. Ngoài ra, nhiều người dân cũng đến chùa cầu tài tộc, may mắn cho gia đình trong năm mới 2018″, trụ trì chùa Phúc Lâm Tự chia sẻ.
Các bạn trẻ nam nữ xin quẻ bói đầu năm tại phiên chợ se duyên
Theo thầy Nghị, từ lâu người dân nơi đây coi phiên chợ này như một nét truyền thống tốt đẹp của địa phương không thể thay đổi. Mỗi năm, phiên chợ lại thu hút đông đảo người dân, thanh niên nam nữ. Cũng có nhiều đôi bạn trẻ đến phiên chợ se duyên và sau đó đã nên duyên vợ chồng.
Ghi nhận của phóng viên, khu vực trong và ngoài sân đình của chùa bán nhiều mặt hàng phục vụ người dân từ vàng hương, muối, gạo, đến đổi tiền lẻ và các trò chơi phục vụ du khách. Càng gần trưa, phiên chợ se duyên càng thu hút đông du khách thập phương đến với chùa.
Video đang HOT
Khu vực các bạn trẻ cầu mong sang năm mới sẽ tìm được hạnh phúc, tìm được một nửa của đời mình.
Nhiều người dân ghi sổ tiền công đức tại chùa Phúc Lâm Tự
Một số bạn trẻ sờ tay lên chuông lấy may mắn trong năm Mậu Tuất
Phiên chợ se duyên thu hút rất đông nam thanh, nữ tú
Tại phiên chợ se duyên có nhiều sạp hàng bán muối và gạo cho du khách
Đến gần trưa, phiên chợ se duyên thu hút đông du khách thập phương
Theo Danviet
"Chợ se duyên" tồn tại hơn nửa thế kỷ "độc nhất vô nhị" ở Sài Gòn
Hơn nửa thế kỷ qua, ở giữa Sài Gòn tồn tại "chợ se duyên" và được xem là "chợ" duy nhất buôn bán mặt hàng này còn sót lại của thành phố.
Nằm gần bến xe Chợ Lớn, "chợ" trầu cau trên đường Lê Quang Sung (quận 6, TP.HCM) tồn tại đã hơn nửa thế kỷ qua.
"Chợ" hoạt động từ sáng sớm đến chiều tối và chỉ buôn bán mặt hàng "kết duyên" cho các đôi uyên ương. Qua thời gian, hiện tại chỉ còn khoảng 20 người bám trụ với nghề buôn bán trầu, cau.
Người nhỏ tuổi nhất cũng ngoài 50, người cao tuổi thì đã trên 80. Trong ảnh là cụ Sáu Lên (83 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn), người có thâm niên bán trầu cau lâu nhất tại đây.
Hằng ngày, cụ Lên đi xe buýt từ Hóc Môn xuống quận 6 để bán trầu cau. Đến chiều tối lại đón xe buýt về. "Tôi bán trầu, cau ở đây từ lúc còn con gái đến giờ đã ngoài 80 tuổi. Hồi xưa, người ăn trầu nhiều nên chợ cũng nhộn nhịp lắm. Thời đó, trầu cau chủ yếu là lấy từ Bà Điểm vì có hương vị rất riêng", cụ Sáu Lên nói.
"Lúc trước, chợ rất nhộn nhịp vì nhiều người ăn trầu. Có thời điểm cả con đường chật cứng người bán và người mua. Thời đó, nơi đây được xem là chợ đầu mối để cung cấp trầu cau cho thành phố và khu vực các tỉnh khác", bà Gái người bán trầu có thâm niên gần 40 năm kể về thời hoàng kim ở chợ trầu cau
Theo thời gian, người ăn trầu cũng ít dần. Nhiều người phải bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm. Đa phần buôn bán tại đây chủ yếu là những phụ nữ lớn tuổi. Nơi đây được xem là khu vực buôn bán trầu cau lớn nhất còn sót lại của thành phố.
Lá trầu được kiểm tra kỹ và xếp ngay ngắn. "Giờ còn ai ăn trầu nữa đâu. Buôn bán ở đây chủ yếu để phục vụ người ta mỗi dịp cúng kiếng, cưới hỏi. Phong tục mình thì cưới hỏi phải có trầu cau để kết duyên nên nghề này vẫn còn sống được", người phụ nữ tên Ngọc nói.
Giá cả ở đây cũng đủ loại, chủ yếu được tính dựa vào số lượng và xuất xứ trái cau, lá trầu. Nếu loại trồng tại miền Tây sẽ rẻ hơn loại trồng tại Bà Điểm vì có nhiều vị chát, trái không tròn đều.
Mâm quả vào khoảng 30 trái giá chỉ thì 100.000 đồng, mắc nhất là loại quả trên trăm trái với cau loại một của Bà Điểm, có trái to tròn, da xanh trơn láng.
Cau dành cho khách mua lẻ có giá 20.000 - 30.000 đồng/chục (13 trái), trầu khoảng 2.000 - 6.000 đồng /lạng. Người bán sẵn sàng têm trầu khi khách có yêu cầu.
Buôn bán tại chợ trầu, cau là phụ nữ và lớn tuổi nên việc vận chuyển trầu, cau phải nhờ đến đàn ông.
Tại các sạp ngoài bán trầu, cau còn có các mặt hàng cho người ăn trầu như vôi, lá thuốc...
Bên cạnh cau tươi còn có cau khô.
Tuần nào tôi cũng ghé nơi đây để mua trầu, cau về ăn. Ngót nghét cũng hơn nửa đời người tôi đến đây rồi. Mỗi lần ghé tôi đều tự tay têm trầu cau và ăn ngay tại chỗ mà chỉ têm trầu Bà Điểm thôi vì nó có hương vị rất riêng", ông Tuấn (62 tuổi, ngụ quận 8) chia sẻ.
Theo Danviet
Vẻ đẹp nhà thờ cổ kính nhất Nam Định trước khi bị cháy rụi Nhà thờ Trung Lao được khởi công xây dựng năm 1888, trước khi xảy ra hỏa hoạn đây là một trong nhà thờ cổ kính nhất thành Nam với gần 130 năm chưa từng phải trùng tu. Vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn nhà thờ cổ được xây dựng bằng gỗ lim tại xã Trung Trực (Nam Định). Nhà thờ Trung Lao...