Thẩm phán xử oan sẽ bị chuyển công việc khác
Trong quy chế xử lý trách nhiệmđối với người giữ chức danh tư pháp trong các TAND mà TAND Tối cao đangxây dựng, thẩm phán sẽ bị bố trí làm công việc khác trong sáu trườnghợp, trong đó có trường hợp xử oan…
Quy chế xử lý trách nhiệm đối với người giữ chức danh tư pháp trong các TAND đã được TAND Tối cao đưa ra thảo luận, lấy ý kiến tại hội nghị triển khai công tác của ngành năm 2017 (vừa diễn ra trong các ngày 12, 13 và 14-1).
Sáu trường hợp thẩm phán bị chuyển công việc khác
Theo dự thảo quy chế, trong một năm công tác thẩm phán có tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan từ 1,16% đến dưới 2% tổng số vụ việc đã tham gia giải quyết, xét xử thì bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị. Nếu tỉ lệ này từ 2% đến dưới 3% thì bị tạm đình chỉ xét xử một tháng.
Đáng chú ý, thẩm phán sẽ bị bố trí làm công việc khác trong sáu trường hợp sau:
Thứ nhất, thẩm phán đã bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức tạm đình chỉ công tác một tháng nhưng trong năm tiếp theo tiếp tục ra bản án, quyết định bị hủy chiếm tỉ lệ từ 1,16% đến dưới 3%.
Thứ hai, thẩm phán trong một năm công tác có bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan chiếm tỉ lệ từ 3% trở lên trong tổng số vụ việc đã tham gia giải quyết, xét xử.
Thứ ba, thẩm phán ra bản án tuyên bị cáo phạm tội nhưng sau đó có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận bị cáo đó không phạm tội.
Nếu TAND Tối cao ban hành quy chế xử lý trách nhiệm, các thẩm phán sẽ càng phải thận trọng hơn để tránh xử oan, sai. Ảnh minh họa: H.YẾN
Thứ tư, thẩm phán trong một năm công tác có vụ việc bỏ lọt tội phạm đối với một bị cáo do lỗi chủ quan trong trường hợp VKS truy tố và thẩm phán xét xử không có tội nhưng sau đó tòa án cấp trên xét xử và kết án bị cáo có tội.
Thứ năm, thẩm phán ra bản án, quyết định sai gây thiệt hại làm cho tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước.
Video đang HOT
Thứ sáu, thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy vì rõ ràng sai trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa án.
Nhiều ý kiến lo ngại nhưng TAND Tối cao không “bàn lùi”
Về việc tính tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan là 1,16% trên tổng số vụ việc đã tham gia giải quyết, xét xử để xử lý trách nhiệm của thẩm phán, Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra án hình sự-hành chính TAND Tối cao Lương Hồng Minh cho hay: “Nói về tâm lý, trước đây anh em chúng tôi vẫn có câu “tội phạm sợ 113, thẩm phán sợ 116″”.
Theo ông Minh, việc TAND Tối cao ban hành quy chế xử lý trách nhiệm đối với người giữ chức danh tư pháp trong TAND là việc làm cần thiết nhưng quy định ra sao thì cần bàn bạc kỹ. “Quy chế này phải phù hợp với thực tiễn và được anh em thẩm phán tâm phục khẩu phục. Nhiều ý kiến cho rằng không biết tỉ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan là 1,16% dựa trên tiêu chí nào? Tại sao không phải là 1,2% hay 1,5%?” – ông Minh nói.
Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thắng cũng cho rằng tỉ lệ này “căng quá” và lo ngại “không ai dám làm thẩm phán vì… run”. “Quy định tỉ lệ 1,16% thì hầu như cơ bản ai tham gia xử nhiều cũng sẽ sai. Áp lực mạnh như vậy lại càng lo sai sót nhiều hơn nữa” – ông Thắng lo ngại.
Theo một số thẩm phán khác, dự thảo quy chế cần tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện nhiều mới có thể ban hành. Chẳng hạn, quy định về thời gian tạm đình chỉ công tác một tháng đối với thẩm phán có phù hợp không? Tạm đình chỉ một tháng để làm gì? “Nhiều người nói vui rằng nhân thời gian đó thì thẩm phán tranh thủ đi du lịch” – ông Lương Hồng Minh nói.
Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, thời gian qua TAND Tối cao cũng đã nhận được nhiều kiến nghị của các tòa án địa phương liên quan đến tỉ lệ 1,16% nói trên. Ông Sơn cho biết quy định về tỉ lệ 1,16% hay tỉ lệ 3% trở lên bị điều chuyển công tác khác đã có từ thời Chánh án Nguyễn Văn Hiện (nhiệm kỳ 2002-2007 – NV). Trước các ý kiến đề nghị tăng tỉ lệ này từ 1,16% lên 1,5%, ông Sơn khẳng định chắc chắn sẽ “không thể bàn lùi” được.
Năm trường hợp không được tái bổ nhiệm
Theo dự thảo quy chế, trong nhiệm kỳ, thẩm phán không được xem xét đề nghị tái bổ nhiệm khi rơi vào một trong năm trường hợp sau:
- Tổng số bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan chiếm tỉ lệ trên 3% so với tổng số vụ việc đã giải quyết, xét xử.
- Ra bản án tuyên bị cáo phạm tội nhưng sau đó có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền kết luận bị cáo đó không phạm tội.
- Trong một năm công tác có vụ việc bỏ lọt tội phạm đối với một bị cáo do lỗi chủ quan của thẩm phán trong trường hợp VKS truy tố và thẩm phán xét xử không có tội nhưng sau đó tòa án cấp trên xét xử và kết án bị cáo có tội.
- Ra bản án, quyết định sai gây thiệt hại làm cho tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước.
- thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy vì rõ ràng sai trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa án.
Theo Đức Minh
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Tòa án Cấp cao tại Hà Nội sẽ bồi thường oan sai cho ông Hàn Đức Long
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội sẽ là cơ quan có trách nhiệm đứng ra xem xét, giải quyết việc bồi thường oan sai cho ông Hàn Đức Long (huyện Tân Yên, Bắc Giang).
Ông Hàn Đức Long vừa trở về nhà và được vợ chăm sóc sau 11 năm ngồi tù oan (Ảnh: Bá Đoàn)
Gia đình ông Hàn Đức Long và Công ty luật TNHH Công chính (Hà Nội) vừa có văn bản gửi tới VKSND Tối cao, TAND Tối cao và các cơ quan liên quan nhấn mạnh, ngày 20/12/2016 VKSND tỉnh Bắc Giang đã ra các quyết định đình chỉ, chấm dứt điều tra vụ án hiếp dâm, đình chỉ vụ án đối với bị can Hàn Đức Long bị khởi tố về các tội "Giết người", "Hiếp dâm trẻ em", đồng thời quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông Hàn Đức Long.
"Theo các quyết định trên thì bản chất là ông Hàn Đức Long đã được xác định là không phải thủ phạm. Và như vậy, ông Hàn Đức Long đã bị bắt giam oan, truy tố oan, xét xử oan và chịu giam cầm trong suốt 11 năm qua. Ông bị bắt vào ngày 18/10/2005 và đến chiều tối ngày 20/12/2016 thì được trả tự do đưa về nhà"- văn bản nêu rõ.
Văn bản trên cũng đề nghị, các cơ quan tư pháp sẽ phải đứng ra xin lỗi công khai, trọng thị và chu đáo để khôi phục lại danh dự, nhân phẩm cho ông Long và gia đình.
Liên quan tới việc cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm đứng ra giải quyết bồi thường oan sai cho ông Hàn Đức Long (Bắc Giang), trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND Tối cao, khẳng định Tòa án Cấp tao tại Hà Nội - TAND Tối cao sẽ thực hiện việc này.
Theo tính toán, số tiền mà Tòa án Cấp cao tại Hà Nội phải bồi thường cho 11 năm ngồi tù oan của ông Hàn Đức Long sẽ khá lớn, bởi trước đó ông Nguyễn Thanh Chấn (cũng ở tỉnh Bắc Giang) đã được bồi thường trên 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan.
Ông Trần Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết, sau khi được xin lỗi công khai, gia đình ông Hàn Đức Long phải làm đơn yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường cho quãng thời gian ngồi tù oan. Nguyên tắc giải quyết thương lượng là tìm ra "tiếng nói chung", thống nhất về mức tiền bồi thường giữa hai bên.
"Nếu không thể thương lượng thành công, người bị oan có thể khởi kiện cơ quan tố tụng ra tòa án để đòi bồi thường"-ông Hưng nói.
Để thuận tiện cho gia đình, người thân, họ hàng và bà con lối xóm tham dự thì buổi xin lỗi công khai, luật sư của ông Hàn Đức Long đề nghị địa điểm tổ chức là trụ sở UBND xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang. Cơ quan đứng ra xin lỗi ông Long phải báo trước cho gia đình 2 ngày để gia đình ông và họ hàng có thời gian thu xếp công việc tham dự. Thông tin về việc tổ chức xin lỗi công khai phải được phổ biến rộng rãi để các ban ngành, các cơ quan truyền thông báo chí về tham dự đưa tin.
Ông Hàn Đức Long, luật sư và một vài thành viên gia đình ông Long cũng mong muốn được phát biểu, chia sẻ ý kiến tại buổi xin lỗi để tránh tình trạng người đi tù oan 11 năm, việc xin lỗi chỉ diễn ra trong 11 phút.
"Chúng tôi cũng yêu cầu đại diện các cơ quan tư pháp và một số cán bộ tư pháp đã tham gia vụ án gây oan cho ông Long phải có mặt tại buổi lễ"- văn bản đề nghị.
Vụ án của ông Hàn Đức Long xảy ra cách đây hơn 11 năm. TAND tỉnh Bắc Giang đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm tuyên Hàn Đức Long án tử hình. TAND Tối cao xử phúc thẩm tuyên y án. Sau đó, Hội đồng Thẩm phán TAND xử Giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu.
Đến năm 2011, TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai và TAND Tối cao xử phúc thẩm lần hai vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình đối với Hàn Đức Long.
Cuối năm 2014, Hội đồng Thẩm phán TAND xử Giám đốc thẩm lại quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên tử hình Hàn Đức Long. Sau đó vụ án được giao cho cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra lại... Mới đây nhất, VKSND tỉnh Bắc Giang đã quyết định đình chỉ, trả tự do cho ông Hàn Đức Long.
TS. Dương Thanh Biểu - nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng cần kiểm điểm nghiêm túc và xem xét trách nhiệm hình sự với những người đã gây ra oan sai cho ông Hàn Đức Long. "Một vu an co nhiêu sai sot vê tô tung và không có chứng cứ để chứng minh tội phạm ma vân liên tuc 4 lân tuyên tư hinh la điêu không thê châp nhân đươc"- ông nói.
Thế Kha
Theo Dantri
Ông Trần Văn Vót được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với ông Trần Văn Vót (SN 1932, ở xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam) do Chánh án TAND tỉnh Hà Nam Trần Hữu Quân ký duyệt. Trao đổi với PV Dân Trí ngày 25.12, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND Tối cao cho biết, ông Trần Văn Vót (Hà...