Thẩm phán tối cao Mỹ cất tiếng sau 10 năm dự toà trong im lặng
Thẩm phán Clarence Thomas cùng quan điểm bảo thủ với Thẩm phán Antonin Scalia vừa qua đời.
Thẩm phán Clarence Thomas, một trong tám thẩm phán Toà Tối cao Mỹ, ngày 29-2 lần đầu tiên mở miệng tranh luận tại một phiên toà sau 10 năm dài dự rất nhiều phiên toà trong im lặng, theo hãng tin AP (Mỹ).
Thẩm phán Clarence Thomas. (Ảnh: NEW YORKER)
Phiên toà ngày 29-2, Toà Tối cao Mỹ xử vụ một nam giới ở bang Maine kháng cáo vì bị truất quyền sở hữu súng do từng có hành động bạo hành gia đình.
Stephen Voisine từng bị một toà án tuyên phạt 200 USD vì có hành động bạo hành gia đình năm 2004. Năm năm sau, Stephen Voisine bị bắt vì bắn một con chim đại bàng được bảo vệ. Khi phát hiện Stephen Voisine từng phạm tội bạo hành gia đình, anh ta bị cáo buộc thêm tội sở hữu súng trái phép.
Luật liên bang Mỹ cấm người phạm trọng tội sở hữu súng. Năm 1996, Quốc hội Mỹ tiến thêm một bước, cấm những ai từng bị toà phán quyết có hành động bạo hành gia đình sở hữu súng.
Thẩm phán Clarence Thomas đã ngồi yên lặng gần hết phiên tranh luận, như thường thấy ở rất nhiều phiên toà trước. Tuy nhiên đến gần cuối phiên tranh luận, Thẩm phán Clarence Thomas bất ngờ lên tiếng phản đối việc truất bỏ quyền sở hữu súng của một người vì người này từng bạo hành gia đình.
Thẩm phán Clarence Thomas cho rằng hành động bạo hành gia đình là khinh tội, yêu cầu luật sư chỉ ra một ví dụ khác ngoài trường hợp Stephen Voisine để chứng minh rằng truất bỏ quyền sở hữu súng của người từng phạm khinh tội là đúng luật.
Video đang HOT
Thẩm phán Clarence Thomas tranh luận không ai bị mất quyền phát ngôn và xuất bản sách chỉ vì từng phạm khinh tội. Ông thậm chí còn dẫn quyền sở hữu súng trong hiến pháp Mỹ ra để bảo vệ quan điểm của mình.
Đây là lần đầu tiên Thẩm phán Clarence Thomas cất tiếng tranh luận tại toà kể từ thời điểm tháng 2-2006. Sự im lặng tại các phiên toà kéo dài của Thẩm phán Clarence Thomas là trường hợp hiếm hoi dù những thập kỷ trước, các thẩm phán có thể ngồi im lặng tại các phiên toà hàng tuần trong một thời điểm nào đó, nhưng ngày nay các thẩm phán Toà Tối cao thường đặt ít nhất một câu hỏi trong mỗi phiên tranh luận.
Thẩm phán Clarence Thomas từng giải thích cho sự im lặng của mình, rằng vì ông thấy các thẩm phán khác hỏi quá nhiều làm luật sư không tranh luận kịp, rằng từ khi còn là sinh viên đại học luật Yale (Mỹ), ông đã thường lắng nghe nhiều hơn là đặt câu hỏi trong lớp.
Trước khi vào Toà Tối cao vào năm 1991, Thẩm phán Clarence Thomas từng làm tại một số toà phúc thẩm liên bang, thường xuyên đặt câu hỏi trong các phiên tranh luận.
Trong 10 năm ngồi toà trong im lặng, thỉnh thoảng Thẩm phán Clarence Thomas có nói chuyện riêng với Thẩm phán Stephen Breyer. Và thỉnh thoảng Thẩm phán Stephen Breyer cũng khuyến khích Thẩm phán Clarence Thomas đặt câu hỏi với luật sư khi thấy Thẩm phán Clarence Thomas đặt ra một vấn đề thú vị, nhưng không thành công.
Có một số đồn đoán có thể sự qua đời của Thẩm phán Antonin Scalia (ngày 13-2) đã thúc giục Thẩm phán Clarence Thomas phá vỡ sự yên lặng. Hai người đều cùng quan điểm bảo thủ, và cùng bỏ phiếu đồng ý phán quyết của Toà Tối cao (5 phiếu thuận/4 phiếu chống) ủng hộ quyền sở hữu súng của cá nhân theo hiến pháp.
Theo AP, có thể Thẩm phán Clarence Thomas thấy rằng không còn Thẩm phán Antonin Scalia mà mình tiếp tục im lặng thì vấn đề này sẽ không còn được ủng hộ, và tiếng nói bảo thủ trong Toà Tối cao sẽ không còn mạnh mẽ.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Người gốc Việt trở thành ứng viên thẩm phán tối cao Mỹ
Bà Jacqueline Nguyễn Thị Hồng Ngọc, người phụ nữ gốc Việt trở thành ứng viên thẩm phán tối cao tại Mỹ
Sau khi ông Antonin Scalia, Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ qua đời ở tuổi 79, bà Jacqueline Nguyen, một phụ nữ gốc Việt được coi là một trong những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét để lựa chọn thay thế.
Bà Jacqueline Nguyễn Thị Hồng Ngọc sinh năm 1965 tại Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Bà cùng gia đình chuyển đến Mỹ sinh sống khi mới 10 tuổi. Năm 1987, bà tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh tại trường Cao đẳng Occidental. 4 năm sau, bà tiếp tục đạt được bằng cử nhân luật tại Trường Luật UCLA.
Từ năm 1991 đến năm 1995, bà Jacqueline Nguyễn làm việc tại công ty luật Musick, Peeler & Garrett, chuyên giải quyết các vụ việc kiện tụng dân sự.
Bà Jacqueline Nguyễn đã trở thành ứng viên thẩm phán tòa tối cao tại Mỹ sau khi Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ, Antonin Scalia qua đời.
Từ năm 1995 đến tháng 8/2002, bà công tác tại bộ phận Chống Gian lận Chính phủ và Tham nhũng Công cộng trực thuộc Văn phòng Chưởng lý Mỹ tại California, là công tố viên liên bang và từng tham gia Lực lượng triệt phá các tổ chức tội phạm vào năm 1999-2000.
Đến năm 2009, Tổng thống Obama bổ nhiệm bà lên vị trí thẩm phán liên bang. Tính đến thời điểm hiện nay, bà Jacqueline Nguyễn là người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành thẩm phán tòa án liên bang tại Mỹ.
Từ tháng 5/2012, bà được Thượng viện phê chuẩn và bổ nhiệm làm thẩm phán tòa phúc thẩm khu vực 9 tại thành phố San Francisco, bang California, phụ trách các vụ kháng án tại nhiều bang sau một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 97/0.
Cùng có tên trong danh sách đề cử với bà Jacqueline Nguyễn lần này là các thẩm phán Sri Srinivasan, Paul Watford và Jane Kelly. Tổng thống Barack Obama sẽ chọn một trong số những người này để đề cử thay thế thẩm phán Antonin Scalia mới qua đời.
Bà Jacqueline Nguyen nằm trong số ứng viên tiềm năng chức Thẩm phán tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: Bài viết trên tờ The New York Times.
Ông Obama nhấn mạnh rằng ông sẽ đưa ra một đề cử trong vài giờ tới, bất chấp việc các thành viên của đảng Cộng hòa khẳng định họ phản đối bất cứ sự bổ nhiệm nào diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số sẽ tiếp nhận đề cử của Obama và quyết định việc có thông qua hay không.
Tòa án Tối cao là toà án liên bang cấp cao nhất tại Mỹ, có thẩm quyền trong việc giải thích Hiến pháp và có tiếng nói quyết định đối với các tranh tụng về luật liên bang. Tòa án Tối cao cũng có quyền tuyên bố những đạo luật của Quốc hội Mỹ và của các viện lập pháp tiểu bang hay các hoạt động của nhánh hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.
Tòa án Tối cao là tòa án duy nhất được thiết lập bởi Hiến pháp. Thẩm phán Tòa án Tối cao, hiện tại có 9 người, được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng thống Mỹ và do Thượng viện phê chuẩn.
Nguyễn Huệ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc chiến quanh chiếc ghế thẩm phán tối cao Mỹ Những tranh cãi giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa sẽ khiến quy trình lựa chọn thẩm phán tối cao mới của Mỹ trở nên khó khăn và gian nan hơn rất nhiều. 9 thẩm phán tòa án tối cao Mỹ năm 2010. Ông Scalia ngồi hàng trên, thứ hai từ trái sang. Ảnh: Wikimedia Ngày 13/2, thẩm phán tòa án tối...