Thẩm phán, thư ký bị kỷ luật vì quên án
Lẽ ra phải đình chỉ vụ án thì tòa lại tuyên trả hồ sơ rồi “giữ” hơn bốn năm không giao cho cấp sơ thẩm.
Ngày 31-12-2015, một lãnh đạo TAND tỉnh Bình Phước xác nhận cơ quan này vừa ký quyết định kỷ luật khiển trách đối với Thẩm phán Nguyễn Đức Hùng (nguyên trưởng phòng Tổ chức cán bộ TAND tỉnh – hiện là chánh án TAND huyện Đồng Phú) và thư ký Nguyễn Nguyên Hoàng (nguyên thư ký TAND tỉnh Bình Phước, hiện là thẩm phán TAND huyện Đồng Phú).
Hai người này bị kỷ luật vì liên quan đến việc quên hồ sơ vụ án hơn bốn năm.
Trước đó Pháp Luật TP.HCM có bài “Ngâm án vì khó kết tội” phản ánh bà Tiêu Thị Sự (Bù Đăng, Bình Phước) gần 10 năm mang thân phận bị can.
Theo hồ sơ, tháng 9-2006, bà Sự cùng bốn người khác bị khởi tố về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, gây thiệt hại cho Công ty Cao su Phú Riềng 1.055.000 đồng. Đến tháng 5-2007, TAND huyện Bù Đăng xử phạt bà 10 tháng tù và bà kháng cáo kêu oan. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bình Phước nhận định chứng cứ kết tội chưa rõ, lời khai của các nhân chứng còn nhiều mâu thuẫn nên hủy án để xét xử lại.
Bà Tiêu Thị Sự 10 năm kêu oan. Ảnh: PL
Tháng 12-2008, TAND huyện Bù Đăng xét xử sơ thẩm lần hai, phạt bà Sự 10 tháng tù (bằng thời gian bà bị tạm giam) và bà lại tiếp tục kháng cáo kêu oan.
Trong thời gian này, Quốc hội sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó nhóm tội xâm phạm sở hữu tăng mức định lượng. Riêng với tội hủy hoại tài sản thì mức thiệt hại phải trên 2 triệu đồng mới xử lý hình sự nếu không có các cấu thành khác. Ngày 29-6-2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết 33/2009 áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Vì vậy, tại phiên xử phúc thẩm lần thứ hai (tháng 9-2010), đại diện VKSND tỉnh Bình Phước đề nghị HĐXX áp dụng Nghị quyết 33/2009 đình chỉ vụ án và bị can đối với bà Sự nhưng TAND tỉnh tiếp tục hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau khi hủy án tòa lại không chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại như án đã tuyên mà hơn bốn năm sau (ngày 26-12-2014), TAND tỉnh Bình Phước mới bàn giao hồ sơ cho VKSND huyện Bù Đăng!
Tiếp nhận hồ sơ và điều tra lại, ngày 28-3-2015, Công an huyện Bù Đăng kết luận: Hành vi của bà Sự không còn nguy hiểm cho xã hội và viện dẫn Nghị quyết 33/2009 để đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ bị can.
Về vụ án này, tháng 9-2015, TAND Tối cao đã có văn bản, chỉ rõ HĐXX cấp phúc thẩm sai sót nghiêm trọng. Cụ thể, lẽ ra phải đình chỉ vụ án như đề nghị của đại diện VKS thì lại tuyên trả hồ sơ. Sau khi tuyên án lại không bàn giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Từ đó, lãnh đạo TAND Tối cao đề nghị chánh án TAND tỉnh Bình Phước chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm cá nhân liên quan và TAND tỉnh Bình Phước đã kỷ luật như trên.
Mặc dù đã được đình chỉ nhưng bà Sự cho rằng mình bị oan, không có hành vi phạm tội. “Cơ quan tố tụng lấy lý do tài sản thiệt hại dưới 2 triệu đồng để đình chỉ vụ án theo Nghị quyết 33/2009 là chưa thỏa đáng. Bởi tôi không có hành vi phạm tội và kêu oan ngay từ đầu nên tôi sẽ tiếp tục kêu cứu, yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường oan cho tôi” – bà Sự nói.
Cũng theo bà Sự, nếu không có chuyện tòa án tỉnh bỏ quên hồ sơ, bà đã không mang thân phận bị can từ năm 2010 đến nay.
Việc bỏ quên hồ sơ vụ án hơn bốn năm là do sơ suất của thẩm phán. Thẩm phán giải trình do xử lý nhiều án nên quên, đây là lỗi khách quan của thẩm phán thụ lý vụ án chứ không có vấn đề chủ quan, tiêu cực. Ông NGUYỄN HỮU TRÍ, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước
Theo Nguyễn Đức (Pháp luật TP.HCM)
Vũ Văn Tiến khóc trong lần đầu gặp mẹ sau thảm sát
Gặp mẹ sau hơn 5 tháng bị bắt, Tiến liên tục nức nở, tặng con heo làm bằng dây thun có chữ "gia đình vui vẻ" và dặn bà kho cá khô mặn gửi cho mình.
Bà Thi vừa được gặp con trai út Vũ Văn Tiến - đồng phạm với Nguyễn Hải Dương thảm sát 6 người ở Bình Phước - trong trại giam. Đây là buổi tiếp xúc đầu tiên của hai mẹ con từ khi Tiến bị bắt, hôm 10/7.
Bà kể, Tiến khỏe mạnh, tỏ ra hạnh phúc khi được gặp mẹ nhưng khóc liên tục. "Tui nói con đừng khóc mẹ đau lòng lắm. Con hãy mạnh mẽ lên để mẹ có sức mạnh về lo cho con nữa, chứ thấy con vậy mẹ tan nát cõi lòng", bà Thi nói.
Vũ Văn Tiến khóc trong phiên xử lưu động hôm 17/12. Ảnh: Phước Tuấn
Trong một giờ trò chuyện, Tiến khuyên mẹ giữ sức khỏe bởi đường lên Bình Phước xa xôi, cực khổ, đi lại tốn kém. "Nó muốn ăn cá khô bởi lúc ở nhà cực khổ tôi cũng chỉ làm món này cho nó ăn. Tôi hỏi sao không đòi ăn món ngon nào khác, nó bảo cá khô đỡ tốn tiền, ăn được lâu nữa. Tôi khóc, nó cũng khóc. Tôi nhớ nó lắm, không thấy nó tôi ăn cơm không nổi", bà Thi quẹt nước mắt.
Người bị án tử hình vì tham gia thảm sát cùng Nguyễn Hải Dương cũng khoe với mẹ đã làm đơn kháng án gửi lên tòa cấp trên. "Nghe nó nói thế tôi mừng run. Tui động viên, kêu con ở trong trại cố gắng nhưng nó lắc đầu, khóc, nói chả ai cứu nó được", bà Thi nói.
Kể về những ngày bị giam giữ, Tiến nói đã kết thân với một bạn tù ở phòng bên, thường xuyên đánh cờ tướng cho đến mệt rồi lăn ra ngủ. Nhờ thế mà cậu ta thấy thời gian qua nhanh hơn, bớt suy nghĩ nặng nề.Tiến cũng được bạn tù dạy cách thắt các con vật, đồ dùng bằng dây thun.
"Nó mới học nhưng thắt đẹp lắm. Nó gửi các chú công an đưa tôi con heo do chính nó thắt có chữ 'gia đình vui vẻ'. Tôi rớt nước mắt khi nhận quà của con", bà Thi kể.
Hôm Tiến bị xét xử lưu động, bà và con gái mặc áo trùm đầu, đeo khẩu trang kín mít lẫn trong hàng nghìn người dự khán. Khi thấy con được dẫn từ xe tù ra, bà khóc rất nhiều vì Tiến bị người nhà nạn nhân chửi rủa, đám đông dè bỉu.
Cứ thế, suốt 12 tiếng diễn ra phiên tòa, bà không bỏ sót bất cứ lời khai, thái độ nào của con. Đến khi nghe tòa tuyên tử hình Tiến, người mẹ ngã quỵ.
Con heo Tiến tự làm trong trại giam gửi tặng mẹ. Ảnh: Duy Trần
Theo cáo trạng, Dương mang lòng hận thù với gia đình ông Mỹ - đại gia ngành gỗ ở Bình Phước. Do bị ngăn cấm tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ), hắn nảy sinh ý định giết cả nhà ông này để cướp tài sản. Dương rủ Thoại tham gia rồi chuẩn bị hung khí. Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5/7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương.
Dương sau đó lôi kéo Tiến hỗ trợ mình nhưng nói dối là đến đòi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia cho Tiến một phần. Rạng sáng 7/7, cả hai đột nhập biệt thự lần lượt sát hại 6 người, cướp điện thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) Dương dỗ ngủ ngon trước khi bỏ trốn.
Bốn ngày sau, Dương và Tiến bị bắt. Sau một tháng điều tra, từ lời khai của Dương, cảnh sát bắt thêm Thoại. Với hành vi này, cả 3 bị truy tố về hai tội danh Giết người và Cướp tài sản ở khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Hôm 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử lưu động, tuyên phạt Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến mức án tử hình; Trần Đình Thoại 16 năm tù. Sau đó, Tiến và Thoại có đơn xin kháng cáo, riêng chủ mưu Dương chưa làm đơn.
Duy Trần
Theo VNE
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Vũ Văn Tiến kháng cáo xin giảm án Tiến cho rằng bản án tử hình mà TAND tỉnh đã tuyên phạt quá nặng; đồng thời tỏ ra ăn năn hối lỗi, mong có cơ hội tiếp tục sống để trả giá những lỗi lầm đã gây ra. Vũ Văn Tiến đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa xét xử lưu động sơ thẩm (ngoài cùng, từ trái qua) - Ảnh:...