Thẩm phán Philippines ra sách thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines vừa cho ra mắt một cuốn sách, trong đó thách thức các yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho rằng việc bỏ qua những tranh chấp với Trung Quốc là hành động “không thể tha thứ”.
Thẩm phán Antonio Carpio (Ảnh: Inquirer)
SCMP ngày 4/5 đưa tin thẩm phán Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines đã cho ra mắt một cuốn sách trực tuyến về vấn đề Biển Đông, đề cập đặc biệt tới các tranh chấp của Philippines với Trung Quốc tại vùng biển này. Cuốn sách có tiêu đề “Tranh chấp Biển Đông: Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ở Biển Tây Philippines”.
Trong cuốn sách, ông viết: “Sự im lặng hay không phản ứng trước những tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông có thể được hiểu là sự chấp nhận của Philippines đối với tình cảnh hiện nay”. Ông cũng cảnh báo: “Việc thờ ơ trước những tranh chấp ở Biển Đông, dù với bất kỳ lý do nào, đều là hành động không thể tha thứ”.
Mặc dù cuốn sách không đề cập tới nhân vật nào cụ thể, song lời cảnh báo trên rõ ràng muốn nhắm tới Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người tỏ ý né tránh đề cập vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 ở thủ đô Manila ngày 29/4 vừa qua.
Trong cuốn sách, ông Carpio cho rằng Biển Đông có thể trở thành một “công viên hòa bình”, tương tự như Công viên Hòa bình Biển Đỏ giữa Israel và Jordan ở phía Bắc Vịnh Aqaba, được hình thành sau thỏa thuận hòa bình năm 1994.
Video đang HOT
Ông Carpio đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm này, đồng thời dẫn lời cảnh báo của Tiến sĩ hải dương học John McManus cho rằng “chúng ta đang đối mặt với sự sụt giảm lớn các loài sinh vật biển tại một vùng biển quốc tế có thể dẫn tới thảm họa”.
Ông Carpio không phải người duy nhất đưa ra những cảnh báo về hệ quả của thái độ im lặng trước vấn đề Biển Đông. Hồi đầu tuần này, ông Jose Apolinario Lozada, từng là cố vấn ngoại giao của cựu Tổng thống Fidel Ramos, đã dùng từ “ghê tởm” khi nói về sự im lặng của chính phủ Philippines đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
“Điều đó thật điên rồ. Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng các công trình trong vùng biển tranh chấp và cố gắng biến mọi thứ thành sự đã rồi, khiến chúng ta không thể làm gì để thay đổi được nữa”, ông Lozada nói.
Tổng thống Duterte trước đây từng nhiều lần cam kết sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ 6 năm cầm quyền của ông.
Tuy nhiên, ông Lozada thẳng thắng chia sẻ ông chỉ tin khoảng 50% rằng ông Duterte sẽ giữ đúng cam kết.
Cũng trong ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm thân mật bàn về sự phát triển trong khu vực và một số vấn đề hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông không được nhắc đến.
Cuốn sách “Tranh chấp Biển Đông: Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ở Biển Tây Philippines” của thẩm phán Antonio Carpio chỉ được công bố dưới dạng sách điện tử, bởi theo ông đây là cách duy nhất để vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc, đưa cuốn sách đến với độc giả nước này.
Cuốn sách sẽ có phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt, tiếng Bahasa, tiếng Nhật Bản và tiếng Tây Ban Nha.
Nhật Minh
Theo SCMP
Tàu hải cảnh lớn nhất Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa
Trung Quốc tháng trước lần đầu tiên điều tàu hơn 10.000 tấn tuần tra các đảo đá chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu hải cảnh 3901 cùng 17 nhân viên chấp pháp, hai thiết bị bay điều khiển từ xa, xuồng cao tốc tuần tra các đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa từ 11/4 đến 30/4, theo trang mạng Sina.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu hải cảnh này tuần tra trái phép khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Các nhân viên Trung Quốc đã ngang nhiên tới 15 đảo để tuần tra, tuần tra 12 đảo khác bằng thiết bị bay điều khiển từ xa.
Tàu 3901 và 2901 được cho là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, có lượng giãn nước khi đầy tải đạt khoảng 12.000 tấn. Tàu trang bị pháo cỡ nòng 76 mm, hai tháp pháo 30 mm và hai súng máy phòng không. Nó đạt vận tốc hơn 45 km/h.
Tàu năm ngoái được bàn giao cho Phân cục Hải cảnh Nam Hải phụ trách tuần tra tại Biển Đông.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Quốc Trung
Theo VNE
Thế khó của Mỹ trên Biển Đông vì khủng hoảng Triều Tiên Vì muốn Trung Quốc giúp kiềm chế Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải gạt bỏ các yêu cầu tuần tra gần những đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Tuần dương hạm USS Chancellorsville thuộc biên chế hải quân Mỹ trở về eo biển Luzon, gần đảo Luzon, Philippines, sau chuyến tuần tra Biển...