Thẩm phán Mỹ yêu cầu rà soát phiếu bầu qua thư
Một thẩm phán yêu cầu Dịch vụ Bưu chính Mỹ rà soát các cơ sở xử lý phiếu bầu qua thư nhằm đảm bảo không có phiếu nào bị sót.
Theo lệnh của thẩm phán liên bang tại Washington Emmet Sullivan, giới chức bưu chính Mỹ cần hoàn thành quá trình kiểm tra trước 15h ngày 3/11 (3h ngày 4/11 giờ Hà Nội), ngay lập tức gửi các phiếu bị sót nếu có, sau đó xác nhận vào lúc 16h30 (4h30 ngày 4/11 giờ Hà Nội) rằng không có phiếu bầu nào bị bỏ lại.
Cử tri điền phiếu bầu tại một điểm bầu cử ở Seattle, bang Washington, ngày 3/11. Ảnh: AFP.
Phán quyết được đưa ra sau khi nhiều nhóm hoạt động đâm đơn kiện Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) vì những trục trặc trong quá trình gửi phiếu bầu qua thư. Theo dữ liệu của USPS, khoảng 300.000 phiếu bầu đã được tiếp nhận để xử lý nhưng không có bản quét để xác minh chúng đã được chuyển đến cơ quan bầu cử.
Video đang HOT
Các lá phiếu có thể đã đến nơi mà chưa có bản quét xác nhận, nhưng nhiều nhóm hoạt động lo ngại sự chậm trễ có thể khiến một số phiếu bầu không đủ tiêu chuẩn để được kiểm đếm. Nhiều bang chỉ đếm các phiếu bầu qua thư được tiếp nhận tính đến cuối ngày 3/11.
Những nơi chịu ảnh hưởng bởi phán quyết của thẩm phán Sullivan bao gồm vùng trung tâm Pennsylvania, phía bắc New England, phía nam Florida, một phần Nam Carolina, các bang Colorado, Arizona, Alabama và Wyoming, cùng các thành phố Atlanta, Houston, Philadelphia, Detroit và Lakeland. Nhiều địa điểm trong số này là các bang chiến trường quan trọng.
Giới chuyên gia và nhiều tổng thư ký, quan chức phụ trách bầu cử bang, cho biết nỗi lo lớn nhất về kịch bản bưu điện Mỹ quá tải trước lượng lớn phiếu bầu đã không xảy ra. Tuy nhiên, quy trình gửi phiếu bầu qua thư cho cử tri và sau đó gửi lại cho quan chức bầu cử đúng hạn vẫn không nhất quán và gặp một số trục trặc.
Hơn 101 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử năm nay. Khoảng 36 triệu người đã đi bỏ phiếu trực tiếp. Hơn 65 triệu phiếu bầu qua thư đã được chuyển đến cơ quan bầu cử. Số cử tri đã bỏ phiếu hiện chiếm 73% tổng số phiếu được kiểm đếm trong năm 2016. Mỹ đang chứng kiến lượng cử tri đi bầu lớn nhất kể từ đầu những năm 1900. Michael P. McDonald, giáo sư Đại học Florida, người thu thập dữ liệu dự đoán bầu cử, dự đoán tổng số cử tri đi bầu năm nay đạt 67%.
Nổ súng tại 'khu tự trị' Mỹ, một người chết
Một người đàn ông bị bắn chết và một người bị thương nặng ngày 20/6 tại "khu tự trị" do người biểu tình lập ở Seattle, bang Washington.
Cảnh sát cho biết vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 2h30 ngày 20/6 (16h30 giờ Hà Nội) tại nơi được gọi là "Khu Tự trị Capitol Hill" (CHOP). "Các cảnh sát đã cố gắng xác định vị trí nạn nhân vụ nổ súng nhưng đám đông bạo lực đã ngăn cản các sĩ quan tiếp cận an toàn các nạn nhân", Sở Cảnh sát Seattle ngày 20/6 ra tuyên bố.
Một tình nguyện viên cầm súng tại CHOP ở Seattle ngày 20/6. Ảnh: AP.
Người biểu tình sau đó nói với cảnh sát rằng các nạn nhân đã được chuyển đến một bệnh viện trong khu vực. Susan Gregg, phát ngôn viên Trung tâm Y tế Harborview, cho biết hai người đàn ông trúng đạn được chở đến bệnh viện bằng xe riêng vào khoảng 3h. Thanh niên 19 tuổi chết, người còn lại trong tình trạng nguy kịch và đang được chăm sóc tích cực. Kshama Sawant, thành viên Hội đồng thành phố Seattle, cho biết nạn nhân thiệt mạng là người da màu.
Nghi phạm đã bỏ chạy. Các nhà điều tra không có mô tả về người nổ súng. "Các thám tử chuyên xử lý án mạng đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, bất chấp những thách thức do hoàn cảnh đặt ra", Sở Cảnh sát Seattle cho biết.
Những người tổ chức biểu tình đã họp để thảo luận về vụ nổ súng. Một số tình nguyện viên mang theo súng khi tuần tra khu vực. Họ không cản trở ai vào hoặc ra "khu tự trị".
"Khu Tự trị Capitol Hill" được thành lập hai tuần trước giữa lúc làn sóng biểu tình "Mạng người da màu cũng quan trọng" sục sôi ở Mỹ. Trước đó, xung đột giữa những người biểu tình vì cái chết của George Floyd và cảnh sát tại thành phố Seattle rơi vào bế tắc suốt một tuần. Cuối cùng, phản ứng ngày càng dữ dội của đám đông buộc Sở Cảnh sát Seattle hôm 8/6 phải nhượng bộ, bằng cách rút hết sĩ quan khỏi đồn tại khu dân cư Capitol Hill và để người biểu tình tự do làm điều họ muốn.
Mục tiêu cốt lõi của khu vực này là xây dựng cộng đồng tự quản không cảnh sát. Thay vào đó, các tình nguyện viên, trong đó có nhiều người mong muốn xóa bỏ lực lượng cảnh sát, tổ chức lực lượng an ninh riêng. Các quan chức thành phố nói rằng họ giữ liên lạc với các thủ lĩnh biểu tình, những người cam kết giữ cho khu vực yên bình.
Mike Solan, chủ tịch công đoàn đại diện cho hơn 1.000 sĩ quan cảnh sát Seattle, nói rằng "bạo lực giờ đã vây hãm "khu tự trị". Đó không còn là mùa hè của tình yêu, đó là mùa hè của sự hỗn loạn".
Trump đã nhiều lần chỉ trích "khu tự trị" và dọa điều quân đội can thiệp. Thị trưởng Seattle Jenny Durkan và Thống đốc bang Washington Jay Inslee, cả hai đều thuộc đảng Dân chủ, đã phản đối đề xuất này. Inslee nói rằng "một người hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo không nên nhúng tay vào công việc của bang Washington".
Những người giữ an ninh trong 'khu tự trị' ở Mỹ Antonio Ochoa chưa từng được đào tạo bài bản về an ninh, nhưng giờ anh đóng vai trò như một cảnh sát bảo vệ khu phố của mình. 3h sáng thứ 7 tuần trước, Ochoa được huy động để giải quyết vụ gây rối trên khu phố trung tâm ở Seattle, bang Washington, Mỹ. Một người đàn ông da màu giận dữ la...