Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm tải WeChat
Một thẩm phán Mỹ hôm nay chặn lệnh cấm tải WeChat của Bộ Thương mại Mỹ chỉ vài giờ trước khi lệnh này có hiệu lực.
Thẩm phán Laurel Beeler ở San Francisco cho biết đã phê chuẩn “đề nghị của nguyên đơn về việc ban hành một lệnh của tòa án trên toàn quốc nhằm chống lại việc thi hành” lệnh cấm từ chính phủ.
Ứng dụng TikTok và WeChat trên điện thoại trưng bày ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Lệnh của Thẩm phán Beeler còn chặn yêu cầu của Bộ Thương mại về việc cấm các giao dịch khác với WeChat ở Mỹ có thể làm giảm khả năng sử dụng ứng dụng này của những người dùng hiện tại.
Video đang HOT
Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra bình luận. Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm WeChat của Tencent và Tiktok của Bytedance vào ngày 18/6 với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Các lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 20/9. Sau đó, người dùng smartphone tại Mỹ sẽ không thể tải hoặc cập nhật hai ứng dụng này. Người dùng đã có sẵn WeChat trong các thiết bị cầm tay có thể gặp khó khăn khi sử dụng, như ứng dụng bị chậm, lỗi do các dịch vụ Internet của Mỹ sẽ không hỗ trợ từ ngày 20/9.
WeChat đã có trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Mỹ, theo số liệu từ công ty phân tích Apptopia hồi đầu tháng 8. Nó khá phổ biến đối với sinh viên Trung Quốc, người Mỹ sống tại Trung Quốc và một số người Mỹ có quan hệ cá nhân hoặc làm ăn với Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ cho hay việc chặn lệnh cấm WeChat sẽ “gây thất vọng và làm suy yếu quyết tâm của Tổng thống trong việc tìm ra cách tốt nhất để xử lý các mối đe dọa an ninh quốc gia”.
Tuy nhiên, Thẩm phán Beeler lập luận rằng “dù bằng chứng về mối đe dọa an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc là đáng kể, bằng chứng cụ thể về WeChat lại rất khiêm tốn”.
Liên minh Người dùng WeChat ca ngợi phán quyết từ Thẩm phán Beeler “là một chiến thắng quan trọng và khó khăn” dành cho “hàng triệu người sử dụng WeChat trên khắp nước Mỹ”.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì lệnh cấm TikTok, WeChat
Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích quyết định cấm TikTok và WeChat của Mỹ, cảnh báo sẵn sàng đáp trả để bảo vệ các công ty trong nước.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng bắt nạt, chấm dứt hành động sai trái, duy trì luật lệ và trật tự quốc tế một cách công bằng và minh bạch. Nếu Mỹ quyết làm theo cách của mình, Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích của các công ty trong nước", Bộ Thương mại Trung Quốc ra thông cáo cho biết hôm 19/9.
Phản ứng được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Washington có kế hoạch cấm người dùng ở Mỹ tải ứng dụng WeChat và TikTok từ ngày 20/9. Bộ Thương mại Mỹ sẽ yêu cầu gỡ hai ứng dụng Trung Quốc ở Mỹ và "cấm cửa" chúng trên AppStore, Google Play hay bất cứ nhà cung cấp ứng dụng nào trên các nền tảng "có thể tiếp cận từ Mỹ".
Ứng dụng TikTok và WeChat trên điện thoại trưng bày ở Bắc Kinh hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Các nguồn thạo tin cho biết lệnh cấm tải TikTok của Mỹ có thể vẫn được Tổng thống Donald Trump hủy trước khi có hiệu lực vào cuối tuần, với điều kiện chủ sở hữu ByteDance phải đạt được thỏa thuận về các hoạt động tại Mỹ.
Lệnh cấm từ Bộ Thương mại Mỹ dường như nhằm thực hiện yêu cầu được Trump đưa ra hôm 6/8, trong đó ông cho cơ quan này 45 ngày để xác định cần chặn những ứng dụng nào được cho là "mối đe dọa an ninh quốc gia". Thời hạn 45 ngày sẽ kết thúc ngày 20/9.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trước đó cho biết đã thực hiện động thái quan trọng để chống lại việc Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, đồng thời tích cực thực thi các quy định và điều luật Mỹ.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc, đồng thời gọi TikTok cùng WeChat là "những mối đe dọa đáng kể". TikTok có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi. WeChat cũng có 19 triệu tài khoản hoạt động hàng ngày ở nước này, chủ yếu là du học sinh Trung Quốc và những người Mỹ có quan hệ cá nhân hay kinh doanh ở Trung Quốc.
Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền tài phán của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ông chủ Nhà Trắng cũng đặt thời hạn 20/9 cho ByteDance phải đạt thỏa thuận bán hoạt động tại Mỹ hoặc bị đóng cửa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân trước đó khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.
TikTok hôm qua cũng ra tuyên bố chỉ trích quyết định cấm tải ứng dụng này ở Mỹ và tuyên bố sẽ chống lại "hành vi đàn áp" của chính quyền Trump.
Trump nói sớm đạt thỏa thuận về TikTok Trump nói thỏa thuận về hoạt động của TikTok ở Mỹ sẽ diễn ra nhanh chóng và không cần trì hoãn quyết định về điều này. "Tôi nghĩ rằng nó có thể diễn ra nhanh chóng. Các công ty tuyệt vời của chúng ta đang thảo luận với chúng tôi về vấn đề đó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp...