Thẩm phán liên bang chặn sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump
Ngày 23/1, một thẩm phán liên bang tại Mỹ đã ra phán quyết chặn tạm thời sắc lệnh hành pháp hạn chế quyền được cấp quốc tịch tự động cho tr.ẻ e.m sinh ra trên lãnh thổ Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện của đảng Cộng hòa ở Milwaukee, bang Wisconsin. Ảnh: THX/TTXVN
Thẩm phán John Coughenour ở Seattle gọi sắc lệnh này là “vi phạm trắng trợn hiến pháp”.
Thẩm phán Coughenour, người được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan, đã ra lệnh cấm tạm thời thực thi sắc lệnh của Trump theo yêu cầu của 4 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo, bao gồm Washington, Arizona, Illinois và Oregon.
Ông Trump đã ký sắc lệnh này vào ngày 22/1, ngay ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump yêu cầu các cơ quan liên bang từ chối công nhận quốc tịch cho tr.ẻ e.m sinh ra trên đất Mỹ nếu cả cha lẫn mẹ của chúng không phải là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp.
Video đang HOT
Phát biểu tại tòa, thẩm phán Coughenour cho rằng sắc lệnh này hoàn toàn vi phạm điều khoản quốc tịch trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ, vốn quy định rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Mỹ đều được công nhận là công dân. Ông nhấn mạnh: “Trong suốt hơn 40 năm làm việc trên ghế thẩm phán, tôi chưa từng thấy vụ án nào mà câu hỏi đặt ra lại rõ ràng như thế này. Đây là một sắc lệnh vi phạm hiến pháp rõ ràng”.
Tổng thống Trump khẳng định chính quyền của ông sẽ kháng cáo phán quyết này. Brett Shumate, luật sư của Bộ Tư pháp, lập luận rằng sắc lệnh của ông Trump là hợp hiến và gọi phán quyết của tòa án là “không phù hợp”. Tuy nhiên, thẩm phán Coughenour đã ký lệnh cấm tạm thời ngay trong phiên tòa, trước khi luật sư Shumate kịp hoàn tất phần phản biện.
Phán quyết này sẽ ngăn chặn việc thực thi sắc lệnh trên toàn quốc trong vòng 14 ngày, trong khi tòa án xem xét liệu có nên ban hành lệnh cấm dài hạn hay không. Phiên điều trần tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 6/2 tới.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Trump, bất kỳ tr.ẻ e.m nào sinh ra trên lãnh thổ Mỹ sau ngày 19/2 mà cha mẹ không phải là công dân hoặc thường trú nhân sẽ không được công nhận là công dân Mỹ. Những đứ.a tr.ẻ này cũng sẽ không được cấp số an sinh xã hội, không đủ điều kiện nhận các phúc lợi chính phủ và không được phép làm việc hợp pháp khi trưởng thành.
Trợ lý Tổng chưởng lý bang Washington, Lane Polozola, lập luận rằng sắc lệnh này đi ngược lại với các quyền cơ bản được bảo vệ trong Hiến pháp. Ông nói: “Theo sắc lệnh này, những đứ.a tr.ẻ sinh ra hôm nay sẽ không được tính là công dân Mỹ”.
Sắc lệnh của ông Trump đã vấp phải làn sóng ch.ỉ tríc.h dữ dội. Hơn 150.000 tr.ẻ e.m sơ sinh mỗi năm sẽ bị từ chối quyền quốc tịch nếu sắc lệnh này được thực thi, theo ước tính từ các bang do đảng Dân chủ lãnh đạo. Kể từ khi sắc lệnh được ký, ít nhất 6 vụ kiện đã được đệ trình, chủ yếu bởi các nhóm bảo vệ dân quyền và tổng chưởng lý các bang do đảng Dân chủ lãnh đạo.
Luật sư Shumate của Bộ Tư pháp khẳng định sắc lệnh là một phần trong nỗ lực của ông Trump nhằm cải tổ hệ thống nhập cư và giải quyết khủng hoảng ở biên giới phía Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng sắc lệnh này đi ngược lại tiề.n lệ pháp lý đã được xác lập từ 127 năm trước, khi Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết rằng tr.ẻ e.m sinh ra tại Mỹ từ cha mẹ không phải công dân vẫn có quyền được công nhận quốc tịch.
Tổng chưởng lý bang Washington, ông Nick Brown, tuyên bố: “Nếu bạn sinh ra trên đất Mỹ, bạn là công dân Mỹ, không có ngoại lệ. Tổng thống không thể thay đổi điều đó”.
Tranh cãi về sắc lệnh này không chỉ mang tính pháp lý mà còn làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh chính sách nhập cư tiếp tục là một vấn đề nhức nhối trong chính trị Mỹ.
Ông Donald Trump tuyên bố kháng cáo sau vụ bị kết tội hình sự
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/5 (giờ địa phương) đã tổ chức họp báo tại Trump Tower, trung tâm New York, sau khi bị tuyên có tội vụ chi tiề.n ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016.
CNN dẫn lời ông Donald Trump trong buổi họp báo cho biết, ông sẽ kháng cáo bản án khẳng định ông có tội trong vụ án chi tiề.n bịt miệng ngôi sao phi.m ngườ.i lớ.n, mặc dù ông phải đợi cho đến sau phiên tòa tuyên án dự kiến tổ chức vào ngày 11/7 mới có thể thực hiện bước đi này. Trong bài phát biểu dài 33 phút tại sảnh Trump Tower, ông Donald Trump cáo buộc phiên tòa "rất không công bằng", nhằm mục đích cản trở nỗ lực trở lại Nhà Trắng của ông.
Sự kiện diễn ra gần một ngày sau khi bồi thẩm đoàn của Tòa hình sự Manhattan tuyên bố ông "có tội" với toàn bộ 34 tội danh trong vụ truy tố làm giả hồ sơ kinh doanh, chi tiề.n ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016. Với phán quyết này, ông Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị truy tố và kết tội, cũng là ứng viên đầu tiên của một chính đảng là tội phạm khi chạy đua vào Nhà Trắng.
Cựu Tổng thống Donald Trump tổ chức họp báo sau khi bị kết tội hình sự. Ảnh: Getty Images
Mức án tối đa đối với tội làm giả hồ sơ kinh doanh của ông Donald Trump là từ 16 tháng đến 4 năm tù. Theo CNN, tại New York, tòa án rất hiếm khi phạt tù đối với những người không có tiề.n án bị kết tội làm giả hồ sơ kinh doanh. Hình phạt phổ biến đối với tội này thường là nộp phạt hoặc hưởng án treo.
Nếu hình phạt không chỉ dừng lại ở mức nộp phạt, ông Donald Trump có thể bị quản thúc tại gia hoặc tuân thủ lệnh giới nghiêm thay vì ngồi tù.
Được biết, Hiến pháp Mỹ đề ra 3 tiêu chí đối với một ứng cử viên tổng thống gồm: là công dân Mỹ sinh ra trên lãnh thổ Mỹ, trên 35 tuổ.i và sinh sống tại nước này ít nhất 14 năm. Do vậy, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump vẫn có thể tranh cử vào tháng 11 tới ngay cả khi ông bị tuyên án.
Tờ Politico cho hay, lịch sử Mỹ từng có tiề.n lệ một ứng cử viên tổng thống tham gia tranh cử từ phòng giam. Tại cuộc bầu cử năm 1920, ứng cử viên đảng Xã hội Mỹ khi đó là Eugene V.Debs đã tham gia tranh cử tổng thống khi đang thụ án tù liên bang 10 năm tại Atlanta và người này đã nhận được gần 1 triệu phiếu bầu.
Cùng ngày, trong tuyên bố đầu tiên tại Nhà Trắng kể từ khi phán quyết được công bố, Tổng thống Joe Biden đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h người tiề.n nhiệm vì ông Donald Trump cho rằng hệ thống tư pháp Mỹ bị thao túng. Ông Joe Biden nhấn mạnh phán quyết đối với cựu Tổng thống Donald Trump trong vụ việc trên đã chứng tỏ "không ai được phép đứng trên luật pháp"
Thẩm phán bác yêu cầu của ông D.Trump trong vụ cất giữ trái phép tài liệu mật Ngày 14/3, Thẩm phán liên bang Aileen Cannon ở bang Florida đã bác bỏ yêu cầu của cựu Tổng thống Donald Trump đề nghị hủy vụ án hình sự, liên quan tới cáo buộc ông đã giữ trái phép các tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021. Ông Donald Trump Ảnh: AFP/ TTXVN Phán quyết được đưa ra chỉ...