Thẩm phán lãnh án vì nhận tiền “lót tay”
Thẩm phán đã nói với Sang đưa 25 triệu đồng để làm chi phí lo cho HĐXX(ảnh minh họa)
Kết thúc phiên tòa, dư luận rộ lên thông tin Nguyễn Tấn Sang chung chi tiền nên mới không phải ngồi tù.
Chiều 17/9, TAND Phú Yên cho biết, vừa đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo bà Phan Thị Sáu (55 tuổi), nguyên thẩm phán TAND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) 30 tháng tù, cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân.
Video đang HOT
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28/12/2010, trong một lần bắt sòng bạc, CA thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) phát hiện hai đối tượng Trần Chất và Nguyễn Tấn Sang đã có tiền án về tội đánh bạc nên quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ngày 15/6/2011, Viện KSND huyện Đồng Xuân truy tố hai đối tượng Trần Chất và Nguyễn Tấn Sang về tội đánh bạc.
Xác định đây là vụ án điểm bởi đối tượng Trần Chất có 2 tiền án, Nguyễn Tấn Sang có 1 tiền án về tội đánh bạc, chưa xóa án tích. Tuy nhiên, do số tiền đánh bạc bị phát hiện dưới 2 triệu đồng nên Hội đồng xét xử (HĐXX) do ông Nguyễn Kim Dũng, Chánh án TAND huyện Đồng Xuân làm chủ tọa chỉ tuyên phạt hành chính mỗi bị cáo 15 triệu đồng mà không tuyên án tù.
Kết thúc phiên tòa, dư luận rộ lên thông tin Nguyễn Tấn Sang chung chi tiền nên mới không phải ngồi tù. Sau đó, TAND huyện Đồng Xuân đã làm việc với thẩm phán Phan Thị Sáu và bà này thừa nhận có nhận của ông Sang 25 triệu đồng.
Theo đó, chiều 14/6/2011, sau khi TAND huyện Đồng Xuân họp bàn án, bà Sáu biết được mức án sẽ tuyên đối với Chất và Sang nên đã nói với Sang đưa 25 triệu đồng để làm chi phí lo cho HĐXX. Khi vụ việc bị phát hiện, ông Nguyễn Kim Dũng – Chánh án TAND huyện Đồng Xuân đã mời vợ chồng Nguyễn Tấn Sang đến tòa án nhận lại số tiền mà bà Sáu đã nhận trước đó.
Theo 24h
Cà Mau yêu cầu làm rõ nghi án "lót tay" giám đốc Sở
Để tránh hoài nghi về sự trong sạch của cán bộ, Trưởng Ban phòng chống tham nhũng tỉnh Cà Mau yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ nghi án "lót tay" tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau để có kết luận rõ ràng.
Chiều ngày 28/8, Ban phòng chống tham nhũng tỉnh Cà Mau phát đi văn bản yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ "có hay không việc nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Chung Ngọc Nhãn nhận 575 triệu đồng từ nhà thầu". Đây cũng là nội dung được Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban phòng chống tham nhũng tỉnh Cà Mau Phạm Thành Tươi kết luận tại cuộc họp thường kỳ của Ban vào tuần trước.
Bà Chung Ngọc Nhãn trong lần tiếp xúc báo chí khi còn làm
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau.
Tại kết luận này, ông Tươi yêu cầu công an và viện kiểm sát làm rõ động cơ hai nhà thầu tham gia dự án nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ huyện Năm Căn chi 50 triệu đồng cho lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau đi công tác Hà Nội.
Trước đây, nguyên Phó phòng kế hoạch tài chính Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau Nguyễn Trung Tâm báo tổ chức có nhận gói tiền chứa 200 triệu đồng của nhà thầu Lê Thanh Phương (bị bắt về hành vi Vu khống) nhưng sau đó rút lại lời khai cần phải làm rõ sự thật.
Đối với lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau cho nhà thầu quyết toán trên 1 tỷ đồng khi khối lượng hạng mục công trình chưa đủ điều kiện thanh quyết toán cũng phải làm rõ xem có vi phạm pháp luật hay không. Những nội dung này đã được tỉnh Cà Mau báo cáo về Ban Phòng chống tham nhũng Trung ương.
Theo nguồn tin riêng của PV, nhiều cán bộ hưu trí ở Cà Mau cũng đã gửi đơn yêu cầu Ban Phòng chống tham nhũng Cà Mau cương quyết làm rõ hành vi tham nhũng của cán bộ công chức đang gây dư luận không tốt.
Hiện có hai luồng thông tin trái chiều nhau về "công và tội" đối với người báo cáo dấu hiệu tiêu cực tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau. Trong đó "công" đang được xem trọng vì cán bộ đã mạnh dạn báo cáo nghi vấn đến Chủ tịch UBND tỉnh.
Liên quan đến sai phạm tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau, chiều ngày 28/8 bà Chung Ngọc Nhãn bàn giao công việc cho giám đốc mới là ông Võ Hoàng Hiệp, nguyên Bí thư Huyện ủy Thới Bình. Bà Nhãn được rút về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau chờ phân công nhiệm vụ khác khi có quyết định kỷ luật từ Trung ương.
Theo VNE
Nhiều lãnh đạo phường ở TP HCM bị kỷ luật vì tham nhũng Nhiều chủ tịch, phó chủ tịch phường cùng hàng loạt cán bộ ngành nghề khác tại TP HCM bị cho là có "tư túi" đã bị kỷ luật trong 6 tháng đầu năm 2012. Chiều 19/7, lãnh đạo UBND TP HCM họp sơ kết công tác 6 tháng và triển khai một số nhiệm vụ 6 tháng cuối năm về phòng chống tham...