Thẩm phán đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục với lập luận mặc quần áo ‘khiêu gợi’
Thẩm phán bác bỏ đơn tố cáo bị tấn công tình dục của nguyên đơn với lập luận người phụ nữ mặc quần áo ‘khiêu gợi’.
Một Thẩm phán ở miền nam Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố cho rằng người phụ nữ đã mặc trang phục ‘khiêu gợi’ nên bác bỏ cáo buộc bị tấn công tình dục của nguyên đơn. Thông tin này lập tức gây ra tranh cãi dữ dội trong dư luận Ấn Độ, nơi tình trạng bạo lực bao gồm tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ và bé gái thường xuyên được đăng tải trên các bản tin nóng.
Theo CNN, vào tuần trước, Thẩm phán tại tòa án quận ở bang Kerala của Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc bị quấy rối và tấn công tình dục của người phụ nữ, đồng thời cho thi hành điều khoản bảo lãnh trước đối với bị can (74 tuổi).
Người biểu tình phản đối nạn tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ và bé gái ở Ấn Độ. (Ảnh: AP)
Thẩm phán cho rằng những hình ảnh được bị can cung cấp trong đơn xin bảo lãnh cho thấy người phụ nữ đã mặc trang phục ‘khiêu gợi tình dục’, và dựa vào đó để đưa ra kết luận cáo buộc của nguyên đơn chống lại bị can là không đúng.
‘Thật không tin nổi một người đàn ông khuyết tật có thể dùng lực kéo và đụng chạm thô lỗ vào ngực của người phụ nữ’, Thẩm phán cho hay.
Video đang HOT
Phán quyết của Thẩm phán quận ở bang Kerala đã gây ra làn sóng phẫn nộ, bởi Ấn Độ được biết tới là nơi phụ nữ bị phân biệt đối xử tồi tệ và nhiều nạn nhân bị tấn công tình dục không dám lên tiếng do thiếu luật bảo vệ , cũng như quá trình xử lý vụ án thường diễn ra rất chậm.
Bà Swati Maliwal, Chủ tịch Uỷ ban Phụ nữ Delhi, đã lên tiếng chỉ trích phán quyết của Thẩm phán quận và yêu cầu Tòa cấp cao bang Kerala giải quyết vụ án.
‘Tới khi nào thì tư tưởng đổ lỗi cho các nạn nhân bị tấn công tình dục mới thay đổi?’, bà Maliwal viết trên Twitter.
Ông V. P. Sanu, Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Ấn Độ, cũng gọi phán quyết của Thẩm phán quận ở bang Kerala là ‘thoái lui’.
‘Logic phụ nữ mời gọi tấn công tấn tình dục do trang phục của họ là vừa đổ lỗi cho nạn nhân, vừa là khuôn mẫu nạn nhân chính là người khiêu khích để bị cưỡng hiếp’, ông Sanu nhấn mạnh.
Trên thực tế, các vụ tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ xảy ra thường xuyên ở Ấn Độ. Thậm chí, nhiều vụ án tấn công và cưỡng hiếp kinh hoàng cũng không được xử lý thỏa đáng do hạn chế của hệ thống luật pháp Ấn Độ.
Vào tháng 1/2021, một Thẩm phán tại Tòa cấp cao Bombay đưa ra phán quyết người đàn ông (39 tuổi) không phạm tội tấn công tình dục nhằm vào bé gái (12 tuổi), do ông này chưa cởi bỏ quần áo nạn nhân và nghĩa là chưa có tiếp xúc thân thể.
Ấn Độ đã cho cải cách bộ luật và đưa ra những hình phạt nặng hơn đối với đối tượng phạm tội hiếp dâm kể từ sau vụ hiếp dâm tập thể và tấn công tàn bạo dẫn tới cái chết của một nữ sinh trường y tại thủ đô Delhi vào năm 2012. Theo đó, tòa án được yêu cầu nghiên cứu các vụ án hiếp dâm và nhanh chóng đưa ra xét xử. Ngoài ra, tội danh cưỡng hiếp được áp dụng với cả hình thức quan hệ bằng đường hậu môn và đường miệng.
Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động và luật sư, Ấn Độ vẫn cần tăng cường thêm nhiều biện pháp để bảo vệ phụ nữ.
Như vào ngày 15/8, 11 người đàn ông bị kết án chung thân vì cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ mang thai vào năm 2002 đã được ân xá. Ngay lập tức, gia đình nạn nhân cùng các luật sư và chính trị gia Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ.
Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, hơn 28.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp được báo cáo vào năm 2020. Nói cách khác, cứ 18 phút, Ấn Độ lại xảy ra 1 vụ hiếp dâm. Nhưng theo các chuyên gia, con số thực tế còn cao hơn nhiều vì các nạn nhân lo sợ và không dám tố cáo.
Số vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ vẫn không ngừng gia tăng trong những năm sau vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại dã man một nữ sinh ở thủ đô New Delhi vào năm 2012. Các chuyên gia nhận định, vụ án xảy ra vào năm 2012 đã khiến dư luận Ấn Độ xóa bỏ mặc cảm xấu hổ khi nói tới các vụ án hiếp dâm.
Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở phụ nữ
Ngày 4/8, giới chức y tế thủ đô New Delhi của Ấn Độ thông báo đã ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ ở phụ nữ người nước ngoài.
Nhân viên y tế kiểm tra các hành khách để ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là ca bệnh đầu tiên ghi nhận ở phụ nữ tại Ấn Độ và là ca bệnh thứ 4 tại vùng Delhi, thứ 9 trên cả nước. Trước đó vài ngày, chính quyền vùng Delhi đã thông báo lập 70 phòng cách ly tại 6 bệnh viện ở vùng thủ đô New Delhi dành cho các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc những ca nghi nhiễm.
Ấn Độ phát hiện ca bệnh đầu tiên từ ngày 14/7 tại bang Kerala. Bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn trong cuối tuần trước và được xuất viện. Chính quyền bang Kerala cũng đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan rộng, trong đó có việc đo thân nhiệt tại tất cả các sân bay. Lãnh đạo cơ quan y tế bang Kerala Veena George cho biết bang đã thiết lập các cơ sở cách ly ở tất cả các huyện. Giới chức y tế bang Karnataka lân cận cũng đang trong tình trạng cảnh giác cao với nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Tất cả các huyện đã được yêu cầu tăng cường giám sát và chuẩn bị các cơ sở phục vụ việc cách ly khi cần thiết.
Cũng trong ngày 4/8, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục này không chỉ tập trung ở nhóm những nam giới có quan hệ đồng tính, một đặc điểm khác so với những đợt bùng phát ở các khu vực còn lại trên thế giới.
Theo WHO, các đợt bùng phát đã được ghi nhận ở 78 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và 98% số ca ghi nhận bên ngoài châu Phi là ở nam giới có quan hệ đồng tính. Riêng ở châu Phi, nơi đã coi đây là bệnh lưu hành và ghi nhận các đợt bùng phát từ những năm 1970, đặc điểm lây nhiễm không giống với tình hình hiện đang diễn ra ở các khu vực khác.
Phát biểu tại họp báo của WHO khu vực châu Phi, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm Otim Patrick Ramadan cho biết hiện có khoảng 60% số ca ghi nhận ở châu Phi là đàn ông và 40% là phụ nữ. Hơn 80% số ca mắc mới trong đợt bùng phát lần này tại châu Phi xảy ra ở những nước đã từng ghi nhận các đợt bùng phát dịch bệnh trước đây và thường là ở những người có tiếp xúc với động vật mang bệnh, trước khi tiếp tục lây lan cho những thành viên khác trong gia đình. Thông thường, phụ nữ châu Phi là những người chăm sóc người bệnh và đây là một yếu tố khiến bệnh cũng lây lan trong nhóm nữ giới.
Phát biểu trong cuộc họp báo riêng rẽ, quyền giám đốc CDC châu Phi, Tiến sĩ Ahmed Ogwell Ouma, cũng lưu ý không có bằng chứng nào cho thấy các đợt bùng phát bệnh hiện nay ở châu Phi chỉ tập trung ở nhóm nam giới có quan hệ đồng tính.
Thế giới đã ghi nhận trên 18.000 ca bệnh đậu mùa khỉ. WHO cũng tuyên bố đợt bùng phát lần này là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, cấp độ cảnh báo cao nhất. Các chuyên gia y tế cộng đồng đều nhấn mạnh rằng dù hiện nay nhiều nước ghi nhận các đợt bùng phát tập trung chủ yếu trong nhóm nam giới có quan hệ đồng tính nhưng tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với người bệnh trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với mềm bệnh trên các vật dụng của người bệnh như khăn tắm, ga trải giường.
Ấn Độ và Saudi Arabia ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ Nhà chức trách Ấn Độ ngày 14/7 cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên mắc đậu mùa khỉ là một người đàn ông 35 tuổi, có lịch sử đến khu vực Trung Đông. Cùng ngày, Bộ Y tế Saudi Arabia cũng thông báo ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước này Các ban đỏ...