Thẩm phán dẫn dắt phiên tòa bác bỏ ‘đường lưỡi bò’
Thẩm phán được trọng vọng Thomas Mensah là chủ tịch ban trọng tài ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” trong vụ kiện Biển Đông.
Thẩm phán Thomas A. Mensah. Ảnh: Worldmaritimenews
Tiến sĩ Thomas Mensah, 84 tuổi, đến từ Ghana, là người đã cống hiến sự nghiệp để mổ xẻ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) – mê cung pháp luật mà các nước đã thống nhất để quản lý các đại dương rộng lớn, nhằm chỉ rõ những hành vi nào không được phép trên biển, theo SMH.
“Ông ấy rất được coi trọng”, Paul Reichler, một đối tác tại hãng luật Foley Hoag LLP và là luật sư chính của Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc, nói.
“Chúng tôi rất hài lòng khi thẩm phán Mensah được bổ nhiệm bởi chúng tôi biết rằng ông ấy là một chuyên gia về luật biển, một trong những chuyên gia ưu tú trên thế giới. Ông ấy là người rất trung thực, chính trực và công bằng”.
Tiến sĩ Mensah là chủ tịch của một hội đồng xét xử 5 người xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Các thẩm phán khác đến từ Pháp, Ba Lan, Hà Lan và Đức.
Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Video đang HOT
Ông không hề xa lạ với giới ngoại giao, khi là cao ủy đầu tiên của Ghana tại Nam Phi trong những năm 1990.
Sau đó, ông Mensah giữ chức chủ tịch đầu tiên Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Năm 2012, ông được trao giải Hàng hải Quốc tế với các đóng góp cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Tòa Trọng tài hôm 12/7 quyết định rằng việc Bắc Kinh cải tạo các thực thể ở Biển Đông gây ra những thiệt hại không thể khắc phục cho môi trường biển. Quan trọng nhất, tòa tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” mà họ đơn phương vạch ra, bao trọn hầu hết diện tích Biển Đông.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và nói phán quyết là “vô hiệu” và không có hiệu lực ràng buộc. Còn Ông Reichler cho rằng phán quyết là “thắng lợi lớn” của Philippines.
“Uy tín, chuyên môn và sự độc lập của các trọng tài rất quan trọng đối với uy tín của phán quyết trong cộng đồng quốc tế”, ông nói.
“Tất nhiên, mục tiêu của chúng tôi là giành chiến thắng trong vụ kiện này, nhưng chúng tôi cảm thấy đơn giản là thắng kiện sẽ không đủ”, ông Reichler nói thêm. “Chúng tôi phải có được một phán quyết được cộng đồng quốc tế đón nhận, chú ý và tôn trọng. Điều đó phụ thuộc phần lớn vào việc các trọng tài viên là ai”.
Diễn biến Vụ kiện Biển Đông. Đồ họa: Tiến Thành
Phương Vũ
Theo VNE
Trung Quốc dọa lập ADIZ sau phán quyết về 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông bất chấp phán quyết của tòa quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh.
Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân trong cuộc báo sáng nay. Ảnh:China.org.cn
Financial Review dẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho hay quyết định thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) phụ thuộc vào "mức độ của các mối đe dọa mà Trung Quốc đối mặt".
"Nếu an ninh của chúng tôi bị đe dọa, tất nhiên chúng tôi có quyền. Chúng tôi hy vọng các nước khác không nhân cơ hội này để đe dọa Trung Quốc", ông này nói.
Bắc Kinh từng nhiều lần ra tín hiệu về việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ yêu cầu tất cả các phi cơ bay qua phải báo cáo về danh tính cho chính phủ kiểm soát.
Ông Lưu đưa ra phát ngôn trên tại một cuộc họp báo hôm nay, không lâu sau khi Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, tuyên bố "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Đường này do Bắc Kinh tự vẽ ra để áp đặt chủ quyền với hầu hết diện tích của Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ quốc tế.
Philippines hồi đầu năm 2013 đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và cần được tuyên bố là không có căn cứ.
Tuy nhiên, ông Lưu bác bỏ phán quyết trên, thậm chí còn bày tỏ nghi ngờ 5 thẩm phán của hội đồng trọng tài "bị Philippines hoặc các nước khác mua chuộc". Ông này viện dẫn các thẩm phán "không phải người châu Á" và "không rõ liệu có hiểu văn hóa châu Á hay không".
Đồng thời, ông nói Trung Quốc muốn quay lại bàn đàm phán song phương với Manila.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng tuyên bố rằng phán quyết của tòa là "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với nước này.
Giới chuyên gia quốc phòng từng bày tỏ nghi ngờ Bắc Kinh có thể thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông sau khi có phán quyết của tòa quốc tế về vụ kiện của Philippines, như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Họ cảnh báo hành động đơn phương này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực khiến nhiều bên liên quan phải nhập cuộc. Mỹ khẳng định sẽ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên biển Hoa Đông.
Anh Ngọc
Theo VNE
Chiến dịch làm ngơ trước phán quyết 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc Truyền thông Trung Quốc đang nỗ lực để thế giới biết rằng họ "thực sự, chắc chắn và tuyệt đối không quan tâm đến phán quyết 'đường lưỡi bò'". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua tuyên bố không chấp nhận những quan điểm hoặc hành động dựa trên phán quyết từ tòa trọng tài đối với "đường lưỡi bò" mà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Panama 'bật đèn xanh' cho binh sĩ Mỹ đồn trú

EU giữ tâm thế 'tĩnh tại' trước cú sốc từ Nhà Trắng

Bước ngoặt quan trọng

LHQ cảnh báo tác động của việc Israel không kích Syria

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chuẩn bị các phương án dự phòng

Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh

Hàn Quốc điều trực thăng khống chế cháy rừng ở Khu phi quân sự liên Triều

Tàu sân bay thứ hai của Mỹ có mặt tại Trung Đông

Châu Âu hứa dùng 2,4 tỷ USD tài sản Nga mua vũ khí cho Ukraine

Sau 'cú phanh' thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc việc mở lại các cửa khẩu

EU cảnh báo đánh thuế dịch vụ số Mỹ nếu đàm phán thất bại
Có thể bạn quan tâm

Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!
Sao thể thao
18:40:54 11/04/2025
Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn
Nhạc việt
18:21:55 11/04/2025
Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" sơ hở để lộ vòng 2 lùm lùm, hội mẹ bỉm lướt qua nói đúng 1 câu
Sao việt
17:51:46 11/04/2025
Cam thường bóc nhan sắc thật của đối thủ Chi Pu sau vụ bị "phong sát" vì ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
Sao châu á
17:46:49 11/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
Tin nổi bật
17:00:47 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025