Tham ô lớn, sếp xin công an ‘tự xử’ vì đại cục
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh Hà Giang vừa ra “phán quyết” không khởi tố hình sự các đối tượng ăn chặn hơn 181 triệu đồng hỗ trợ trẻ tàn tật “vì…đại cục”. Trước đó, trước vụ tham ô tài sản tại BV Nội Tiết TƯ, Bộ Y tế cũng “xin” tự xử lý.
Phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, chức vụ công an tỉnh Hà Giang phát hiện trong hai năm 2012, 2013, các đối tượng Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Giang cùng hai cộng sự Nguyễn Thị Lan Anh, kế toán, Trịnh Thu Hương, thủ quỹ đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Hà Giang xác định: “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Trẻ vùng cao Hà Giang. Ảnh minh họa
Ngày 4/10/2013, Sở LĐ-TB&XH đã có công văn do ông Lý Quang Thái, Giám đốc Sở ký gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đề nghị “không khởi tố vụ án hình sự đối với các cá nhân sai phạm liên quan đến vụ việc nêu trên và chuyển hồ sơ để Sở LĐ-TB&XH xử lý cán bộ theo thẩm quyền”.
Thông tin trên báo Nhân dân, ông Thái giải thích: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Và “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương, Sở đã có văn bản đề nghị cơ quan điều tra không khởi tố hình sự các đối tượng nói trên”, ông Thái nói.
Ông Thái khẳng định: “Những người đó có tội thì rõ rồi. Nhưng vì… đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề nghị.
Đồng thời họ cũng đã có văn bản trả lời, bàn giao hồ sơ để chúng tôi có biện pháp xử lý hành chính đối với những người sai phạm”.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Giang còn có thái độ khá nghiêm khắc đối với người tố cáo. Bởi như ông Thái nói, thì lãnh đạo Sở đã xác định được “tác giả” của lá đơn tố cáo.
Video đang HOT
“Đây là một cán bộ từng công tác tại Trung tâm này, nhưng sau đã được chuyển sang làm phó ở một đơn vị khác. Người này gửi đơn tố cáo đến Công an, Thanh tra tỉnh chứ không gửi qua Sở. Nếu gửi qua Sở, chúng tôi đã xử lý chứ không để đến mức thế này.
Sau khi xử lý ba cán bộ sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý cô này vì vi phạm điều đảng viên không được làm”, ông Thái nói.
Bộ “xin” cho cán bộ y tế tham ô vì sai phạm lần đầu
Thực hiện kế hoạch Xây dựng mạng lưới tuyên truyền phòng bệnh từ những cán bộ không hưởng lương thuộc tuyến xã, phường của Bộ Y tế, ông Nguyễn Vinh Quang – Phó Giám đốc BV Nội Tiết TƯ, kiêm Giám đốc Trung tâm ào tạo và Chỉ đạo tuyến (Trung tâm Chỉ đạo tuyến) của BV Nội Tiết TƯ đã triển khai nhiều lớp tập huấn cho cán bộ không hưởng lương trên phạm vi toàn quốc trong các năm 2010 và 2011.
Ông Mai Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Truyền thông Trung tâm Chỉ đạo tuyến cùng hai cán bộ hợp đồng là bác sĩ Vũ Minh Phúc và cán bộ Nguyễn Thị Ngọc Anh mang công văn chỉ đạo của ông Quang xuống Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng, Trung tâm Y tế quận Dương Kinh (TP Hải Phòng) để tổ chức lớp tập huấn “Bệnh lý tuyến giáp”.
Theo sổ sách chứng từ, số tiền Nhà nước chi cho lớp tập huấn này là hơn 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, qua xác minh của Cơ quan CSĐT – Công an quận Dương Kinh về danh sách các học viên lớp tập huấn ký nhận tiền ở huyện Tiên Lãng, Trưởng Công an của 10 xã có tên cán bộ tham gia tập huấn đều khẳng định không có ai trong danh sách những người đi học và nhận tiền của BV Nội Tiết TƯ có đăng ký thường trú tại các xã của huyện Tiên Lãng
Cũng với “kịch bản rút tiền nhà nước” tương tự như ở Hải Phòng, nhóm ê-kíp bác sỹ tại BV Nội Tiết TƯ tiếp tục có hành vi lập khống chứng từ để “rút ruột” gần 80 triệu đồng tiền ngân sách nhà nước dành cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ Y tế gửi công văn &’xin’ tự xử lý vụ tham ô tài sản tại BV Nội Tiết
Vụ việc rõ ràng như vậy, song, Đảng ủy BV Nội tiết TƯ lại xác định: “Các cá nhân sai phạm với số tiền chi không đúng chế độ làm thất thoát tiền của nhà nước không lớn”.
Sau đó, Đảng ủy BV đã cùng Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện ký văn bản “tập thể” ngày 10/6/2013 gửi Bộ Y tế để cầu cứu Bộ can thiệp.
Trong văn bản cầu cứu này, BV Nội tiết TƯ đưa ra lý do: “…bản thân các cán bộ vi phạm đều là cán bộ y tế… Hơn nữa, hầu hết các cán bộ vi phạm đều đã có gia đình, vợ con… Do vậy, nếu để Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can, ngoài việc sự nghiệp, gia đình, vợ con của người đó bị ảnh hưởng thì uy tín Bệnh viện cũng bị mất…
Với những lý do trên, Đảng ủy – Ban Giám đốc BV Nội tiết TƯ thiết tha đề nghị Bộ Y tế có ý kiến với Cơ quan CSĐT…”.
Ngày 14/6/2013, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên ký công văn gửi Công an quận Đống Đa, Hà Nội với nội dung có ý “xin” cơ quan điều tra chuyển vụ án này để Bộ Y tế xử lý “nội bộ”.
Trong công văn của Bộ Y tế có nêu: “…Bộ Y tế đã kiểm tra, nhận thấy các cán bộ vi phạm đều là cán bộ y tế, trong đó có những đồng chí đã có đóng góp nhất định cho ngành Y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Sai phạm của một số cán bộ thuôc BV Nội tiết TƯ là lần đầu, có phần do chủ quan, không nhận thức được các quy định của pháp luật nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện cũng như của ngành Y tế…
Bộ Y tế đề nghị Cơ quan CSĐT – Công an quận Đống Đa giao lại vụ việc trên để Bộ Y tế kiểm tra, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm, thu hồi lại vật chất do các cá nhân gây ra…”.
Sau khi gửi công văn “xin” cho cán bộ mà không nhận được “hồi âm” từ cơ quan Công an, ngày 12/07/2013 Thanh tra Bộ Y tế tổ chức cuộc họp phối hợp giải quyết vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Nội Tiết TƯ.
Công an quận Đống Đa đã từ chối không dự cuộc họp trên. Cùng ngày, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can các đối tượng nêu trên.
Theo Đất Việt
Chưa thể xác định nguyên nhân vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3
Ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành tỉnh Kon Tum đã đến công trình thủy điện Đăk Mek 3 kiểm tra vụ vỡ đập, qua đó nhận định nguyên nhân của vụ việc là "chưa thể xác định được bằng phương pháp trực quan".
Sáng ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành do UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo gồm: Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Đăk Glei và đại diện Công ty cổ phần Hồng Phát - Đăk Mek đã đến hiện trường con đập Đăk Mek 3 để kiểm tra vụ vỡ đập hy hữu.
Chiều dài bờ đập phía thượng lưu của thủy điện Đăk Mek 3 là 109m chứ không phải 80m như báo cáo ban đầu
Sau khi kiểm tra kỹ tại hiện trường, ông Bùi Văn Cư - Phó Giám đốc Sở Công thương - cho biết: Đoàn công tác thống nhất nhận định ban đầu rằng sự cố ngã đổ toàn tuyến tường mái thượng lưu đập thủy điện vẫn "chưa thể xác định được bằng phương pháp trực quan". Phải chờ kết quả trưng cầu giám định, kiểm định. Sở sẽ báo cáo UBND tỉnh đề xuất chọn một đơn vị có đầy đủ chức năng, năng lực để kiểm định lại toàn bộ chất lượng công trình, trong đó ưu tiên kiểm định chất lượng đập dâng. Sau khi có kết quả mới có kết luận chính thức và đưa ra phương pháp xử lý.
Các vết nứt ở bờ tường tràn xả lũ
Sau khi công an huyện khám nghiệm hiện trường, kết quả cho thấy, bờ tường phía thượng lưu đập thủy điện bị sập đổ có chiều dài là 109m chứ không phải là 80m như Công ty Hồng Phát báo cáo.
Biên bản báo cáo của cơ quan liên nghành tỉnh
Theo quan sát của phóng viên, không chỉ bờ đập phía thượng lưu bị đổ sập mà bờ tường phía hạ lưu, bờ tường cửa tràn xả lũ cũng đã xuất hiện những vết rạn nứt kéo dài theo chiều dọc.
Theo Dantri
Học sinh lớp 9 treo cổ tự tử vì không được đi chơi xa? Ngày 20/11, gia đình đã tổ chức an táng em Dương Nguyễn Duy Phúc (14 tuổi) học sinh lớp 9A1, Trường THCS Từ Liêm (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà). Di ảnh em Dương Nguyễn Duy Phúc Trước đó, khoảng 13h40 ngày 19/11, gia đình phát hiện em Phúc treo cổ tự tử tại cầu thang của gia đình. Theo cô T....