Thăm nơi sản xuất Su-35 mà Việt Nam mua trong tương lai
Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur gần như chắc chắn là nơi chế tạo máy bay tiêm kích Su-35 mà Việt Nam là khách hàng tiềm năng tương lai.
Theo Arms-Expo, với sự ưu tiên dành cho chương trình Su-35 của Sukhoi, các dây chuyền sản xuất dòng tiêm kích đa năng thế hệ 4 này gần như hoạt động hết công suất. Trong đó có nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur nơi chuyên sản xuất các dòng chiến đấu cơ thế hệ mới cho Sukhoi.
Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur có lịch sử phát triển từ năm 1927 và hoạt động cho tới tận ngày nay. Nhà máy này là nơi sản xuất mới và nâng cấp hầu hết các dòng chiến đấu cơ của Sukhoi từ Su-27SM, Su-30MK2, Su-35S cho đến cả chiến đấu cơ tàng hình Sukhoi T-50.
Trong thời gian gần đây, dây chuyền sản xuất máy bay tại Komsomolsk-on-Amur hầu như đều tập trung vào việc sản xuất tiêm kích Su-35 một phần nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước của Nga và số còn lại là các đơn đặt hàng quốc tế đang ngày càng nhiều lên.
Bên cạnh thành công của cường kích Su-34, tiêm kích Su-35 vẫn đang thể hiện vai trò của mình trên thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga với hàng loạt hợp đồng mới được ký kết trị giá nhiều tỷ USD.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dài những chiếc Su-35 đang chờ được lắp ráp tại Komsomolsk-on-Amur.
Video đang HOT
Dù là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 4 nhưng trên thực tế Su-35 lại sở hữu các tính năng tương tự một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, do đó dù chưa thực sự sở hữu bất cứ phi đội chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 nào nhưng Không quân Nga vẫn khá tự tin khi đối đầu với Không quân Mỹ chỉ với những chiếc Su-35S.
Tính tới đầu năm 2016 Nga đã đưa vào trang bị ít nhất 48 chiếc Su-35S, và căn cứ không quân Dzemgi là nơi được phân bổ Su-35S nhiều nhất ở Nga với 24 chiếc. Quá trình đưa vào trang bị Su-35 được Nga triển khai từ năm 2011 và sẽ kéo dài tới tận năm 2020.
Cũng theo Arms-Expo, các chương trình thử nghiệm Su-35 đã chứng minh mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4 sở hữu các tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn các dòng sản phẩm cùng loại của Châu Âu như Rafale, Eurofighter 2000, F-15, F-16, F-18 và cả F-35 vốn được xem biểu tượng của ngành công nghiệp hàng không phương Tây.
Dù không thể so sánh với chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ nhưng Su-35 xét về phương diện nào đó vẫn có thể đối đầu với F-22, và chính vì lý do này mà nhiều công nghệ trên Su-35 được Sukhoi tiếp tục sử dụng trên Sukhoi T-50 dòng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nga.
Một thế mạnh nữa của Su-35 là việc nó được trang bị hệ thống động cơ đẩy phản lực vectơ siêu cơ động Saturn 117S (AL-41F1S) tiên tiến nhất của Nga hiện nay với tốc độ bay tối đa là 2.390km/h gấp 2.2 lần vận tốc âm thanh.
Còn hệ thống radar mảng pha chủ động Irbis-E lại được xem như mắt thần của Su-35 khi nó có thể khóa 30 mục tiêu cùng một lúc với tầm hoạt động lên tới 400km và tấn công 8 mục tiêu trong số đó. Hệ thống này cũng cho phép Su-35 triển khai hầu hết các loại tên lửa tấn công đang được Không quân Nga sử dụng.
Trong ảnh là hai chiếc Su-35 mới được Komsomolsk-on-Amur bàn giao cho Không quân Nga vào tháng 7 năm ngoái, và hiện tại Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua thêm 48 chiến đấu cơ loại này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt máy bay chiến đấu khi Sukhoi T-50 vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
Ngoài hợp đồng xuất khẩu Su-35 duy nhất được ký kết với Trung Quốc hiện nay, Nga còn hàng loạt các hợp đồng xuất khẩu tiềm năng khác dành cho dòng tiêm kích đa năng này đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Indonesia, Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và cả Triều Tiên.
Và để đẩy mạnh tiến trình xuất khẩu Su-35 trong đầu năm nay Không quân Nga đã điều ít nhất 4 chiếc Su-35S đến tham chiến tại Syria nhưng chúng chỉ hoạt động với vai trò hạn chế. Các chuyên gia đánh giá việc Nga lần lượt triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình đến Syria như Su-34, Su-30SM và Su-35S ít nhiều mang tính chào hàng các chiến đấu cơ này trên thị trường vũ khí thế giới.
Hiệu quả của hành động này không chỉ thể hiện qua các thắng lợi về mặt quân sự của Nga tại Syria mà còn cả các hợp đồng quân sự béo bở mà nước này có được sau hơn 6 tháng tham chiến tại quốc gia Trung Đông này.
Theo_Kiến Thức
John McCain: F-35 chính là "bi kịch và thảm họa" của Mỹ
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain vừa phát biểu rằng, dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F35 là bi kịch khủng khiếp của Hoa Kỳ.
F-35 là "bi kịch" của Mỹ
Phát biểu trong cuộc họp Quốc hội Mỹ, ông John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ thẳng thừng phê phán chương trình chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 "hàng đầu thế giới" F-35 là chỉ mang tới cho Mỹ "bê bối và bi kịch".
"Chương trình F-35 là những tai tiếng và bi kịch về chi phí, thời gian và chất lượng dự án. Sự phát triển F-35 đã kéo dài hơn 15 năm. Chi phí tăng hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu" - giới truyền thông dẫn lời phát biểu của ông McCain tại Thượng viện Mỹ.
Vị Thượng nghị sĩ nổi tiếng "diều hâu" của Mỹ liệt kê hàng loạt vấn đề gặp phải trong khâu thiết kế máy bay, trong số đó có những vấn đề như radar bất ổn, hạn chế trong hoạt động của các bộ cảm biến và hệ thống nhiên liệu, hạn chế trong hệ thống cứu hộ phi công, động cơ không đáng tin cậy...
Được biết, máy bay tiêm kích tàng hình đa năng thế hệ 5 F-35 của Lockheed Martin đã trải qua các đợt bay thử nghiệm trong hơn mười năm, nhưng đến giờ vẫn sở hữu "số lượng khổng lồ" những khiếm khuyết và ít nhất là trong vài năm nữa sẽ chưa thể sẵn sàng tham chiến.
Chương trình phát triển máy bay không được hoàn thành đúng theo thời gian đã định, trong khi chi phí đầu tư của cả Nhà nước và tất cả các doanh nghiệp tham gia đã đội lên hơn 2 lần, biến chương trình này trở thành dự án chế tạo máy bay "đắt nhất hành tinh, trong mọi thời đại".
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ đang gặp rất nhiều trục trặc
Theo kế hoạch, lẽ ra đến năm nay, Mỹ đã phải chế tạo được hơn 1000 chiếc F-35 với các phiên bản khác nhau. Nhưng đến giờ mới chỉ được sản xuất được 179 chiếc và chủ yếu trong đó là F-35A, các phiên bản của hải quân đánh bộ và không quân vẫn chưa được biên chế.
Trong thời gian này, các chuyên gia đã phát hiện trong máy bay những thiếu sót nghiêm trọng mà cho đến nay, các chuyên gia kỹ thuật Mỹ vẫn chưa thể được khắc phục được.
Các bài kiểm tra then chốt liên tục bị hoãn, hệ thống điều khiển ảnh hưởng xấu đến khả năng cơ động của máy bay, hoạt động phần mềm có trục trặc, hệ thống radar cứ liên tục tắt rồi tái khởi động, các vấn đề an ninh và bảo trì cũng chưa được giải quyết.
Ngoài những vấn đề về chi tiết kỹ thuật, các chuyên gia quân sự còn đánh giá không cao về thiết kế1 tổng thể và tính năng chiến, kỹ thuật của F-35. Một số chuyên gia công nghệ còn cho rằng, tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ không chiếm được ưu thế nào trước chiến đấu cơ thế hệ 4 như Su-35 của Nga.
Các chuyên gia quân sự Mỹ từng nhận định, F-35 còn tồi hơn và ít tin cậy hơn cả máy bay cũ như F-16. Thậm chí đã từng có ý kiến khuyên Mỹ lên dừng chương trình chế tạo F-35 Lightning II và tái khởi động dây chuyền sản xuất máy bay cùng thế hệ là F-22 Raptor.
Theo_Báo Đất Việt
Su-35 Nga đối đầu F-22 Mỹ: Máy bay nào chiến thắng? Cả 2 mẫu máy bay Su-35 của Nga và F-22 của Mỹ đều tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố ở Iraq và Syria, điều làm dấy lên câu hỏi về việc đâu là mẫu máy bay lợi hại hơn. Theo chuyên gia quân sự Alex Lockie viết trên trang Business Insider, 2 chiến đấu cơ hàng đầu thế giới này...