Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn
Sáng 12-12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội; thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; bí thư các tỉnh, thành ủy, các đảng bộ trực thuộc Trung ương; đại biểu các cơ quan nội chính ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đại biểu thành phố Hà Nội dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức.
Đây là hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng có quy mô lớn, số lượng đông và thành phần rộng nhất kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng (năm 2013) đến nay, với gần 700 đại biểu dự hội nghị tập trung tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội) và gần 5.000 đại biểu tham dự tại hơn 80 điểm cầu trực tuyến trên cả nước.
Công tác phòng, chống tham nhũng đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng
Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, từ sau khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực.
“Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, các cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 87 nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó có trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; đã thi hành kỷ luật hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý”, đồng chí Phan Đình Trạc thông tin.
Video đang HOT
Từ năm 2013 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700 nghìn tỷ đồng, hơn 20 nghìn héc ta đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14 nghìn tập thể, nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành kiên quyết, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, không bỏ lọt tội phạm. Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc.
Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, nhưng cả giai đoạn 2013-2020 đã đạt 32,04%.
Báo cáo cũng khẳng định, công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở được quan tâm hơn, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; nhiều địa phương, bộ, ngành đã chú ý ngăn chặn, xử lý tệ “tham nhũng vặt”.
Tiếp tục cập nhật…
Người đứng đầu quyết tâm, tham nhũng sẽ bị ngăn chặn
"Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là người rất gương mẫu, quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng, nên đã đẩy mạnh hơn nữa công tác thực thi pháp luật", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ với phóng viên về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong nhiệm kỳ qua.
Trong vụ án Mobifone mua AVG, hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đều bị xét xử về tội "Nhận hối lộ"
Khi người đứng đầu gương mẫu
Nhiều ý kiến chung nhận định cho rằng, công tác PCTN thời gian qua chuyển biến do có sự quyết tâm của người đứng đầu, thưa ông ?
Phải khẳng định thể chế của chúng ta tương đối tốt, pháp luật luôn hoàn thiện, đi tới chuẩn mực chung của thế giới. Tất nhiên, có thể chế tốt nhưng vấn đề quan trọng không kém là phải tổ chức thực hiện tốt. Luật pháp tốt đến đâu mà tổ chức thực hiện không tốt, không nghiêm thì pháp luật cũng chỉ dừng lại trên giấy.
Cho nên thể chế tốt rồi, nhưng điều quan trọng nữa là ý thức, trách nhiệm của người thực thi công vụ phải được tăng cường hơn nữa, đặc biệt người đứng đầu. Nếu người đứng đầu có trách nhiệm càng cao, càng gương mẫu thì pháp luật càng nghiêm, PCTN càng hiệu quả. Điều này chúng ta đã thấy rất rõ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là người rất gương mẫu, quyết liệt trong công tác PCTN, nên đã đẩy mạnh hơn nữa công tác thực thi pháp luật. Suy cho cùng, công tác PCTN phụ thuộc cả vào thể chế và tổ chức, thực thi pháp luật.
Ông đánh giá thế nào về mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, trước đây do Thủ tướng đứng đầu, nhưng nay do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban chỉ đạo. Theo ông, sự thay đổi này mang lại hiệu quả thế nào?
Trước đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là cơ quan Nhà nước do Thủ tướng làm Trưởng ban. Ban đó được quy định trong Luật PCTN. Sau này khi sửa luật ta thấy cần nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của cơ quan này, làm cho cơ quan này có đủ thẩm quyền. Không chỉ có thẩm quyền về mặt Nhà nước mà còn thẩm quyền trong Đảng. Vì thế đã đưa Ban này từ trực thuộc Chính phủ thành Ban Chỉ đạo Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Như vậy vừa đảm bảo về thẩm quyền, vừa đảm bảo về tính độc lập. Và trên thực tế đã phát huy rất tích cực trong công tác PCTN.
Nhiều người tin tưởng và kỳ vọng, trong nhiệm kỳ tới công tác PCTN sẽ càng được đẩy mạnh hơn, song cũng có lo ngại sẽ chùng xuống. Còn ông suy nghĩ sao về điều này?
Cái đó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước cũng như người đứng đầu. Khi chống tham nhũng càng ngày càng được đẩy mạnh, người dân, cán bộ càng ý thức cao, thấy việc xử phạt nghiêm minh, đương nhiên tham nhũng sẽ giảm đi. Như vậy lo ngại này không có cơ sở.
Bất kỳ ai cũng có thể bị kiểm tra tài sản
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến cũng nhận định, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng còn chưa tương xứng?
Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và thế giới luôn có sự thay đổi, nên pháp luật phải thay đổi, hoàn thiện theo, không có kẽ hở, lợi dụng để tham nhũng. Pháp luật luôn luôn vận động, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Còn việc tổ chức thực hiện ra sao? Pháp luật dù đã tương đối hoàn thiện, nhưng ý thức tổ chức thực hiện của người đứng đầu đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn chưa? Đó là vấn đề cần phải tiếp tục cố gắng.
Báo cáo của Ủy ban Tư pháp vẫn nêu ra điều này. Số lượng các vụ tham nhũng được phát hiện mỗi năm nhiều hơn, vì chúng ta làm tốt hơn. Do vậy, địa phương nào nói "không phát hiện ra tham nhũng" chưa chắc đã làm tốt công tác PCTN. Có khi công tác phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng còn được xem là làm chưa tốt. Bởi người dân vẫn cảm nhận, đánh giá tham nhũng còn tồn tại nhiều. Vậy mà chúng ta lại không phát hiện ra vụ việc nào, nên phải đánh giá đó là những hạn chế, chứ không phải kết quả, thành tích.
Phải chăng điều này do người đứng đầu cơ quan, đơn vị sợ trách nhiệm nên mới bưng bít, che giấu và không muốn phanh phui?
Đó chính là bất cập của luật cũ. Còn Luật PCTN năm 2018, chúng ta đã sửa theo hướng, người đứng đầu phát hiện ra tham nhũng và có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại hành vi tham nhũng thì người đó không phải chịu trách nhiệm.
Về giải pháp phòng ngừa, kê khai tài sản, có cảm giác lúc xây dựng dự thảo luật đưa ra rất nhiều giải pháp mạnh mẽ, nhưng sau đó lại bị mai một dần, thưa ông?
Một trong những điểm nổi bật của luật mới chính là những chế định về kiểm soát tài sản. Luật trước đây chế định là minh bạch, còn luật mới là chế định kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước đây quy định rất nhiều đối tượng phải kê khai, nhưng chỉ phát hiện vài người kê khai không trung thực.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng quy định về cơ quan kiểm soát, xác minh tài sản thu nhập quá tản mạn, nhiều đầu mối, không chuyên nghiệp, lại phụ thuộc người đứng đầu, nên không hiệu quả. Rồi căn cứ để xác minh tài sản, thu nhập rất hẹp, ví dụ như bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, hay khiếu nại tố cáo mới tiến hành xác minh. Hay việc xử lý kê khai không trung thực cũng rất hình thức, không ít vụ việc thấy xử lý chưa nghiêm.
Chính vì thế, luật sửa đổi đã khắc phục điều này. Trước hết, đối tượng kê khai được mở rộng nhưng lại thay đổi hình thức kê khai cho phù hợp. Khi kê khai ban đầu bao gồm tất cả các đối tượng, nhưng sau đó hàng năm chúng ta chỉ tập trung vào những người có chức vụ, quyền hạn từ giám đốc sở trở lên. Như vậy đối tượng trực tiếp kiểm soát kê khai tài sản hàng năm thu hẹp lại, tập trung vào những đối tượng dễ có điều kiện để tham nhũng.
Cùng với đó, cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập cũng tập trung hơn, thu gọn hơn, chuyên nghiệp hơn và quan trọng nhất là đảm bảo tính độc lập. Họ có thẩm quyền hơn trong kiểm soát, xác minh tài sản, thu nhập. Đặc biệt, đã mở rộng việc kiểm soát ngẫu nhiên, bất kể ai cũng có thể ngẫu nhiên bị kiểm tra, xác minh, nên đòi hỏi bắt buộc ai cũng phải tự giác trung thực trong kê khai. Rồi kế đến là việc xử lý vi phạm, nếu kê khai không trung thực sẽ bị loại khỏi quy hoạch, không được bổ nhiệm...
Mặc dù chúng ta chưa giải quyết được cặn kẽ vấn đề xử lý tài sản cán bộ tăng thêm bất thường mà không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, tuy nhiên phải khẳng định chế định kiểm soát tài sản, thu nhập của chúng ta có sự tiến bộ rất lớn. Chỉ cần thực tiện tốt điều đó, tôi nghĩ rằng công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của chúng ta sẽ tốt hơn rất nhiều.
Ông thấy sao khi dư luận và người dân còn băn khoăn việc kiểm soát tài sản của những người thân liên quan đến cán bộ, quan chức?
Việc này chúng ta phải tiến từng bước. Hiện người ta chỉ đặt vấn đề kê khai tài sản với cán bộ công chức, những người làm việc cho nhà nước. Vì anh là công bộc của dân, cán bộ nhà nước nên phải chấp hành việc kê khai tài sản, thu nhập. Nếu bây giờ lại bắt người không phải cán bộ, công chức kê khai sẽ rất khó, thế giới cũng không nước nào làm vậy.
Tuy nhiên chúng ta cũng đang tiến tới việc kiểm soát thu nhập hợp pháp của mọi người thông qua quy định về pháp luật rửa tiền, thanh toán qua tài khoản. Luật đã quy định, các giao dịch ở quy mô nào đó trong khu vực công phải được thanh toán qua tài khoản, rồi tiến tới thời điểm nào đó sẽ nhân ra cả xã hội. Điều này sẽ chống được rửa tiền và các hành vi tham nhũng.
Cảm ơn ông!
Lai Châu bầu chức danh chủ chốt của HĐND tỉnh Chiều 11/12, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV đã bầu bà Giàng Páo Mỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 -2021. Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng tặng hoa chúc...