Tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ sẽ “đẻ” ra thế hệ tham nhũng tiếp
“ Tham nhũng trong công tác cán bộ là nguy hiểm hơn bởi nó tạo ra một thế hệ tham nhũng tiếp theo. Nghĩa là khi người cán bộ phải bỏ tiền ra để chạy chức, chạy quyền, sẽ sinh ra chuyện người đó cũng thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực giống như người đã “nâng đỡ” họ nhằm để thu lại vốn đã bỏ ra”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội nói khi trao đổi với Dân Việt.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đứng) trong lần phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: VPQH.
Hôm nay (6.11), Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ. PV Dân Việt có trao đổi với đại biểu Nguyễn Mai Bộ xung quanh báo cáo này.
Thưa ông, khi nghiên cứu về báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ, ông băn khoăn điều gì?
- Trong công tác phòng, chống tham nhũng có vấn đề tôi thấy rất tâm tư. Có thể thấy trong báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ, vấn đề liên quan đến công tác cán bộ chỉ có hơn 5 dòng, nội dung chỉ nói năm vừa qua luân chuyển được bao nhiêu cán bộ và đánh giá biện pháp luân chuyển cán bộ là để phòng ngừa tham nhũng. Vậy câu hỏi đặt ra là có tham nhũng trong việc bổ nhiệm cán bộ hay không. Trường hợp có thì báo cáo của Chính phủ nêu chưa đầy đủ. Còn không có thì tại sao người dân và dư luận lại tổng kết thành câu nói về tiêu cực trong công tác cán bộ: Thứ nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ. Đây là vấn đề tôi sẽ đăng ký phát biểu trước Quốc hội để đề nghị làm rõ thêm.
Trường hợp công tác bổ nhiệm cán bộ có tham nhũng sẽ gây nguy hiểm hơn kiểu tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên thế nào thưa ông?
- Tham nhũng trong công tác cán bộ là nguy hiểm hơn bởi nó tạo ra một thế hệ tham nhũng tiếp theo. Nghĩa là khi người cán bộ phải bỏ tiền ra để chạy chức, chạy quyền, sẽ sinh ra chuyện người đó cũng thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực giống như người đã “nâng đỡ” họ nhằm để thu lại vốn đã bỏ ra. Từ đó nó lại sinh ra những người ở thế hệ tiếp theo nữa thực hiện theo quy luật đó, nghĩa là tôi bỏ tiền ra mua chức, giờ có cơ hội phải tìm cách kiếm trác để thu lại vốn. Đây là một trong 6 bất an được đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội chỉ ra tại kỳ họp Quốc hội trước.
Thời gian vừa qua, Ủy ban Kiểm tra T.Ư có nhiều kết luận phanh phui cán bộ vi phạm, theo ông điều này có tác động thế nào tới công cuộc phòng, chống tham nhũng?
Video đang HOT
- Về chủ trương tác động rất lớn nhưng nói thật với báo cáo phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ tôi thấy kết quả chưa thỏa đáng. Phải chăng mới có vận động về chủ trương còn thực tiễn chưa thấy ổn.
Với những giải pháp về phòng, chống tham nhũng được nêu trong báo cáo, ông thấy cần phải bổ sung gì?
- Để ngăn chặn tham nhũng trong công tác cán bộ theo tôi bổ sung lớn nhất là sửa đổi Luật cán bộ, công chức. Bởi trong Luật này có hai điều quy định về đánh giá cán bộ và nêu mục đích của việc đánh giá cán bộ. Nhưng việc bổ nhiệm cán bộ hiện nay dường như xa rời quy định đó. Chính vì thế theo tôi cần phải có thêm quy định về phương pháp đánh giá cán bộ, để buộc các cơ quan, người có thẩm quyền trong đánh giá cán bộ phải thực hiện theo. Còn với dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sắp được trình ra Quốc hội, tôi thấy quy định cũng còn nhiều bất cập cần phải được sửa, bổ sung.
Xin cảm ơn ông (!)
Từ ngày 1.10.2016 đến ngày 30.9.2017, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành Thanh tra đã phát hiện 136 vụ, 207 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng, tăng 177% số vụ, 117% số đối tượng so với năm 2016.Trong đó, qua tự kiểm tra nội bộ phát hiện 44 vụ, 56 đối tượng; qua công tác thanh tra 68 vụ, 107 đối tượng; qua giải quyết khiếu nại tố cáo 24 vụ 44 đối tượng.Cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 354 vụ án, 785 bị can phạm tội về tham nhũng, khởi tố mới 202 vụ, 438 bị can. Cơ quan điều tra cũng đã kết luận điều tra 197 vụ, 467 bị can…
Theo Danviet
Ông Nguyễn Văn Thể chính thức nhận nhiệm vụ tại Bộ GTVT
Ngày 2.11, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Nguyễn Văn Thể giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT.
Chiều nay (2.11), tại Hà Nội, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thôi giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng để giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT. Ông Nguyễn Văn Thể được chỉ định giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT.
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị cho đồng chí Nguyễn Văn Thể.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Thể.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính chúc mừng ông Nguyễn Văn Thể nhận nhiệm vụ mới - Bộ trưởng Bộ GTVT.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh: Ông Nguyễn Văn Thể đã trải qua nhiều vị trí quan trọng từ Trung ương tới địa phương. Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng ông Nguyễn Văn Thể sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ông Phạm Minh Chính cũng bày tỏ mong muốn ông Thể sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh của mình để đảm nhiệm tốt những công việc được giao.
Đặc biệt, Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính khẳng định Bộ trưởng GTVT phải thực hiện những trọng trách lớn, những nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh hiện tại.
Tân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ chiều 2.11.2017.
Chia sẻ tại đây, Tân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ cùng với lãnh đạo Bộ đề xuất cơ chế, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội thực hiện tốt Nghị quyết XIII của Đảng; thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về kinh tế tư nhân và Nghị quyết Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Cũng trong ngày 2.11, tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương thay mặt Bộ Chính trị trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT.
Đồng thời, trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Phan Văn Sáu - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính chúc mừng Đảng bộ, nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã góp phần đào tạo cán bộ cấp cao cho Trung ương. Chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Thể được phân công nhận nhiệm vụ mới Bộ trưởng Bộ GTVT.
Ông Phạm Minh Chính cho biết thêm, để đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, Bộ Chính trị đã thống nhất cao việc phân công ông Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2020.
Trên cương vị mới Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, với sự giúp đỡ tận tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tin tưởng ông Phan Văn Sáu tiếp tục kế thừa thành quả, kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước cộng với bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm của bản thân hoàn thành xuất sắc mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra...
Ngày 26.10, Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể làm Bộ trưởng GTVT. Ông Nguyễn Văn Thể sinh năm 1966, quê quán xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.Năm 1989, ông Thể tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông đường bộ Moskva (Liên Xô cũ), là Kỹ sư Xây dựng; làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Quốc gia Đường bộ Moskva. Năm 2001, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và được trao bằng Tiến sĩ ngành giao thông đường bộ.Ông Nguyễn Văn Thể từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng ThápNăm 2010, ông Thể giữ chức Phó Bí thư, Bí thư Huyện ủy Tân Hồng và được bầu vào Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp.Năm 2011, ông Nguyễn Văn Thể là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ông Thể được HĐND tỉnh Đồng Tháp bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tại kỳ họp bất thường ngày 21.7.2012.Ngày 6.6.2013, khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Thể được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GTVT. Ông Nguyễn Văn Thể được đánh giá có nền tảng, kiến thức và kinh nghiệm quản lý về ngành giao thông, ông Thể từng học tại Đại học Giao thông đường bộ Moskva (Nga) và có quá trình công tác khá dài tại ngành giao thông vận tải địa phương.Ngày 28.10.2015, ông Nguyễn Văn Thể được Bộ Chính trị điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2020.Năm 2016, tại Đại hội Đảng lần thứ XII nhiệm kỳ 2016-2021, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Tại cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp 2016, ông trúng cử làm ĐBQH khóa XIV và Đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo Danviet
"Phải xem tăng biên chế, phình bộ máy là một dạng tham nhũng" "Nếu lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm vẫn còn quá lớn thì cần thiết phải có một bàn tay sắt như Đảng đã và đang làm quyết liệt với phòng, chống tham nhũng hiện nay. Cần phải xác định tăng biên chế, phình bộ máy là một dạng tham nhũng, khi đó chúng ta mới đủ quyết tâm xử lý và thực...