Tham nhũng: “Tập trung bắt hổ”
“Nên tập trung vào chiến dịch bắt hổ với những siêu vụ án làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng, hơn là dàn trận lớn chỉ để bắt mèo nhỏ, chuột con”.
Đại biểu (ĐB) Lê Như Tiến (Quảng Trị), Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu như vậy tại Quốc hội ngày 7/11 về công tác phòng chống tội phạm và tham nhũng.
Lừa chuột ra khỏi mâm cỗ để bắt
Tại phiên thảo luận ngày 7/11, phải chờ đợi đến hơn 10 người mới đến lượt ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phát biểu. Ông Thuyền bắt đầu nói: “Tôi là người phát biểu sau cho nên tất cả những lời hay, ý đẹp các đồng chí đã nói hết. Và tất cả những lời lẽ nói xấu về tham nhũng, các đồng chí cũng đã nói hết, không còn gì để nói xấu hơn nữa”.
Nhắc lại vụ “án oan suốt 10 năm” đang được xã hội quan tâm, ĐB Thuyền cho rằng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã dũng cảm kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm để minh oan cho họ. “Tôi tin rằng với việc làm trên thì nhân dân càng thêm tin yêu và quý các đồng chí nhiều hơn. Bởi vì chúng ta làm sai, dám dũng cảm nhận sai…”, ông nói.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng)
Về tham nhũng, ĐB Thuyền cho rằng nên khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao. ĐB dẫn chứng: Có một đồng chí làm Phó Chủ tịch, có 3 máy điện thoại reng đều. Từ khi cơ cấu vào Thường vụ, điều sang làm trưởng Ban tuyên giáo đến nay không ai gọi cả, tưởng máy hư đem đi sửa.
ĐB giải thích: “Nói như không phân biệt công việc của Ủy ban, công việc của cấp ủy tuyên giáo, nhưng muốn nói rằng 3 máy điện thoại reng đều, nhưng khi sang kia không ai gọi, chứng tỏ không có việc gì nhờ”.
Ông Nguyễn Bá Thuyền cũng cho rằng, chống tham nhũng không nên bức xúc quá, phải hết sức bình tĩnh.
“Tham nhũng như con chuột vào mâm cỗ, phải lừa ra để bắt. Nếu chúng ta bực quá, lấy búa đập nát con chuột tan tành ở mâm cỗ thì lại hỏng. Cho nên mình phải hết sức khôn ngoan, làm sao bắt được chuột mà giữ được mâm cỗ”, ĐB Thuyền nói.
Video đang HOT
Tâm lý makeno (mặc kệ nó)
Tạo buổi thảo luận, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị), Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội đã thừa nhận công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu.
“Chúng ta đã bày binh bố trận rầm rộ, chiến lược, chiến thuật bài bản, dàn quân toàn tuyến, khí thế hừng hực, quân lực và hỏa lực hùng hậu, xong giặc nội xâm tham nhũng chưa bị sát thương là baonhiêu”, ông ví von một cách hình ảnh.
ĐB Tiến cho biết, tại phiên thảo luận tổ đại biểu Quốc hội đề nghị các cơ quan phòng, chống tham nhũng nên tập trung vào chiến dịch bắt “hổ”. Đó là những siêu vụ án làm thất thoát của nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng, hơn là dàn trận lớn chỉ để bắt mèo nhỏ, chuột con
Theo ĐB Tiến, dư luận xã hội cho rằng phòng, chống tham nhũng mới dừng lại ở “bắt sâu nhỏ ở lá cành, chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ”. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội.
Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu tại Quốc hội ngày 7/11
ĐB Tiến nêu nghịch lý, các cơ quan phòng, chống tham nhũng tầng tầng, lớp lớp từ Trung ương đến địa phương, song phần lớn các vụ án tham nhũng lại do người dân và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện.
Nhưng gần đây, người dân đã thờ ơ không mấy mặn mà, thiếu lửa, giảm nhiệt trong phòng, chống tham nhũng. Lý do, khi người dân phát hiện tham nhũng, cung cấp thông tin cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không được xử lý cũng không phản hồi, im lặng đáng sợ.
Lý do tiếp theo, ĐB Tiến cho rằng, người đấu tranh phòng, chống tham nhũng đôi khi lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng. Bởi kẻ tham nhũng vốn sẵn tiền và quyền lực, không từ một thủ đoạn đê hèn nào như dùng xã hội đen để dằn mặt, chủ động gây ra những vụ tai nạn giao thông để trả thù, ngụy tạo chứng cứ, tố cáo ngược người chống tham nhũng. Nén bỏ ma túy vào nhà, vào xe, bẫy tình rồi vu oan giá họa, bắt cóc người thân để gây áp lực…
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu thực tế, nhiều người đứng ra tố cáo tham nhũng trở thành người đơn thương độc mã, tạo ra tâm lý người ngay sợ kẻ gian; tâm lý thờ ơ vô trách nhiệm hoặc makeno (mặc kệ nó).
ĐB nói: “Có người khuyên đại biểu Quốc hội im lặng là vàng nhưng đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri mà không nói lên tiếng nói của cử tri thì suốt đời mắc nợ”.
ĐB Lê Như Tiến kiến nghị bên cạnh các cơ quan điều tra hiện có cần thành lập Cục điều tra tội phạm tham nhũng trực thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Cơ quan này với cơ chế đặc biệt được trao “thượng phương bảo kiếm” có quyền điều tra độc lập. Theo ĐB Tiến, điều này để sớm có câu trả lời về câu hỏi lớn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9 vừa qua: Liệu có tham nhũng tiêu cực, bao che trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng phòng, chống tham nhũng không?
Theo VNE
Cần đề nghị UNESCO vinh danh Tướng Giáp
"Đại tướng là người khiêm nhường, giản dị, không cần và không muốn một sự tôn vinh nào dành cho mình. Tuy nhiên, ở cấp nhà nước, tôi cho rằng rất cần tôn vinh Đại tướng." - ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH nói.
Trao đổi với phong viên Báo Người Lao Động, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của QH đề nghị Nhà nước trình UNESCO vinh danhĐại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thế giới.
Theo ông, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội (QH) có nên dành một phút mặc niệm để bày tỏ sự tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Ông Lê Như Tiến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một tượng đài vĩ đại trong lòng nhân dân. Cả nước biết ơn Đại tướng, người anh cả của lực lượng vũ trang. Để tỏ lòng biết ơn và thương tiếc, theo tôi, QH nên dành phút mặc niệm Đại tướng. Đây là điều hết sức cần thiết. Tại phiên họp vừa rồi, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã dành phút mặc niệm Đại tướng. Đại tướng cũng đã có đóng góp rất lớn cho QH trong liên tục 7 nhiệm kỳ là đai biêu QH, từ khóa đầu tiên tới khóa VII.
Ông Lê Như Tiến
Những ngày qua, hàng triệu người dân và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Đại tướng, ông nghĩ sao về ý kiến cần tôn vinh Đại tướng xứng tầm với danh tướng số 1 của thế giới trong thế kỷ XX?
Đại tướng là người khiêm nhường, giản dị, không cần và không muốn một sự tôn vinh nào dành cho mình. Tuy nhiên, ở cấp nhà nước, tôi cho rằng rất cần tôn vinh Đại tướng. Ngoài những đề xuất như đặt tên đường, mở bảo tàng hay xây dựng tượng đài, nhà nước cần đề nghị Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà quân sự kiệt xuất thế giới. Dân tộc Việt Nam đã có 2 vị từng được UNESCO và quốc tế vinh danh là Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi nghĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn trong 2 chiến thắng chấn động địa cầu, ghi danh sử sách thế giới là Điện Biên Phủ năm 1954 và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Chắc chắn, với những chiến công lẫy lừng như thế, với quân đội đi từ con số 0, bất cứ ai cũng phải khâm phục ông là nhà quân sự kiệt xuất của thế giới.
Trong dự kiến chương trình nghị sự trước kỳ họp QH lần này không có nội dung thảo luận về đề xuất tôn vinh Đại tướng nhưng theo ông, đại biểu QH có đặt vấn đề này ra trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội?
Khi Đại tướng qua đời, mỗi người dân Việt Nam đều thương tiếc và mỗi người có cách riêng để tưởng nhớ tới vị tướng của mình. Tôi nghĩ chắc chắn sẽ có đại biểu QH nêu vấn đề vinh danh Đại tướng bởi đó là đề xuất hợp lòng dân.
Như ông nói, việc vinh danh xứng đáng Đại tướng là ý nguyện đại bộ phận người dân Việt Nam?
Đại biểu QH quan tâm đến nhiều vấn đề và cũng có thể nêu ý kiến về bất cứ vấn đề gì mà người dân quan tâm. Đặc biệt, đây là lòng dân, ý nguyện của người dân thì càng nên thảo luận để làm sao đáp ứng nguyện vọng đó.
Tiên đưa Đai tương Vo Nguyên Giap vê nơi an nghi (Anh: Nguyễn Quyết)
Trong hàng dài nối qua nhiều con phố đến viếng và tiễn đưa Đại tướng có không ít thanh niên và họ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tiếc thương và kính trọng đối với người anh cả của quân đội Việt Nam, ông nhìn nhận việc này như thế nào?
Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm sâu đậm với Đại tướng, rất nhiều ngành, nhiều giới, từ cụ già tới em bé. Rất nhiều gia đình, mấy thế hệ cùng đến tiễn biệt Đại tướng. Tôi đặc biệt xúc động khi thấy giới trẻ đến với Đại tướng như hướng tới niềm tin. Một đức tin lớn lao cho thấy giới trẻ không phải không có hoài bão. Phải là người tài năng, đức độ, cả đời vì dân, luôn tin tưởng lớp trẻ như Đại tướng mới tạo được niềm tin ấy.
Qua đây, chúng ta cũng có thêm cái nhìn khác về giới trẻ. Khi đất nước có sự kiện lớn, thanh niên luôn hướng về Tổ quốc. Nhiều người cho rằng lớp trẻ bây giờ thực dụng, xa rời lý tưởng, chơi bời, phá phách... nhưng chính ở thời khắc lịch sử như thế, lớp trẻ đã thể hiện mình rất đúng mực.
Vừa rồi, trong suốt tang lễ Đại tướng, an ninh trật tự rất tốt. Mấy chục vạn người dân từ khắp mọi miền đổ về Hà Nội để tưởng nhớ Đại tướng nhưng không xảy ra chuyện gì. Bên cạnh đó, có người nói với tôi là cái xấu cũng không dám xuất hiện trong tang lễ Đại tướng. Rõ ràng, như tôi đã nói, khi đã có đức tin, khi lòng dân cùng về một hướng thì mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Thế Dũng
Chưa đủ sức sát thương giặc "nội xâm" tham nhũng Trò chuyện cùng Tiền Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng việc chống tham nhũng (PCTN) vẫn dàn trải, thiếu trọng tâm vì vậy chưa đủ sức sát thương "giặc nội xâm" - tham nhũng. Ông Lê Như Tiến. Công khai quá trình xử lý án...