Thăm những pho tượng lớn nhất Việt Nam
Dù được tạc bằng đá, đúc bằng đồng hay bê tông, những pho tượng này vẫn tạo nên ấn tượng khó quên cho du khách.
Pho tượng nằm dài nhất
Với chiều cao 13m, dài 49m, tượng Phật Thích ca nhập niết bàn với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam, toạ lạc trên đỉnh núi Tà Cú là bức tượng phật nằm dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Tượng do kiến trúc sư Trương Đình Ý xây dựng từ năm 1959 và hoàn thành năm 1962.
Có hai cách để lên đỉnh núi chiêm bái tượng là đi bộ hoặc cáp treo. Mỗi cách sẽ mang lại cho bạn một ấn tượng, song nếu có thể nên kết hợp là đi lên bằng cáp, đi xuống bằng bậc thang. Ngoài tượng Phật nằm, du khách còn có thể chiêm bái các bức tượng khác thuộc ngôi cổ tự Linh Sơn Trường Thọ (cũng trên đỉnh núi), hay trải nghiệm chuyến khám phá các truyền thuyết kì bí của hang Tổ.
Pho tượng bằng đồng nặng nhất
Danh hiệu này thuộc về pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn ở chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn – Ninh Bình, và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”.
Pho tượng này do các nghệ nhân đúc đồng thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc, được đỡ bởi khung bê tông cốt thép giả gỗ cao đến nóc gần 30 m, dài 44,7 m, rộng 43,3m.
Ngoài kỷ lục nói trên, trung tâm này cũng xác nhận nhận hàng loạt các danh hiệu kỷ lục khác cho chùa Bái Đính như Bức tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất, bộ tượng A Nan – Ca Diếp bằng đồng lớn nhất (mỗi tượng nặng 30 tấn, cao 9m, đặt tại điện thờ Giáo chủ Thích ca Mâu ni), chuông đồng lớn nhất (nặng 30 tấn), giếng Ngọc lớn nhất (đường kính 35m), tượng ông Thiện và ông Ác bằng đồng cao và nặng nhất (đặt nơi cổng tam quan chùa Bái Đính, mỗi pho nặng 20 tấn, cao 5,2m), tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng dát vàng lớn nhất (nặng 80 tấn, cao 9,57m tính cả bệ), bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất (mỗi pho nặng 50 tấn). Đây còn là ngôi chùa lớn nhất và có nhiều tượng nhất Việt Nam.
Pho tượng bằng đá lớn nhất
Video đang HOT
Đại Phật tượng bằng đá cao 27m, nặng 3.000 tấn đặt trên đỉnh núi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam (núi Phật tích, Bắc Ninh), được xem như kỳ quan mới trên quê hương của các vua Lý. Tượng được tạc dựa trên nguyên mẫu tượng A Di Đà, là một trong những bảo vật từ thời nhà Lý.
Chùa Phật Tích còn là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và là di tích tiêu biểu nhất chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật thời Lý. Ngoài hai bức tượng phật A Di Đà bằng đá có từ thời Lý và Đại Phật tượng mới xây dựng, đây còn là nơi lưu duy nhất lưu giữ những linh thú với 5 cặp đối xứng là sư tử, voi, ngựa, trâu, tê giác vốn là các di vật của đời Lý.
Tượng Phật bà Quan Âm cao nhất
Ngoài việc được biết đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng, Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà còn được biết đến với tên nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.
Pho tượng Phật bà Quan Âm ở đây cao 67m, đường kính toà sen 35m do điêu khắc gia Thụy Lam và điêu khắc gia Châu Viết Thạnh thi công trong 5 năm.
Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang lênh đênh trên biển kiếm sống.
Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
Đến đây, ngoài chiêm bái công trình, từ vị trí của tượng, du khách còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp khác của Đà Nẵng, với phía trước là vịnh Đà Nẵng đẹp như tranh, bên phải là một phần bán đảo Sơn Trà trầm mặc, xa xa là Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm bềnh bồng trong mây. Bạn cũng có thể tham gia khám phá núi rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà phía sau chùa.
Tượng chúa Giê Su lớn nhất
Được xem là một phiên bản của bức tượng Đức Chúa dang tay tại thành phố Rio de Janeiro, với chiều cao 32m, sải tay 18,3m, tượng Chúa Giê Su trên đỉnh Núi Nhỏ (Vũng Tàu) được đánh giá là bức tượng chúa lớn nhất Việt Nam và thế giới.
Tượng Chúa cao 176m so với mực nước biển và đặt trên một bệ bê-tông có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m. Mặt trước bệ được trang trí bằng bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leonardo da Vinci “Bữa tiệc ly”. Mặt sau là bức tranh “Chúa trao chìa khóa cho thánh Phêrô”.
Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân tượng lên tới đỉnh. Lòng tượng được chiếu sáng nhờ hệ thống cửa sổ hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Một cầu thang gồm 133 bậc tam cấp trong lòng tượng dẫn du khách lên tận cánh tay của tượng Chúa. Hai bên vai và tay áo tượng được thiết kế như hai ban công với sức chứa khoảng 6 du khách mỗi bên. Đứng tại đây, du khách có thể ngắm bờ biển Vũng Tàu xanh ngát hay tận hưởng những ngọn gió biển mát rượi. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí vừa có tác dụng thu lôi.
Tượng gà lớn nhất Việt Nam
(Ảnh: Vietnamnet)
Với những chỉ số ấn tượng, bức tượng gà trống bằng bê tông đang vươn cổ gáy cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn giữa làng K’Long, thôn Darahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng được xem là pho tượng con vật lớn nhất Việt Nam
Bức tượng khổng lồ này được thiết kế và xây dựng từ năm 1978 đến năm 1979 do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế, nhà điêu khắc Thụy Lam tạc tượng, Sở Thủy lợi Lâm Đồng thi công. Ý tưởng xây tượng con gà xuất phát từ đề tài cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Ảnh: An Huỳnh, Huy Vũ, Ái Vân
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những điểm nhếch nhác ở chùa Bái Đính
Ở lối vào, hai bên hàng quán la liệt. Những tấm bạt thấp lè tè chăng ra khiến du khách phải khom lưng, len lỏi giữa hai bên hàng quán.
Chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất tự với các công trình đồ sộ, trong đó phải kể đến Đại đồng chuông lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca, pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam...
Khách khom lưng luồn lách qua dãy hàng quán
Hiện chùa đang được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện trên quy mô gần 700ha. Vì đang thi công nên công nhân lao động cùng các loại máy hoạt động giữa nườm nượp du khách về chiêm bái chùa. Công nhân thì phàn nàn: "Du khách làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Sợ xe công trình va vào du khách nên phải còi inh ỏi xin đường, dù biết làm như vậy là làm mất đi vẻ yên bình nơi cửa Phật". Còn khách du lịch cũng chẳng mấy vui vì công trường ồn ào, bụi bặm, ngột ngạt, khó thở. Ngoài ra, do khu đón tiếp chưa hoàn thành nên những người kinh doanh tự do tha hồ xô đẩy, tranh giành khách.
Dưới tượng là rác
Mới đây, đoàn tham quan của Hội cha mẹ học sinh Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã về thăm chùa Bái Đính. Khi xe đến khu chùa mới thì ba, bốn người từ đâu xuất hiện, họ chắn ngang đường, chìa vé bắt lái xe mua (vé có giá 20.000 đồng/xe). Mua xong, xe vào sân, lại có 7, 8 người chen lấn, lôi kéo hướng dẫn đến bãi đỗ của họ khiến lái xe không biết đỗ chỗ nào. Phải khoảng 5 phút sau, người bán vé lúc trước chỉ đường đến một bãi xe ngoài cổng, lúc ấy việc gửi xe mới hoàn tất.
Tuy vậy, khi khách vừa mở cửa xuống xe, hàng chục người bán hàng lập tức vây quanh, họ chèo kéo mua hàng và làm luôn dịch vụ đổi tiền lẻ. Bất chấp người mua khước từ, họ vẫn bám theo. Lạ nhất là có 5 - 7 cô hướng dẫn viên du lịch, áo dài thướt tha, đeo biển, gắn tên hẳn hoi đến chào mời tham quan theo "tua" họ hướng dẫn. Theo đó, giá mỗi "tua" là 200.000 đồng cho 6 địa điểm tham quan. Khi khách không đồng ý, cô xuống giá 100.000 đồng.
Đi tiếp vào trong, cảnh nhếch nhác, lộn xộn hiện ra khắp nơi. Ở lối vào, hai bên hàng quán la liệt. Những tấm bạt thấp lè tè chăng ra khiến du khách phải khom lưng, len lỏi giữa hai bên hàng quán.
Khu công trường công tác vệ sinh gặp khó khăn đã đành, nhưng ngay tại những khu đã khánh thành, rác vẫn ngập ngụa. Trước cổng tam quan, quanh hai chú nghê đá uy nghiêm là vỏ chai nhựa, giấy bóng, bao thuốc, vỏ hộp sữa vất bừa bãi. Cạnh đó, khoảng có 12 chiếc máy ép nước mía đang vận hành thi nhau thải bã mía ra sân, ruồi nhặng bâu đầy.
Máy ép mía xả rác
Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều nơi khác trong chùa, dù rất nhiều thùng rác được bố trí ở đây. Ông Nguyễn Văn Chiến, nhân viên bảo vệ Điện pháp chủ cho biết: "Một số khách tham quan ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt, khi vào lễ xong, họ thụ lộc rồi vứt luôn rác ra đó". Chị Đỗ Thị Xuân, Tổ trưởng tổ vệ sinh Chùa Bái Đính trao đổi: "Tổ vệ sinh chúng tôi có 20 nhân viên, chia nhau theo từng nhóm. Hai mươi người làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm mà vẫn không hết việc. Chúng tôi có mọc thêm tay cũng khó dọn sạch".
Hy vọng những hình ảnh không vui trên sẽ sớm được xử lý!
Theo Giadinh.net.vn
Trên Tháp Rùa từng có tượng Thần Tự Do? So với bức tượng nổi tiếng đặt ở New York thì tượng thần tự do ở Hà Nội có một số phận chìm nổi hơn nhiều và cái kết thúc đặc biệt của nó như một cách người Việt muốn tuyên bố với thế giới. Giờ đây, bức tượng không còn nữa và một phần đồng trong pho tượng tượng phật A di...