“Tham nhũng” nhà công vụ: Đề xuất tội danh mới có cần thiết?
- Liên quan đến việc quan chức nghỉ hưu “quên” trả lại nhà công vụ, ĐBQH Lê Như Tiến đề xuất nên bổ sung tội danh tương ứng trong Bộ luật Hình sự để xử lý. Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng điều này là không cần thiết.
Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Như Tiến (Quảng Trị), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chỉ rõ những gian dối trong sử dụng nhà công vụ và đề xuất: “Đã đến lúc đưa vào Bộ luật Hình sự một tội danh tham nhũng mới, đó là tham nhũng nhà công vụ. Chúng ta lên án và xử lý rất nghiêm khắc một số cán bộ công chức tham nhũng hàng chục, hàng trăm tỷ đồng song từ trước đến nay chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ nhiều tỷ đồng”.
ĐB Lê Như Tiến đề xuất: “Đã đến lúc đưa vào Bộ luật Hình sự một tội danh tham nhũng mới, đó là tham nhũng nhà công vụ”.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp lại cho rằng: “Việc đề xuất bổ sung tội danh mới vào Bộ luật Hình sự – “Tội tham nhũng nhà Công vụ” là không cần thiết bởi pháp luật hiện hành đã có đầy đủ cơ sở để xử lý các trường hợp chiếm dụng nhà ở công vụ như trường hợp ĐBQH Lê Như Tiến nêu”.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: “Tội tham nhũng nhà công vụ” là không cần thiết bởi pháp luật hiện hành đã có đầy đủ cơ sở để xử lý”.
Cùng quan điểm trên, luật sư Trương Anh Tú, Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: “Đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành, tôi nhận thấy việc này là không cần thiết, bởi chúng ta đã có cơ sở để xử lý hình sự mà không cần bổ sung tội danh. Bởi, tại Điều 270 BLHS có quy định “Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở” như sau: Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Đặc biệt, tại Điều 4 Thông tư Số 01/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 16/01/2014, quy định cụ thể về quản lý sử dụng nhà ở công vụ: Nhà ở công vụ phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình quản lý sử dụng, không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng; việc cho thuê phải đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện theo quy định. Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ”
Như vậy, rõ ràng hành vi không trả lại nhà công vụ khi hết tiêu chuẩn (về hưu, miễn nhiệm) là hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà ở, cần phải xử lý hình sự. Tuy nhiên, trước khi xử lý hình sự chúng ta cần điều kiện “đủ” đó là xử phạt hành chính về việc không trả lại nhà, sau đó nếu cố tình không trả lại thì sẽ xử lý hình sự”.
Bên cạnh đó, một số trường hợp khác chẳng hạn như không ở mà đem cho thuê kiếm lời thì có thể xử lý với tội danh tại điều 142 BLHS quy định về Tội sử dụng trái phép tài sản. Theo đó, người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Luật sư Trương Anh Tú cho rằng: Không cần bổ sung tội danh mới vẫn có thể xử lý hình sự “tham nhũng nhà công vụ”.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cũng cho biết thêm: “Luật nhà ở 2005 (Điều 58, điều 61) đã quy định rất cụ thể về những đối tượng được sử dụng nhà ở công vụ, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng nhà ở công vụ. Bản chất “nhà công vụ” là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và cho người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước “thuê” có thời hạn để sử dụng trong thời gian công tác. Người sử dụng nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
Nhà ở công vụ cũng không phải là “cha chung không ai khóc”. Pháp luật quy định rất rõ cơ quan quản lý nhà ở công vụ, chế tài xử lý với những người vi phạm trong quá trình sử dụng thuê nhà công vụ, vấn đề đặt ra là ý thức của người sử dụng nhà công vụ và trách nhiệm của cơ quan được giao quản lý nhà công vụ sau khi hết thời hạn sử dụng.
Video đang HOT
Trước thực trạng về việc sử dụng nhà ở công vụ hiện nay mà đại biểu Lê Như Tiến trình bày là điều đáng buồn, thể hiện ý thức chấp hành pháp luật, tính gương mẫu của một số trường hợp cán bộ, công chức được giao sử dụng nhà công vụ chưa cao, chưa tốt… khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, không vì thế mà “bỏ tù” người ta.
Với pháp luật hiện hành thì đây là quan hệ dân sự, hành chính. Nếu người sử dụng nhà công vụ không trả lại nhà khi hết thời hạn sử dụng thì cơ quan quản lý có quyền xử lý vi phạm hành chính, có quyền cưỡng chế để thu hồi. Các cấp ủy đảng quản lý cán bộ, công chức đó có quyền phê bình, kỷ luật cán bộ, đáng viên đó… Thiết nghĩ, nếu thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật hiện có và đánh mạnh vào “ý thức” của những người chây ỳ là đủ đề đòi lại nhà công vụ cho Nhà nước rồi chứ không cần thiết phải hình sự hóa quan hệ này. Dẫu sao, các đối tượng được giao nhà công vụ cũng là người có chức vụ quyền hạn, họ có lòng tự trọng và ý thức, nhận thức cao hơn mức độ nhận thức thông thường của các công dân khác.
Luật sư Đặng Văn Cường: “Việc bổ sung thêm nội hàm của khái niệm “tham nhũng”, cho hành vi không trả lại nhà ở công vụ là hành vi tham nhũng và xử lý hình sự về các tội phạm về tham nhũng là chưa thực sự hợp lý”.
Hơn nữa, theo định nghĩa tại khoản 2, Điều 1, Luật Phòng chống tham nhũng thì: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi”. Đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với mục đích vụ lợi nghĩa là nhằm đem lại các lợi ích mà người có chức vụ quyền hạn mong muốn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Chủ thể của hành vi tham nhũng này là những người đang giữ chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, trong trường hợp nêu trên, hành vi của những người sử dụng nhà ở công vụ không trả lại Nhà nước là hành vi của những người đã từng là cán bộ công chức phục vụ tại các cơ quan nhà nước nay đã nghỉ hưu, vì vậy không thể nói họ lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội tham nhũng được.
Cơ quan quản lý nhà công vụ cần áp dụng nghiêm túc các quy định pháp luật hiện có kể trên để đòi lại nhà công vụ cho Nhà nước. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp hành chính để đòi lại nhà cho Nhà nước mà người quản lý nhà công vụ cố tình không chấp hành, có mục đích rõ ràng là chiếm đoạt tài sản của Nhà nước thì khi đó có căn cứ để xử lý hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 BLHS. Đối với hành vi cho thuê lại nhà công vụ để thu tiền, hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 142 BLHS về tội sử dụng trái phép tài sản.
Theo phân tích của luật sư Cường, pháp luật nước ta, mặc dù quy định về việc trả lại nhà công vụ sau khi cán bộ công chức thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu nhưng xét về công sức đóng góp cũng như hoàn cảnh của các cán bộ công chức này mà Nhà nước ta còn quy định về việc: Trường hợp trả lại nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà ở Xã hội (khoản 3, Điều 61, Luật nhà ở 2005).
Vì vậy, không có lý do gì mà các cán bộ công chức sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác của mình lại không trả lại nhà công vụ cho Nhà nước. Pháp luật hiện hành cũng không thiếu chế tài để xử lý đối với các hành vi vi phạm này. Vì vậy, việc bổ sung thêm nội hàm của khái niệm “tham nhũng”, cho hành vi không trả lại nhà ở công vụ là hành vi tham nhũng và xử lý hình sự về các tội phạm về tham nhũng là chưa thực sự hợp lý.
KIỀU HOA
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ không có "vùng cấm"
Chỉ những ai có bản lĩnh, có dũng khí, vì dân, vì nước và không nghĩ cho bản thân mới dám làm. Và tôi tin tưởng Bộ trưởng Công an sẽ làm được
Đó là ý kiến của Phó đoàn ĐBQH Ninh Bình Bùi Văn Phương về thông điệp "Cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ không có vùng cấm" của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đánh giá về những hoạt động của lực lượng Công an nhân dân (CAND) trong thời gian gần đây và thông điệp của Bộ trưởng Bộ Công an trong đấu tranh phòng chống tội phạm, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của cử tri và một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Tin là sẽ làm được
Liên hệ tới Trung Quốc, thời gian vừa qua, tại quốc gia này, cuộc chiến chống tham nhũng cũng đang được tiến hành rất quyết liệt, như tuyên bố của Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: "Nếu không làm được việc này (đấu tranh tội phạm tham nhũng), thì sẽ mất Đảng, đất nước sẽ rối loạn".
Ông Bùi Văn Phương nhận định: "Với những việc làm vừa qua của lực lượng Công an, tôi thấy rằng đã được đa số cử tri, cán bộ, người dân tin tưởng, đồng tình và ủng hộ. Theo tôi, đó là sức mạnh, là động lực, là điểm dựa vững chắc để Bộ trưởng Bộ Công an và lực lượng CAND có thể yên tâm tiếp tục cuộc đấu tranh này".
Bô trương Trân Đai Quang trao đôi vơi cac đai biêu bên lê ky hop thư 8, QH thư XIII
Loại trừ những hành vi tội phạm còn "ẩn nấp"
Chia sẻ thêm về tâm tư của cử tri, Phó đoàn ĐBQH Ninh Bình nói: "Người dân vẫn rỉ tai nhau, đằng sau những ông lớn đều có lực lượng ngầm bảo kê. Nếu không ai bảo kê sao họ dám ngang ngược đến vậy, điển hình như "bầu Kiên". Những người đằng sau bệ đỡ đó có thể là những người có thế lực, vì thế đấu tranh với những loại tội phạm này thường rất khó khăn. Nhưng tôi tin tưởng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang sẽ làm được". Việc Bộ Công an thực hiện thành công một số chuyên án lớn và bắt một số nhân vật quan trọng như báo chí đã nêu, đây là những băng nhóm tội phạm nguy hiểm, có tính chất bảo kê, xã hội đen, móc ngoặc làm lũng loạn thị trường tài chính, tiền tệ đã chứng minh niềm tin này là có cơ sở.
Ông Phương nhấn mạnh, chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt, trong đó, phải khẳng định lực lượng Công an (LLCA) giữ vai trò nòng cốt. Chính vì vậy, Bộ trưởng Công an đưa ra thông điệp "cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ không có vùng cấm" đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, quan tâm, theo dõi của dư luận và đa số người dân.
"Chúng ta thấy, đơn cử như vụ án tưởng chừng không ai dám đụng đến như Nguyễn Đức Kiên, Minh Sâm... Mặc dù vụ xét xử "bầu Kiên" và đồng bọn được dư luận cho rằng chưa được nghiêm, nhưng với những chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự quyết liệt của LLCA, mà đứng đầu là Bộ trưởng Công an cho thấy đã dám đối mặt với "vùng cấm".
Còn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, ông Phương cho rằng, mấy năm gần đây, LLCA đã làm được nhiều việc, điển hình như việc Công an Hà Nội thực hiện mô hình 141 rất tốt, cần nhân rộng mô hình này để cho người dân ra đường được an toàn hơn, ở nhà được ngủ yên hơn.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hải Phòng nhìn nhận về vai trò của LLCA tại các điểm nổi cộm về an ninh, trật tự vừa qua, cho rằng: "Nắm bắt ý đồ các thế lực thù địch, tạo cớ để vu cáo chúng ta nhiều mặt, LLCA đã đảm bảo sự chủ động, thực hiện khẩn trương, kiên quyết".
Bô trương Trân Đai Quang bên lê Ky hop
Ông Vinh nhấn mạnh, Bộ trưởng Bộ Công an đã kịp thời chỉ đạo LLCA các đơn vị, địa phương tiến hành các biện pháp, kế hoạch một cách bài bản để phòng ngừa, ngăn chặn không để tái diễn hành vi gây rối, phá hoại cơ sở kinh tế trong nước, các đối tác đầu tư nước ngoài. LLCA cũng đã bằng các biện pháp nghiệp vụ sàng lọc, bắt, xử lý các đối tượng phạm pháp, nhất là đối tượng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, có hành động xúi giục, kích động công nhân gây rối. Mạnh tay trấn áp tội phạm côn đồ, nguy hiểm
Ông Vinh cung đánh giá rất cao sự chỉ đạo của Bô Công an, trực tiếp là Bộ trưởng Trần Đại Quang. Bộ trưởng đã rất kịp thời, khẩn trương, cương quyết chỉ đạo bằng giải pháp cụ thể, chặt chẽ cho Công an các địa phương, đơn vị, nhất là những nơi có đông khu công nghiệp, nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Đông thơi, ông Vinh cho rằng, an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, vì vậy rất chia sẻ những khó khăn, vất vả của LLCA".
Đồng tình với ông Vinh, đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, sau những sự cố xảy ra ở Hà Tĩnh, Bình Dương..., Quốc hội cần xem xét kỹ khi xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trước mắt, đề nghị Chính phủ thành lập thêm các đồn Công an đủ mạnh ở những khu vực này, và tăng cường đầu tư cho lực lượng cảnh sát cơ động để đảm bảo nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.
Tội phạm vị thành niên những con số đáng lo ngại
Làm lợi cho ngân sách nhà nước
Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, thông điệp này đã được Bộ trưởng Bộ Công an đưa ra từ lâu, thông qua các chiến dịch truy quét tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng có chức có quyền như cac vụ: Vinaline, Vinashin...Sự quyết liệt đó đã đem lại kết quả rất tích cực, đẩy lùi tội phạm giúp răn đe phòng ngừa tội phạm chung cho xã hội, đồng thời, cũng thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần cùng Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Theo Luật sư Trương Anh Tú, những hoạt động tội phạm sẽ dẫn tới hai vấn đề, thứ nhất, đó là mất ổn định trật tự xã hội, kỷ cương xã hội bị ảnh hưởng; thứ hai là thất thu ngân sách, thiệt hại kinh tế, lớn hơn nhất là mất lòng tin của nhân dân.
Qua theo dõi ông Tú cho rằng, chỉ tính riêng tội phạm kinh tế, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, các LLCA đã âm thầm phát hiện, điều tra, triệt phá hàng chục ngàn vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế lớn nhỏ, bắt hàng nghìn đối tượng vi phạm, phá hoại nền kinh tế, phát hiện các đối tượng trong nước đang cấu kết với tội phạm nước ngoài, nhằm đánh cắp thông tin kinh tế. Theo thông tin của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tính riêng LLCA kinh tế đã phát hiện 7.025 vụ án kinh tế, bắt giữ 7.684 đối tượng phạm tội và thu hồi về cho ngân sách nhà nước 21.887 tỉ đồng.
Song song vụ án Bầu Kiên, từ vụ án Huỳnh Như; buôn bán ma túy quy mô lớn; tội phạm công nghệ cao; tội phạm nguy hiểm chế thuốc nổ, súng; thế lực thù địch kích động dân tộc thiểu số phá hoại nhà nước... đến đại án Vinalines và hàng loạt các tập đoàn kinh doanh vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam đều được Bộ Công an đa điều tra đến nơi đến chốn; góp phần thanh lọc, làm trong sạch phần nào hệ thống tài chính quốc gia, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, thu hồi về cho ngân sách nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng.
Đánh giá thêm về vấn đề này, Đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho biết, trong khi Trung ương đánh giá nguồn thu ngân sách quốc gia đã thấy có nguồn thu tăng trưởng, trước vấn đề này, nhiều ý kiến, nhiều đại biểu cho rằng vì sao khi kinh tế đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, giải thể mà lại có nguồn thu tăng này?. Yếu tố gì cho tăng thu ngân sách? Theo ông Phương, có thể nói, đây là kết quả của đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tội phạm kinh tế, tội phạm tài chính, ngân hàng... Đây là những đóng góp lớn không chỉ giải quyết ANTTXH mà còn góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, giữ lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế.
Bộ Công an cảnh báo về tội phạm trộm cắp, lừa đảo ở bệnh viện
Tiếp tục triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm
Theo đánh giá của Bộ Công an, những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm năm 2014, chủ yếu do công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn sơ hở, nhất là trong quản lý về tài chính, đất đai, tài nguyên, môi trường...Tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, số người thất nghiệp, thiếu việc làm còn nhiều. Đồng thời, việc ngăn chặn các ấn phẩm độc hại chưa hiệu quả, nhất là các ấn phẩm đồi trụy, các trò chơi bạo lực trên Internet; tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong xã hội đáng báo động. Công tác cai nghiện ở một số địa phương hiệu quả còn thấp, người nghiện mà túy và tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng. Việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng có nơi, có lúc chưa nghiêm...
Bộ Công an cũng đã đưa ra giải pháp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, nhất là đối với các linh vực thương mại, tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, quản lý thị trường, đất đai, tài nguyên, môi trường, thông tin và truyền thông. Bộ Công an sẽ chỉ đạo mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội...
Đại biểu Bùi Văn Phương đề nghị, để đấu tranh với các loại tội phạm, làm ổn định tình hình an ninh trật tự là việc làm đồng bộ của các ngành, các cấp, của cả bộ máy chính trị cũng phải vào cuộc, tuy nhiên trong đó, LLCA là lòng cốt. Ông Phương tin tưởng rằng, với sự tin yêu của nhân dân, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, sự kỳ vọng của các ĐBQH sẽ là sự cổ vũ động viên, sự khích lệ rất lớn để lực lượng CAND tiếp tục cống hiến hết mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Đồng thời cũng mong muôn, Bộ trưởng thực hiện tốt thông điệp của mình để giữ trọn niềm tin với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân. Cử tri và đại biểu Quốc hội đặt nhiều niềm tin vào Bộ trưởng và LLCAND.
Theo Công lý
Không phải lót tay, phí chứng nhận, nữ phó phòng nhận tiền gì? Clip tố cáo cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương nhận tiền lót tay, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định, đó là tiền mua form giấy chứng nhận xuất xứ. Không phải lót tay, phí chứng nhận, nữ phó phòng nhận tiền gì? Ngày 27/8, trên trang thông tin điện tử của báo VOV có đăng một...