Tham nhũng không bị tử hình: ‘Cho sống để khắc phục’
Quyền được sống của con người là thiêng liêng nhưng nó phải được đặt trong tổng thể quyền được sống của hàng triệu con người khác.
Xung quanh vấn đề sửa đổi Bộ luật Hình sự, nên hay không nên bỏ án tử vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
Cho sống để khắc phục hậu quả
Nhìn từ góc độ nhân văn, đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo cho biết, xu hướng hiện nay trên thế giới, trong đó có một số nước tiên tiến đã hoàn toàn bỏ tử hình và thay vào đó là án chung thân, án có thời hạn. Việt Nam cũng đang theo xu hướng đó.
Theo ông Thảo, án tử hình mục đích chính là để giáo dục chính kẻ phạm tội đồng thời là phòng ngừa cho toàn xã hội. Thứ hai mới đến mục đích trừng trị.
Dương Chí Dũng bị tuyên án tử hình về hành vi tham ô
Vì vậy, trừng trị không phải là mục đích cuối cùng bởi khi một tội phạm không nhận thức được sai phạm, sẽ không bao giờ trở thành người lương thiện. Do đó, mục đích của hình phạt sẽ không đạt được.
Với những vụ án kinh tế, tham nhũng ông Thảo cho biết trước hết, phải trừng trị thật nghiêm nhưng không có nghĩa là phải tước đoạt sinh mạng mà có thể bằng các hình phạt như tù chung thân hoặc tù có thời hạn.
“Cơ bản nhất, là phải dùng biện pháp kinh tế để trừng trị, răn đe phòng ngừa. Mục tiêu cuối cùng là buộc phạm nhân phải bồi thường thiệt hại số tài sản bị thiệt hại, do phạm tội mà có”, ông Thảo nói.
Để đạt được mục đích đó, ông Thảo cũng cho rằng cần phải đề ra được cơ chế cho người phạm tội có cơ hội khắc phục hậu quả.
Cũng theo ông Thảo, án tử hình là quy định liên quan trực tiếp tới Hiến pháp 2013 mới, trong đó có quy định mọi công dân đều có quyền sống, không ai có quyền bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Theo đó quyền được sống là quyền thiêng liêng là quyền tự nhiên gắn với một con người từ khi sinh ra tới khi chết. Đây không phải là quyền được ai ban cho mà nó là quyền mặc nhiên phải được thừa nhận khi con người sinh ra.
Tất nhiên, tồn tại hay xóa bỏ án tử hình phải được xem xét dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành đối với từng quốc gia.
Video đang HOT
Chưa thể bỏ án tử với tham nhũng
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền khẳng định: “chưa thể bỏ ngay án tử”.
Đại biểu này cho biết, việc rà soát tiến tới loại bỏ dần và giảm tới mức tối đa những tội danh có án tử hình là quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ.
Việc duy trì án tử hay không là tùy thuộc vào điều kiện xã hội, trình độ dân trí, cơ sở pháp lý, truyền thống, phong tục… của mỗi nước. Tuy nhiên, bỏ tử hình với tội danh nào phải căn cứ vào mức độ, tính chất và quá trình thi hành án.
“Với hình thức nào cũng phải đảm bảo đủ sức răn đe, trừng trị nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền được sống của mỗi con người. Tuy nhiên, quyền được sống đó phải được đặt trong tổng thể quyền được sống của hàng triệu con người khác”, ông Quyền nói.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh, với những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm giết người cướp của có tính chất hung hãn, man rợ; các tội xâm phạm an ninh quốc gia… chắc chắn không thể bỏ được án tử.
Theo ông Quyền, cũng cần phải phân biệt rõ giữa tội phạm kinh tế với tội phạm tham nhũng. Ông cho biết, với tội phạm kinh tế các cơ quan hữu quan đang tiến hành rà soát, giảm tới mức tối đa những án tử hình, song với án tham nhũng lại cần phải được trừng trị nghiêm.
Ông cho biết, năm 2009, đề xuất bỏ tử hình với tội phạm tham nhũng cũng đã từng được trình Quốc hội, tuy nhiên, ông đã bác bỏ đề xuất này.
“Trong bối cảnh tham nhũng đang bức xúc như hiện nay, lòng dân còn đang ai oán đề xuất bỏ án tử hình với tội danh tham nhũng là chưa phù hợp với lòng tin của người dân. Đặc biệt đứng trước nhiệm vụ chính trị, với loại tội danh này cần phải được trừng trị nghiêm minh”.
Do đó trong lần sửa đổi này, ông Quyền cho rằng chưa thể bỏ được hoàn toàn tội danh tử hình.
“Tôi phải khẳng định, chúng ta không thể bỏ hết được án tử, ngay cả Mỹ trình độ dân trí cao như vậy, kinh tế phát triển như vậy nhưng án tử vẫn được duy trì”, ông Quyền nói.
Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiến hành sửa đổi, xây dựng một số nội dung trong Bộ Luật hình sự để trình Chính phủ vào quý IV/2014.
Trong đó đáng chú ý, đề xuất trong một số tội phạm nhất định cũng có thể thay hình phạt tử hình bằng hình phạt khác có mức độ nghiêm khắc tương đương, ví dụ hình phạt chung thân hoặc tới đây nhiều chuyên gia đề xuất nghiên cứu hình phạt chung thân suốt đời.
Theo đại diện Ban soạn thảo, trong BLHS có 22 tội danh có khung hình phạt đến mức là tử hình. Cho nên, việc bỏ dần hình phạt này, phù hợp với chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước và phù hợp với xu thế chung của quốc tế. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã bỏ hình phạt tử hình.
Theo Đất Việt
Phúc thẩm Dương Tự Trọng: Vợ Dương Chí Dũng chạy theo xe chở chồng
Cả Dương Chí Dũng và vợ là bà Phạm Thị Mai Phương đều đến phiên tòa xử phúc thẩm Dương Tự Trọng với tư cách là nhân chứng.
Ông Dương Tự Trọng cười khi bước ra xe thùng
Ngày hôm nay 22/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm đã kết thúc phần tranh tụng. Sáng ngày mai 23/5, tòa nghỉ để nghị án và sẽ tuyên án vào chiều ngày mai.
Trong số các nhân chứng, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài này, đáng chú ý có vợ chồng Dương Chí Dũng. Ông Dũng và vợ đến tòa ngày hôm nay với tư cách là các nhân chứng của vụ án.
Mặc dù đã nhận bản án tử hình trong phiên phúc thẩm trước đó, Dương Chí Dũng vẫn tỏ ra rất bình tĩnh. Ông Dũng đã cười khi em trai là Dương Tự Trọng vẫy tay chào trong phòng xử án.
Khi được phát biểu tại tòa, vị cựu chủ tịch Vinalines thừa nhận việc trốn đi nước ngoài là sai lầm."Anh em bị như thế này tôi rất khổ tâm, họ không được bất cứ lợi lộc nào", Dương Chí Dũng nói.
Kết thúc phiên tòa trước khi tuyên án, các bị cáo và cả nhân chứng Dương Chí Dũng nhanh chóng được dẫn giải ra xe thùng để trở về trại giam.
Khi nhìn thấy chồng là Dương Chí Dũng, bà Phạm Thị Mai Phương đã không giấu nổi xúc động. Chiếc xe thùng nhanh chóng rời khỏi sân tòa khi vợ chồng Dương Chí Dũng chỉ được nhìn nhau trong giây lát.
Khi xe lăn bánh, bà Phương đã chạy theo chiếc xe bít bùng ra đến tận cổng tòa.
Những hình ảnh PV ghi nhận cuối phiên tòa phúc thẩm ngày hôm nay:
Bị cáo Dương Tự Trọng được dẫn ra xe thùng
Bị cáo Vũ Tiến Sơn
Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh
Bà Phạm Thị Mai Phương nhìn qua xe thùng...
... và vẫy tay chào chồng là Dương Chí Dũng
Người nhà xúc động khi nhìn thấy các bị cáo
Bà Phương chạy theo xe thùng chở Dương Chí Dũng
Theo Xahoi
Dương Tự Trọng được đề nghị xem xét giảm hình phạt Trong phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Tự Trọng và các đồng phạm chiều nay 22.5, đại diện VKS tại phiên tòa kết luận, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tới trật tự quản lý trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Các bị cáo phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu cơ quan...