Tham nhũng đất đai, tiêu cực của chính quyền là… rất đau lòng!
“Tham nhũng trong quản lý đất đai, tiêu cực của chính quyền là việc đau lòng ở địa phương. Khi chưa có những thay đổi đầy đủ về cơ chế ngăn ngừa cũng không thể ngồi chờ mà cần chủ động hơn để chống tham nhũng”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Hôm nay, 6/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Đối thoại Phòng chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 11 với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương – Thực trạng và giải pháp” do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về PCTN phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức.
Đại sứ Vương quốc Anh Antony Stokes đánh giá, năm 2011, tình hình PCTN chưa chuyển biến nhiều, Việt Nam vẫn xếp thứ 112 về cảm nhận tham nhũng. Tuy nhiên trong năm 2012, tình hình có những tiến triển như đã có những sửa đổi luật pháp để công tác PCTN được hiệu quả hơn.
“Điều quan trọng nhất là cần phải cải cách thể chế, cần phải có hệ thống tư pháp độc lập cùng với hệ thống báo chí truyền thông phải được tự do hơn trong hoạt động” – Ông Stokes nói. Ông Stokes cũng kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ hơn nữa cho Việt Nam trong công tác phòng chống tham nhũng.
Đại diện các nhà tài trợ tham dự các kỳ đối thoại PCTN.
Giám đốc quốc gia của LHQ tại Việt Nam cho rằng, pháp luật về PCTN tại Việt Nam cần phải được quan tâm chú ý hơn. Điều tra thực tế, khi người dân cần cung cấp dịch vụ hành chính công hoặc chăm sóc y tế vẫn phải hối lộ, 17% người dân cũng nói rằng để trẻ em được chăm sóc tốt hơn ở trường thì phụ huynh phải “lo lót” hoặc 16% số người được hỏi nói muốn xin được giấy phép xây dựng cũng cần chi phí “bôi trơn”.
GĐ quốc gia của Ngân hàng thế giới WB Victoria Kwakwa nhận định, việc hối lộ đã giảm xuống còn 40%, tình trạng quan liêu cũng giảm đáng kể. Cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhưng đại diện WB cũng đặt câu hỏi, làm thế nào để sớm trình Quốc hội luật tiếp cận thông tin, tiếp tục thực hiện đề án 30 về cải cách hành chính như thế nào, luật đấu thầu sẽ được sửa theo hướng nào… ?
Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thanh Long khẳng định, dự luật Tiếp cận thông tin sẽ trình Quốc hội vào năm 2014.
Môt câu chuyên quôc tê được giới thiêu trong phiên đôi thoại sáng nay là dự án “thành phô minh bạch” thực hiên tại Martin, thành phô lớn thứ 8 của Slovakia (dự án từng được giải thưởng dịch vụ công của LHQ năm 2011).
Thị trưởng thành phô này đã tự mạnh dạn khởi xướng thực hiên dự án trên, áp dụng môt loạt biên pháp cụ thê nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm thiêu các nguy cơ tham nhũng trong các hoạt đông hành chính công của thành phô.
Martin công bô môt lịch tiêp dân thường kỳ đê người dân có cơ hôi gặp gỡ và nói chuyên trực tiêp với Thị trưởng vê mọi thắc mắc liên quan hành chính công.
Bên cạnh đó, chủ đông tạo môt hê thông dữ liêu mở đê người dân truy câp và giám sát các khâu tuyên chọn công chức, phân bô nhà ở xã hôi, hoạch định chính sách và bâu các ủy viên hôi đông thành phô. Ngoài ra, các gói thâu thi công từ ngân sách trị giá trên 3.000 euro (tương đương 80 triêu đông) đêu phải thực hiên qua đâu thâu điên tử công khai.
Video đang HOT
Xây dựng quy tắc ứng xử và bâu ra ủy viên đạo đức của thành phô, tô chức các chiên dịch truyên thông đê thông báo rông rãi đên người dân những biên pháp trên và khuyên khích người dân tham gia…
Tông kinh phí thực hiên dự án này của Thị trưởng hêt 23.300 euro (tương đương 600 triêu đông) và chỉ thực hiên trong 3 tháng. Kêt quả họ đã tiêt kiêm được ít nhât 740.200 euro (tương đương gân 20 tỷ đông) nhờ đâu thâu công qua điên tử, lòng tin của người dân đôi với chính quyên ngày càng tăng….
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên Đối thoại.
Theo dõi phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện các bộ ngành đã trả lời câu hỏi các nhà tài trợ đưa ra. Phía Thanh tra Chính phủ, đã báo cáo cụ thể kết quả công tác PCTN 1 năm qua (từ lần đối thoại thứ 10, cuối tháng 11/2011 tới nay). Việc tổng kết đã làm rõ bức tranh tổng thể về tình hình tham nhũng tại Việt Nam, kết quả cuộc đấu tranh cũng như chính sách cho thời gian tới để sớm cải thiện được chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia mà Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố hàng năm.
Nhấn mạnh nỗ lực hoàn thiện thể chế, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến 2 văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua. Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật PCTN với điểm nổi bật là yêu cầu nâng cao trách nhiệm giải trình của quan chức – xu hướng thế giới đang hướng tới.
Nghị định về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các lãnh đạo hàng đầu ở cả cấp TƯ và địa phương cũng đặt ra yêu cầu rất cao về năng lực thực hiện nhiệm vụ cũng như trách nhiệm giải trình đối với các quyết định của mình. “Tất nhiên cán bộ lãnh đạo ở cấp nào mà liên quan đến tham nhũng cũng sẽ không được tiến nhiệm. Việc này sẽ tiến hành ngay vào tháng 5/2013″ – ông Phúc nhấn mạnh.
Đề cao hướng đối thoại về công tác PCTN ở địa phương – nội dung lần đầu tiên được chọn để thảo luận, Phó Thủ tướng xác nhận, ở Việt Nam, lãnh đạo tỉnh thành có vai trò rất lớn, trực tiếp quản lý đất đai, các nguồn lực để phát triển, quản lý ngân sách, phân bổ đầu tư và quyết định công tác cán bộ, nhân sự ở tỉnh mình. Quyền lực tại địa phương như vậy là rất lớn trong khi vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo nhiều cơ hội phát sinh tham nhũng.
Đánh giá cao bài học kinh nghiệm đến từ dự án “thành phô minh bạch” Martin của Slovakia mà các nhà tài trợ mang tới đối thoại lần này, Phó Thủ tướng đề nghị mời Thị trưởng thành phố này tới để chia sẻ thêm cho Việt Nam những kinh nghiệm quản lý để “chặn nguồn” tham nhũng.
Ông Phúc cũng tỏ ý băn khoăn vì tại Việt Nam, bên cạnh những địa phương là điểm nóng, phức tạp về tình trạng tham nhũng, quản lý đất đai nhưng vẫn có những địa phương làm tốt việc này. “Tham nhũng trong quản lý đất đai, tiêu cực của chính quyền là vấn đề rất đau lòng ở các địa phương. Trong khi chưa có những thay đổi đầu đủ về cơ chế để ngăn ngừa tham nhũng, vẫn cần tích cực nghiên cứu kinh nghiệm ở những nơi đã thành công để xây dựng, nhân rộng những mô hình tích cực như vậy” – ông Phúc nói.
Kết lại nội dung trao đổi, Phó Thủ tướng lưu ý, tham nhũng hiện là thách thức với toàn cầu, không loại trừ bất cứ quốc gia nào, nhất là trong môi trường kinh tế mở, liên thông sẽ càng tạo ra nhiều hình thức tham nhũng tinh vi, phức tạp. Cuộc đấu tranh với tham nhũng cũng sẽ lâu dài. Việt Nam khẳng định quyết tâm PCTN mạnh mẽ bằng những hành động ngay lập tức. Có thể luật pháp chưa đầy đủ, đồng bộ nhưng không thể ngồi chờ mà cần chủ động triển khai nhiều hoạt động, phương thức để chống tham nhũng.
Theo Dantri
Hà Nội nóng chuyện loạn thu
Tại phiên chất vấn diễn ra sáng qua, 5.12, nhiều đại biểu HĐND TP.Hà Nội liên tiếp đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý đất đai, lý do chậm thu hồi dự án lãng phí có phải vì chỉ mạnh tay với dân mà nương tay với doanh nghiệp.
Đăng đàn đầu tiên, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, qua thanh kiểm tra 882 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã phát hiện gần 780 tổ chức vi phạm, TP đã giúp 511 tổ chức tự khắc phục, 132 tổ chức tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, đồng thời xử phạt hành chính hơn 100 tổ chức, xử lý thu hồi đất của 45 tổ chức với tổng diện tích hơn 828 ha.
Phó trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam chất vấn: Việc thu hồi đất của các dự án vi phạm rất phức tạp, khó khăn nhưng phải chăng khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các dự án của doanh nghiệp (DN) chúng ta làm rất kiên quyết, thậm chí cưỡng chế rất quyết liệt, nhưng các dự án DN chậm tiến độ cả chục năm, ở các vị trí vàng lại khó khăn, có nguyên nhân gì ở đây?
Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh cho rằng, nguyên nhân tình trạng dự án để hoang hóa có nhiều, nhưng trước hết là do chủ đầu tư, có một số đơn vị không gương mẫu, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân khác là do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bất cập.
Cũng theo ông Khanh, "không có chuyện đối với dân thì làm quyết liệt, với DN thì làm nhẹ nhàng, chỉ có điều phải xử lý từ thấp đến cao theo quy định của luật, không thể xử lý thu hồi nếu vi phạm chưa đến mức thu hồi, hoặc với trường hợp đáng thu hồi mà không thu hồi, nếu phát hiện TP sẽ xử lý nghiêm những trường hợp dung túng, bao che, bảo kê cho DN".
Đại biểu chất vấn tại phiên họp HĐND TP.Hà Nội - Ảnh: Việt Chiến
Phiên chất vấn cuối chiều qua trở nên nóng bỏng bởi câu chuyện lạm thu, loạn thu ở các trường phổ thông. Trước đề nghị của đại biểu Phạm Xuân Tài làm rõ kết quả xử lý trách nhiệm của các trường và các địa phương để xảy ra việc lạm thu và dạy thêm, học thêm, cũng như cung cấp danh sách các trường, các cá nhân vi phạm, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, qua thanh kiểm tra, giám sát cho thấy có 32 trường (năm ngoái là 57 trường) đã có các khoản thu sai quy trình. TP đã chỉ đạo Sở phải yêu cầu các trường trả lại cho phụ huynh và quyết liệt việc kiểm tra các khoản thu ngoài quy định. Với các trường lạm thu, TP cũng đã yêu cầu xử lý trả lại cho phụ huynh.
Chưa thỏa mãn, đại biểu Nguyễn Ngọc Thạch tiếp tục hỏi: Vậy lạm thu không giảm thì TP phải có biện pháp, chế tài gì? Từ khi giám sát đến nay TP đã kỷ luật được vị hiệu trưởng nào chưa?
Trả lời câu hỏi này, bà Ngọc khẳng định: "Sẽ xem xét, xử lý nghiêm hiệu trưởng của các trường có vi phạm trong việc lạm thu và TP đang khắc phục những yếu kém trong giáo dục, trong quản lý việc dạy thêm, học thêm theo quy định mới".
Ở biệt thự cũng xin căn hộ chung cư
Tại phiên thảo luận của kỳ họp thứ 5 HĐND TP.Đà Nẵng hôm qua, các đại biểu cho rằng, hiện tại giá đền bù đất nông nghiệp còn quá thấp nhiều khu quy hoạch còn treo khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng vấn đề bố trí nhà chung cư (CC) cho đối tượng thu nhập thấp còn bất cập trong khi đó nhà CC bố trí cho cán bộ, công chức lại sử dụng không đúng mục đích, sang nhượng, hoặc cho thuê...
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, nếu tính cả các khoản chi hỗ trợ thì giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ở Đà Nẵng cũng khá cao, sắp tới sẽ còn tăng thêm 30% nữa. "Đền bù đất ở vùng nông thôn, nhất là đất nông nghiệp thì chính quyền còn phải lo đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, lo công ăn việc làm, nếu tính chi li thì số tiền người dân nhận được sau đền bù bằng làm nông... 50 năm cộng lại" - ông Thanh lý giải. Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, cái lo lớn nhất hiện nay là nông dân nhận được tiền đền bù quá lớn mà không biết làm gì, dẫn đến dùng tiền này mua sắm xe cộ, phương tiện, đánh bài, nhậu nhẹt...
Ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: Hữu Trà
Kinh nghiệm giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư tại Đà Nẵng theo ông Thanh là "đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước". Một vấn đề khác cũng gây bức xúc cho người dân không kém là chuyện bố trí CC thu nhập thấp, theo ông Nguyễn Bá Thanh, đây là vấn đề nổi cộm tại Đà Nẵng trong thời gian qua. "Hiện tại có rất nhiều trường hợp là cán bộ, công chức, cả người dân nữa có nhà cửa đàng hoàng, có chỗ ở ổn định rồi, thậm chí có người đang ở... biệt thự, trong những ngôi nhà mà diện tích sử dụng vài trăm mét vuông cũng làm đơn xin được bố trí CC. Số này đông lắm" - ông Thanh nói về chuyện tồn ứ đơn thư xin bố trí CC.
"Nhiều cán bộ, công chức được bố trí CC nhưng lại không ở, mang đi bán, hoặc cho thuê, trong khi người dân cần thì không có, làm sao họ không bức xúc cho được. UBND TP.Đà Nẵng phải ra quyết định thu hồi. Ai không hoàn trả thì cưỡng chế, kỷ luật ngay" - ông Thanh nhấn mạnh.
Liên quan đến chuyện hỗ trợ DN ở Đà Nẵng vay vốn đầu tư, sản xuất, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu UBND TP.Đà Nẵng sớm lập danh sách DN nào thực sự có nhu cầu, có khả năng trả được nợ vay để thành phố làm việc, đàm phán với các ngân hàng. "Chuyện này đã nói nhiều lần rồi, mà đến nay vẫn im ru là không chấp nhận được. Tui nói thiệt, nếu ban hành đủ loại nghị quyết số 3, 4, 5, 7, 9..., nhưng có một nghị quyết... không làm thì cũng chịu!" - ông Thanh chỉ trích sự chậm chạp của UBND TP.Đà Nẵng. Ông Thanh cũng khẳng định, đầu năm 2013, HĐND TP.Đà Nẵng sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo do HĐND TP bầu ra.
TP.HCM giữ nguyên bảng giá đất như năm 2012
Tiếp tục chương trình làm việc, kỳ họp thứ 7, HĐND TP.HCM khóa 8 hôm qua đã thông qua 10 nghị quyết và tờ trình. Theo đó, bảng giá đất năm 2013 cơ bản vẫn giữ nguyên như năm 2012, chỉ bổ sung hoặc điều chỉnh giá ở một số tuyến, đoạn đường được nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng hoặc mới hoàn thành, mới được đặt tên trong năm 2012 (dự kiến công bố 1.1.2013)... Kỳ họp cũng đã bầu bổ sung Giám đốc Sở GTVT Tất Thành Cang vào chức vụ Ủy viên UBND TP nhiệm kỳ 2011- 2016.
Tại phiên thảo luận chung tại hội trường, tình hình nghiên cứu khoa học - công nghệ (KH-CN) của TP được nhiều đại biểu quan tâm. Nói về giải pháp trong thời gian tới, đại biểu Lê Mạnh Hà - Phó chủ tịch UBND TP (phụ trách lĩnh vực KH-CN) cho biết: TP sẽ đặt hàng, mua sản phẩm KH-CN cụ thể để cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Vấn đề cướp giật lộng hành cũng tiếp tục "nóng lên" tại buổi thảo luận. Các ý kiến cũng cho rằng, đã đến lúc cả TP phải tập trung chặn đứng nạn cướp giật và cần phải giải quyết ngay.
Đình Phú
Trong tháng 12 xử vụ hủy hoại tài sản gia đình ông Vươn
Chiều qua, 5.12, báo cáo công tác tòa án 2012 trước HĐND TP.Hải Phòng, Chánh án TAND TP.Hải Phòng Nguyễn Thị Mai nhấn mạnh, TAND TP sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp địa phương, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của TAND tối cao, Thành ủy... tổ chức xét xử tốt vụ án giết người, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản xảy ra tại H.Tiên Lãng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Theo một số nguồn tin từ Hải Phòng, trong tháng 12 sẽ xét xử vụ hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn trước vụ giết người, chống người thi hành công vụ mà anh em ông Vươn là bị cáo. Đến nay, vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ vẫn chưa có kết luận điều tra.
* Trong khi đó, tình hình tội phạm tại Hải Phòng, Nam Định vẫn đang nóng. Theo báo cáo của Viện KSND TP.Hải Phòng trình bày trước HĐND TP hôm qua, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng. Năm 2012, tính đến giờ, cơ quan điều tra đã khởi tố 1.342 vụ với 2.282 bị can, tăng 47 vụ so với cùng kỳ năm 2011.
Tại Nam Định, tổng số vụ án hình sự năm 2012 trên toàn tỉnh là 575 vụ, làm chết 10 người, bị thương 160 người. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 132 vụ vỡ nợ với tổng số tiền lên đến 724 tỉ đồng.
Theo TNO
Có hay không việc mạnh tay khi thu đất của dân, nương nhẹ DN? Không ít đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã đặt câu hỏi này khi chất vấn các thành viên UBND TP sáng nay, 5.12, về trách nhiệm quản lý đất đai trên địa bàn cũng như chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ đầu tư vi phạm trong sử dụng đất, để hoang hóa, chậm tiến độ gây lãng phí, thất...