Thâm nhập ‘ổ’ ăn chặn lao động nghèo
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh khó khăn của phần lớn người lao động ngoại tỉnh, khi chân ướt chân ráo lên thành phố, giới “ xe ôm” tại các bến bãi ở TP. HCM đã móc nối với những tay “cò” lao động để trục lợi, đẩy số phận của rất nhiều người vào cảnh giữa đường tiến thoái lưỡng nan.
Đó là hiện tượng khá phổ biến tại các bến xe trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây. Không chỉ dừng lại ở việc lừa lấy tiền môi giới, chúng còn tìm cách thu giữ giấy tờ tùy thân để bắt người lao động làm việc cho chúng với đồng lương rẻ mạt.
Nhận mặt cò lao động kiểu “ cướp ngày”
Để vạch trần thủ đoạn bịp bợm, chúng tôi quyết định hóa thân làm lao động ngoại tỉnh, thâm nhập một bến bãi lâu nay được xem nhức nhối về vấn nạn này. Trong bộ quần áo nhếch nhác mượn từ anh bạn công nhân, khuôn mặt thiểu não của người “khát việc”, chúng tôi tiếp cận nhóm xe ôm được xem là cò lao động đang lởn vởn tại Bến xe An Sương (ngã tư An Sương, QL. 22, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. HCM). Sau nhiều ngày điều tra, theo dấu của những tay cò này, chúng tôi hình dung được quy trình lừa đảo lao động ở các bến bãi xe tại TP. HCM của bọn chúng.
Quán cà phê – nơi phóng viên gặp “cò” lừa đảo. (Ảnh: Hùng Hoá).
Chúng tôi vừa xuất hiện xen lẫn khách thập phương trong khu vực bến xe được một lúc thì lọt vào tầm ngắm của những “bác xe ôm nhiệt tình”. “Em đi tìm việc làm hả? Có gì để anh bắt mối cho”, một gã đàn ông trung niên trong bộ dạng xe ôm nhiệt tình hỏi. Tôi cũng “xổ” luôn một tràng “tâm sự đẫm nước mắt” đã chuẩn bị trước: “Dạ vâng, em ở Hà Tĩnh, ở quê thất nghiệp, nghe bạn bè mách ở Bình Dương nhiều việc làm nên tìm vào đây. Nhưng vào một tuần rồi, đi xin việc khắp nơi mà không ai nhận, nơi đâu cũng bảo đang dư lao động. Sốt ruột, nhờ một người chỉ đường, em vội tìm lên đây mong có cơ hội”. Nghe vậy, tay xe ôm giở ngay chiêu bài cũ, với những lời dẫn dắt không thể thuyết phục hơn: “Ôi dào, thời buổi kinh tế khó khăn, lao động thừa thãi, thất nghiệp nhan nhản, không khôn thì có mà chết đói giữa đường”.
Sau khi tôi gật đầu “nhờ cậy” tỏ ý nhờ cậy, tay xe ôm nhiệt tình đồng ý “làm phước” người lỡ đường với một điều kiện: phải trả 100 ngàn tiền xe ôm, gã sẽ chở tới nơi và nhận việc ngay. Theo như lời quảng cáo hoa mỹ, gã bảo nơi ấy thu nhập khá cao, công việc đơn giản. Thấy chúng tôi lưỡng lự, gã tiếp lời trấn an: “Bây giờ bọn em không có giấy tờ ai mà nhận, anh chở tới chỗ quen biết chỉ cần nói mấy câu may ra người ta cho làm. Cùng cảnh lao động với nhau anh giúp là chính, em có lòng thì cho anh ít đồng tiền xăng thôi”. Tôi vờ gật đầu bước lên xe ngồi phía sau, chờ những “chiêu” gã xe ôm sắp dở.
Biết chúng tôi đã “vào tròng”, gã bắt đầu hành trình “bổn cũ soạn lại”, chạy vòng vèo các ngã đường thuộc quận Tân Phú, Tân Bình. Ngồi sau gã tiếp tục “quảng cáo” về hành động “nhân nghĩa”: “Làm xe ôm mười mấy năm ở đây, tôi từng đưa đường cho biết bao nhiêu người có công ăn việc làm ổn định mà không nhận lại bất cứ sự báo đáp nào”. Tôi ngồi sau vờ tỏ ra cảm phục trong vai “con nai” ngơ ngác trước gã “thợ săn” lành nghề.
Đưa chúng tôi đến đường 3 Tháng 2 (Q.10), gặp một người lái xe ôm có bộ dạng bặm trợn. Sau khi “mọi” được 100 nghìn, gã liền “bàn giao” tôi với người này và cam đoan sẽ đưa chúng tôi tới chỗ làm, xong thì rồ ga vọt mất dạng. Tiếp tục lên xe, tay này không hề chở chúng tôi tới nơi làm mà hắn tiếp tục “bán” lại cho một tay cò khác với giá 150 ngàn, cũng với chiêu trò tương tự. Tay cò này tiếp tục đưa tôi tới một quán cà phê trên đường 3 tháng 2 (Q. 11). Tại đây có một người đã đợi sẵn, người này tự nhận là nhân viên trung tâm giới thiệu việc làm và đưa một bảng “me-nu” với danh sách những công việc để tôi lựa chọn: Làm cà phê ở Tây Nguyên, làm nước đá ở Q. Hóc Môn, phục vụ nhà hàng… trên địa bàn thành phố. Nếu tôi chịu đi làm người này sẽ trả cho gã xe ôm 200 ngàn, bao gồm tiền điện thoại, xe…số tiền sẽ trừ vào lương sau này khi đi làm.
Thủ đoạn bóc lột trắng trợn
Video đang HOT
Tay “môi giới việc làm” thủ thỉ: “Bọn em cứ chịu khó đi làm, đây là cơ hội đổi đời, làm nửa tháng, một tháng thấy không thích thì nghỉ, chứ ai bắt bó buộc đâu”. Chúng tôi đưa ra những lý lẽ thắc mắc hòng bắt bẻ, gã xe ôm tiếp tục “xuống nước”: “Em chịu khó đi làm đi, bọn anh đã hứa với người ta rồi, giờ không đi biết ăn nói sao đây”. Gã “nhân viên giới thiệu việc làm” tiếp tục đưa ra quy định, khi đồng ý đi làm thì điện thoại, giấy tờ tùy thân, hành lý, tiền bạc… của tôi sẽ bị tịch thu xem như vật thế chấp.
Danh thiếp của một “cò” lao động.
Sau đó tôi mới hiểu, thực ra đây chính là thủ đoạn chặn đường thoát thân của người lao động. Buộc họ phải phụ thuộc và trở thành “nô lệ” cho các cơ sở lao động bất hợp pháp. Việc môi giới việc làm là mơ hồ, không minh bạch. Nhận thấy việc có thể bị dẫn đi bất cứ đâu và bị cắt đứt liên lạc nguy hiểm đến tính mạng, tôi cố gắng tìm lý do tìm đường “thoát” thì lúc này tay “nhân viên môi giới” lộ rõ chân tướng của kẻ lừa đảo. Hắn văng tục, chửi rủa, cuối cùng giữa chúng tôi và hắn đã xảy ra xô xát. Sau đó, tên xe ôm bắt chúng tôi phải phải bồi thường 300 ngàn mới thả cho đi. Sau hồi cự cãi biết khó lòng thoát khỏi vòng vây của hai tay cò bặm trợn, chúng tôi đành bấm bụng trả tiền cho gã kia để thoát thân.
Mặc dù chủ động nhập vai để điều tra nhưng chúng tôi cũng “trầy da, tróc vảy” nên cũng không khó hình dung số phận của những người lao động từ quê chân ướt chân ráo lên thành phố tìm việc. Theo điều tra của phóng viên, phần lớn những “con mồi” sau khi bị “sập bẫy” của bọn lừa đảo đều phải nhận lấy những kết cục hết sức chua chát. Ngoài việc phải lao động một cách vất vả với đồng lương ít ỏi họ còn phải gánh chịu một khoản “nợ phí xin việc” lớn hơn rất nhiều lần. Hơn nữa cuộc sống của họ gần như bị cô lập hoàn toàn khi chấp nhận bị giao việc. Nếu muốn được giải thoát người lao động phải có đủ số tiền bồi thường khi phá vỡ “hợp đồng”.
Từng là nạn nhân sa chân vào “động cò”, anh Nguyễn Văn Phong (35 tuổi, Bến Tre) kể: ba tháng trước anh từ quê lên xin việc thì được một tài xế xe ôm ở Bến xe An Sương dẫn đi tìm việc với tổng “phí tìm việc” hết 500 ngàn. Sau khi ngây thơ tin vào những lời “có cánh”, anh được một đường dây đưa thẳng lên Đăk Lăk làm cà phê. Công việc hết sức vất vả, ăn uống lại thiếu thốn, vì sức khỏe yếu anh muốn xin nghỉ nhưng chủ không đồng ý. Người chủ này bảo rằng, họ đã mua anh qua những tay cò với giá rất cao, nên buộc anh muốn “thoái lui” thì hãy gắng làm để trừ dần, khi nào hết nợ mới được về. Làm mãi không hết nợ, cuối cùng anh phải tìm cách gọi gia đình lên chuộc, khi kê ra, tính cả phí đi lại, ăn uống trong vòng nửa tháng của anh hết 3 triệu đồng”. Anh còn cho biết thêm, cùng đợt đi với mình còn có 5 người nữa, họ đều có gia cảnh nghèo khó nên phải cam tâm làm trả nợ chứ không may mắn được giải thoát như mình.
Tất cả những người lao động khi đã dính vào mánh lới của bọn lừa đảo đều phải gánh chịu những mất mát nghiêm trọng. Phần lớn họ là những người nghèo khổ, thiếu hiểu biết nên dễ bị vướng vào những bản hợp đồng “ma”. Muốn được thoát thân gia đình nạn nhân phải trả đủ số tiền quy định của bọn lừa đảo. Hiện nay, tại các bến xe khách trên địa bàn TP. HCM, cò lao động đã trở thành vấn nạn rất phổ biến. Đặc biệt trong những ngày đầu hè sắp tới, nguồn lao động là những thanh niên nghỉ học ngoại tỉnh đổ về rất nhiều, đó là “món mồi” hấp dẫn cho những tay cò lao động lừa đảo thường nhắm tới.
Tại các bến xe An Sương, Bến xe Miền Tây, Bến xe Ngã Tư Ga… có không ít cò môi giới lao động đội lốt xe ôm hoạt động lừa đảo. Chúng có những chân rết được tổ chức tinh vi và chuyên nghiệp. Vì thế, để bảo vệ chính mình người ngoại tỉnh khi vào các bến xe nên hết sức đề cao cảnh giác. Tuyệt đối không tin vào bất cứ lời giới thiệu xin việc nào, ngoại trừ các trung tâm giới thiệu việc làm có hoạt động giấy phép.
Theo 24h
Cơn ác mộng của tên cướp nhí khi biết nạn nhân chết
Sinh ra trong gia đình lao động nghèo, chẳng chịu ăn học đến nơi đến chốn, Nguyễn Văn Thông sớm lao vào những trò ăn chơi hư hỏng.
Để có tiền tiêu xài Thông đã làm những việc vi phạm pháp luật. Mới đi trường giáo dưỡng về chưa được bao lâu, Thông đã rủ đồng bọn ăn cướp. Và trong một lần cướp Thông đã bị nạn nhân đuổi theo, nhưng không may cô gái này trong lúc đuổi Thông đã bị tai nạn giao thông và mãi mãi nằm dưới lòng đất. Sau nửa năm lẩn trốn, Thông đã bị Công an TP. Mỹ Tho tóm gọn.
Đứa trẻ hư hỏng
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Thông (SN 1997 ngụ phường 4, thành phố Mỹ Tho) là đối tượng đã gây nhiều vụ cướp trên địa bàn TP. Mỹ Tho. Xuất thân con nhà nghèo nhưng ba mẹ Thông vẫn khuyên con đi học, bởi họ biết rằng chỉ có học mới trở thành con người có ích. Bỏ ngoài tai mọi lời khuyên răn của ba mẹ, Thông bỏ học dở chừng từ lớp 6, giao du với những người bạn hư hỏng để ăn chơi. Mới 13 tuổi, Thông đã tập tành hút thuốc lá, nhậu nhẹt để tỏ ra ta đây là người lớn.
Lúc đầu Thông thường xin ba mẹ đi chơi, sau đó Thông thích đi khi nào thì đi, về khi nào thì về, ba mẹ nói mấy cũng không chịu nghe. Sợ con khổ nên ba mẹ thỉnh thoảng cho Thông chút tiền tiêu vặt. Sau thấy Thông không chịu học hành nên họ cắt luôn viện trợ. Thấy tiền càng ngày càng cạn túi, Thông quyết định đi làm thuê.
Thông và Nhân (Ảnh Internet).
Thông theo mấy người bạn cùng khu phố đi phụ hồ, nhưng làm được dăm bữa nửa tháng Thông cũng chán, bởi nghề thợ hồ chưa ráo mồ hôi đã hết tiền, đi làm vừa không có tiền lại không có thời gian chơi, mà Thông thì mê mẩn la cà quán xá, chơi game, đàn đúm bạn bè.
Những trò chơi vô bổ ấy đã làm Thông đam mê không dứt ra nổi, có lúc Thông tự hỏi là sẽ làm gì để kiếm tiền chi tiêu cho mình. Không có tiền nên Thông nghĩ sẽ đi ăn trộm. Sau đó Thông gia nhập một nhóm choai choai chuyên ăn trộm và ăn cướp, nhưng chỉ thực hiện được vài vụ thì Thông bị công an tóm gọn.
Vì chưa đủ tuổi nên Thông được đưa vào trường giáo dưỡng. Cứ nghĩ ngày trở về Thông sẽ thương ba mẹ mà tu tỉnh làm ăn, nhưng chứng nào tật ấy, Thông lại tiếp tục sa vào con đường đen tối hơn. Mấy ngày đầu khi mới về, được ba mẹ chăm bẵm và khuyên nhủ, Thông cũng cố giả vờ ngoan cho ba mẹ yên lòng, nhưng chỉ được vài tháng sau Thông lại ngứa chân ngứa tay nên tiếp tục ra đường gặp lại đám bạn cũ để chơi bời.
Cũng vì quá mê chơi, càng ngày nhu cầu xài tiền càng nhiều hơn nên Thông rủ thêm bạn là Nguyễn Hữu Nhân (SN1996, ngụ đường Lê Thị Hồng Gấm, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) đi cướp. Khi được Thông rủ Nhân không những can ngăn bạn mà vui vẻ nhận lời. Sau khi kết hợp cùng nhau tác chiến, Nhân và Thông đã gây ra nhiều vụ cướp trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
Con đường nơi xảy ra vụ án (Ảnh Hương Sen).
Day dứt lương tâm khi biết nạn nhân đã chết
Cũng như thường lệ, ban ngày hai tên dặt dẹo ăn chơi, tối đến đi dạo vòng quanh thành phố tìm con mồi để ra tay. Khoảng 20h ngày 31/1/2013 Thông và Nhân đang đèo nhau săn mồi thì thấy xe của em Hồ Thị Bích T. (SN1994, ngụ thành phố Mỹ Tho) chở mẹ là Lê Thị Bích H. (SN1963) trên đường Lý Thường Kiệt. Khi thấy hai mẹ con em T., Thông và Nhân nhanh chóng vượt lên giật giỏ xách của bà H. và sau đó rồ ga bỏ chạy.
Thấy hai tên cướp ngang nhiên giật giỏ xách của mẹ, T. vừa tri hô vừa đuổi theo, khi đuổi đến được gần tên cướp bà H. nắm cổ áo tên Thông nhưng không trúng nên xe vằng tay lái va vào cột đèn bên đường. Hai mẹ con bà H. bị thương nặng. Người dân ở đó liền đưa hai mẹ con vào bệnh viện cấp cứu nhưng em T. đã chết ngay sau đó, còn bà H. bị thương nặng. Sau khi vụ án xảy ra, người dân lập tức điện thoại báo cho công an thành phố Mỹ Tho.
Khi nhận được tin từ người dân, lãnh đạo công an thành phố đã trực tiếp chỉ huy các trinh sát nắm bắt địa bàn và tung quân đi để điều tra. Theo như miêu tả của những người chứng kiến, hai tên cướp này còn rất trẻ, độ tuổi từ 117-20, đi chiếc xe Wave màu xanh và đầu tóc trông rất bặm trợn. Chỉ qua miêu tả sơ sài như thế, các trinh sát tập trung rà soát lại các thành phần bất hảo đóng trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Nhận định có thể đối tượng sẽ nghe tin chị T. chết mà bỏ trốn sang địa bàn khác, nên các trinh sát vào vai xe ôm, người đi bán vé số để cố gắng tìm ra manh mối hung thủ.
Không uổng công sức của các đồng chí công an, ngày 1/4/2013 đúng 3 tháng sau ngày xảy ra tai nạn, từ một nguồn tin đáng tin cậy, các trinh sát biết được Thông đang làm lao động tự do tại huyện Bến Lức, Long An. Khi các trinh sát đến nơi thì Thông im lặng cúi mặt tra tay vào còng. Thông nói rằng đã bao đêm từ khi nghe tin nạn nhân mà y cướp giật bị chết, hắn thường gặp ác mộng. Thông không ăn không ngủ được, nhiều đêm cứ nhìn chòng chọc lên trần nhà và hình ảnh một cô gái lại hiện ra trước mắt.
Ranh ma cũng không thoát
Nhưng dù bị day dứt Thông cũng không dám đối diện sự thật, vì vừa mới ra khỏi trại giáo dưỡng nên Thông sợ lại phải ngồi tù. Từ sau vụ cướp, Thông và Nhân đã sống trốn chui trốn lủi, ăn không ngon ngủ không yên, hễ cứ có ai gọi tên là giật mình thon thót. Nhưng cũng từ lúc bị công an truy lùng ráo riết, Nhân bàn với Thông là chia tay hai đứa hai ngả cho an toàn, bởi chúng sợ công an sẽ biết manh mối tên này sẽ lòi ra tên kia.
Khi bị bắt, được các đồng chí công an khuyên răn và thuyết phục, Thông đã chỉ nơi ở của Nhân. Vốn là con cáo già, Nhân đã thay đổi chỗ ở liên tục, vừa xuống Cà Mau lại lên Long An, vừa ở Long An lại lên TP.HCM. Nhưng lưới trời lồng lộng, ngày 13/5/2013 Nhân đã bị bắt tại một căn phòng thuê trên TP.HCM. Khi bị bắt Nhân cũng rất hoảng sợ nhưng sau đó hắn đã thở phào nhẹ nhõm như chấp nhận, vì cũng như Thông, những ngày qua Nhân đã luôn sống trong sợ hãi.
Cả hai tên cướp trẻ tuổi đều luôn có cảm giác như ai đó đang nhìn mình, không dám liên lạc với bạn bè hay người thân. Đi làm ở đâu chúng cũng chỉ xin việc theo thời vụ, không dám đưa chứng minh nhân dân vì sợ bị bắt. Bởi chúng biết chỉ vì bọn chúng mà một cô gái trẻ đã từ bỏ mạng sống của mình khi bước vào tuổi đẹp nhất của đời người. Đau lòng hơn, mẹ cô phải nằm viện mấy tháng mới dần bình phục. Hiện bà H. đã ra viện nhưng sức khỏe không ổn định, do vết thương, và nỗi đau mất con không gì bù đắp.
Từ khi T. mất đi, bà quá đau đớn nên chỉ mong sớm điều tra ra được hung thủ, bởi T. cũng đã vì muốn tiêu trừ bọn cướp mà liều lĩnh để rượt theo bọn chúng. Bây giờ trong trại tạm giam, cả Thông và Nhân đều rất hối hận, bởi ngoài tội ác mà chúng gây ra cho gia đình em T., chúng còn đã gây cho ba mẹ của chính mình bao nhiêu nỗi đau khác. Thông ân hận nói: Đã bao nhiêu lần mẹ khóc vì hắn mà hắn cũng không thể sống tốt hơn được. Nhưng bây giờ có nói gì cũng quá muộn màng. Hai tên cướp phải trả giá trước pháp luật về những tội lỗi mà chúng đã gây ra.
Theo vietbao
Khởi tố nguyên thiếu úy cướp của, bắn người Nạn nhân vụ nổ súng của nguyên thiếu úy CS. Ngày 21/2, thông tin từ Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Thanh Tuấn (nguyên thiếu úy CSCĐ-TT) cùng chín đồng phạm về tội cướp tài sản. Như đã thông tin, sáng 13/2 (nhằm mùng 4 tết âm lịch), Tuấn...