Thâm nhập nông trại công nghệ cao lớn nhất Đông Nam bộ
Mới đây, trong chuyến công tác các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định đã đến thăm nông trại Unifarm-một trang trại công nghệ cao lớn nhất miền Đông Nam Bộ.
Nông trại Unifarm đặt tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã An Thái, Phú Giáo, Bình Dương với diện tích hơn 410ha. Tất cả nông sản tại đây được trồng theo công nghệ hiện đại, kiểm soát tự động bằng máy tính, kết hợp phần mềm quản lý trang trại chuyên nghiệp của Israel; có khả năng điều khiển từ xa qua internet để tưới nước và bón phân tự động, kiểm tra EC, pH và xử lý nước tưới, thông gió nhà kính…
Ngoài sản phẩm chủ lực là chuối, dưa lưới, Unifarm còn trồng nhiều loại cây ăn trái khác, như: quýt đường, nhãn IDO… Các loại cây trồng tại Unifarm đều được chăm sóc bởi những kỹ thuật tiên tiến đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm hướng đến phân khúc thị trường khó tính trong-ngoài nước.
Hiện, trong tổng diện tích hơn 400ha, chuối chiếm một nửa với khoảng 400.000 cây. Chuối của Unifarm có sự hỗ trợ của chuyên gia Israel, công nghệ tưới nhỏ giọt, chăm sóc trái đẹp và đạt chất lượng không thua kém so với quốc gia vốn nổi tiếng xuất khẩu chuối trên thế giới. Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp U&I (đơn vị chủ quản Unifarm), mỗi ha chuối tại đây cho năng suất 100 tấn/năm. Trung bình, mỗi công nhân chăm sóc 1ha chuối.
Hệ thống dây chuyền ròng rọc được lắp đặt từ vườn vào đến tận khu sơ chế để vận chuyển chuối tránh hư hỏng và hạn chế sức lao động.
Video đang HOT
Sau khi thu hoạch chuối được nhân công sơ chế, phân loại, đóng gói chờ xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia…
Sau thu hoạch, có từ 5-10% chuối thải loại, không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Tận dụng số lượng chuối thải loại này, Unifarm đã cho ra sản phẩm chuối sấy bằng năng lượng mặt trời. Theo đó, thay cho phương pháp phơi dưới nắng truyền thống, Unifarm sử dụng công nghệ sấy bằng nhà kính công nghệ cao Parabola Dome. Chuối nguyên liệu sử dụng để sấy được chọn từ trang trại đạt tiêu chuẩn GAP, đặc biệt không bổ sung đường, chất phụ gia, chất bảo quản. Chuối sấy thành phẩm với vị ngọt tự nhiên, ngoại hình bắt mắt, giữ được hương vị truyền thống, đảm bảo sạch, ngon, dinh dưỡng,….và tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế, có thể ăn trực tiếp, hay sử dụng làm nguyên liệu cho các món bánh, cocktail…
Theo ông Liêm, ngoài làm kinh tế, Unifarm còn nhắm đến mục tiêu chuyển giao công nghệ cho nông dân. Thời gian qua, Unifarm đã chuyển giao nhiều mô hình công nghệ cao cho nông dân tại Bình Dương, TP.HCM… nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao…, cũng như bao tiêu nông sản cho nông dân. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định đánh giá rất cao cách làm này của Unifarm nhằm phát triển một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có.
Theo Danviet
Mướt mắt với "vườn rau 4.0" của học trò Cần Đước
Nhằm tạo sân chơi, rèn năng sống và hướng nghiệp cho học sinh, từ năm học 2015-2016, Trường THCS Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã thưc hiện mô hình điểm "Giáo dục kêt hợp trồng trọt". Đến nay mô hình đã hoạt động hiệu quả và sẽ được nhân rộng tại nhiều trường khác.
Để thực hiện dự án này, nhà trường đã dành quỹ đất 300 m2 để trồng rau. Hiện, trong vườn có 16 luống rau (12 luống của 12 lớp và 4 luống của 4 tổ giáo viên). Từ bãi đất hoang với sự hỗ trợ nhiệt tình của kỹ sư nông nghiệp và trí tuệ mồ hôi của thầy trò nhà trường đến nay một vườn rau xanh, sạch, đẹp đã hiện hữu. Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.
Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.
Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cho biết, vào năm học 2015-2016, Dự án Rừng Đồng Bằng đã phối hợp Phòng GD-ĐT huyện Cần Đước chọn trường mình để triển khai dự án. Dự án phối hợp Trung tâm khuyến nông và Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ cho giáo viên, học sinh kỹ thuật canh tác trồng rau, làm vườn...
Ban đầu hình thành "CLB nông gia tương lai" với một số em tham gia, đến nay trường đã vận động toàn bộ giáo viên, học sinh của trường cùng tham gia chăm sóc vườn rau.
Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cùng tham gia chăm sóc vườn rau.
Nhà trường chia 4 tổ giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho các em. Tổng phụ trách đội, cô giáo Phan Thị Thùy Thanh chia sẻ, 30 giáo viên của trường hết sức hào hứng khi huy động được tất cả học sinh tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau. Đến nay, nhiều em đã có kỹ năng và thật sự yêu thích công việc này. Thậm chí có em còn về nhà xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau.
Giáo viên và học sinh cùng tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau.
Em Huỳnh Tấn Nhân Tài - học sinh lớp 9/1 bày tỏ: "Cha mẹ con làm nghề trồng rau, khi được các thầy cô và kỹ sư hướng dẫn con rất hứng thú với công việc và xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau, áp dụng việc chăm sóc theo mô hình an toàn, không sử dụng phân thuốc hóa học, chỉ sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học (ớt, tỏi, gừng, rượu...)".
Còn em Ngô Thị Ngọc Trâm (lớp 9/1) chia sẻ: "Con rất yêu công việc trồng rau. Con và các bạn lớp 9/1 là những học sinh lớp cuối nên được tham gia trồng rau đã 3 năm học rồi. Ngoài việc hướng dẫn cho các em lớp dưới, sắp tới con cùng các bạn tìm tòi nhiều phương pháp mới, sáng tạo hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ rau, cây ăn trái đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng".
"Thời gian tới, nhà trường vận động các em và giáo viên tích cực trồng hoa xung quanh vườn rau, thực hiện xã hội hóa để hiện đại vườn rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao như làm nhà lưới, trồng thêm nhiều loại rau và cây ăn trái phù hợp", thầy Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Theo Danviet
Bình Dương - đô thị nông nghiệp công nghệ cao Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương giảm dần qua từng năm nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng do ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao vào sản xuất. Theo thống kê từ Sở NNPTNT Bình Dương, hiện nay, toàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông...