Thâm nhập nhà máy sản xuất siêu cơ Sukhoi Superjet 100 của Nga
Sukhoi Superjet 100, máy bay chở khách mới của Nga, được phát triển với hi vọng vực dậy ngành hàng không dân dụng của nước này kể từ hậu Liên Xô.
Công nhân làm việc tại phần thân dưới, phía trước của Sukhoi Superjet 100 (SSJ100). Khung máy bay hoàn toàn do Nga sản xuất.
Siêu cơ này được thiết kế cùng với Alenia của Italia, nhằm thay thế cho máy bay Tu-134 và An-24/26 trên các đường bay nội địa.
Công nhân lắp đặt thiết bị bên trong thân máy bay. Hầu hết hệ thống điện tử do công ty Hamilton Sundstrand của Mỹ cung cấp.
Khâu lắp ráp cuối cùng. SSJ100 đáp ứng mọi tiêu chuẩn về tiếng ồn và khí thải của Cơ quan hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Video đang HOT
Động cơ cánh quạt đẩy PowerJet SaM146 của máy bay là dự án chung giữa công ty Saturn của Nga và Snecma của Pháp.
Buồng lái của SSJ100 cũng được lắp đặt công nghệ tiên tiến, ngoại nhập.
Bánh lái của SSJ100 cũng là sản phẩm ngoại nhập.
Tuy nhiên, giống như nhiều thiết kế mới khác, dự án SSJ100 cũng trải qua một số sự cố, như sự cố với hệ thống điều hòa, bánh lái.
SSJ100 bắt đầu triển khai chuyến bay thương mại đầu tiên vào năm 2011. Trong chuyến bay trình diễn “chào hàng” ở 6 nước Đông Nam Á vào năm ngoái, một chiếc SSJ100 đã đâm xuống vùng núi ở Indonesia.
Máy bay tầm trung Superjet có khả năng chở tới 98 người với tầm xa lên tới 4.600km. Đối thủ trực tiếp của Superjet là chiếc Embraer của Brazil và chiếc Bombardier của Canada.
Theo Dantri
Ấn Độ, Nhật Bản lập nhóm nghiên cứu hợp tác về thủy phi cơ
Ấn Độ và Nhật Bản đã thiết lập một nhóm công tác chung để nghiên cứu phương thức hợp tác về thuỷ phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo.
Thuỷ phi cơ US-2 tập đoàn ShinMaywa của Nhật chế tạo.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe đã nhất trí về kế hoạch trên trong cuộc hội đàm ở Tokyo hôm 29/5.
Một quan chức của ShinMaywa cho biết nhóm nghiên cứu chung sẽ quyết định các lĩnh vực hợp tác, nhưng tiết lộ kế hoạch có thể bao gồm việc sản xuất chung, hoạt động và huấn luyện thủy phi cơ US-2.
"Sự hợp tác về thủy phi cơ tầm xa US-2 giữa Ấn Độ và Nhật Bản là một dấu hiệu về sự hợp tác chiến lược hơn là sự hợp tác quốc phòng", Nitin Mehta, một nhà phân tích quân sự tại New Delhi, nhận định.
Thủy phi cơ US-2 có tầm bay khoảng 4.500km, và có thể được sử dụng cho các lợi ích chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Mehta nói.
Trước đó, hải quân và không quân Ấn Độ đã ra một đề nghị được cung cấp thêm thông tin nhằm phục vụ việc mua thuỷ phi cơ. Tập đoàn Bombardier của Canada, hãng ShinMaywa của Nhật và Beriev của Nga đã chào bán các thuỷ phi cơ phù hợp với các yêu cầu của Ấn Độ.
Các nguồn tin quốc phòng cho hay sự hợp tác với Nhật Bản về dự án US-2 có thể loại trừ nhu cầu về một nhà thầu khác.
Thuỷ phi cơ có thể được triển khai tại quần đảo Quần đảo Andaman và Nicobar ở Ấn Độ Dương. Máy bay này có khả năng dẫn đầu bất kỳ hoạt động tác chiến ven biển nào ở Ấn Độ Dương.
Máy bay có thể được sử dụng để tuần tra hàng hải, tác chiến chống hạm, tình báo điện tử và các sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ.
Hải quân Ấn Độ đòi hỏi thủy phi cơ phải có khả năng bao quát 360 độ để có thể dò tìm và phát hiện các tàu chiến, kính viễn vọng tàu ngầm, các tên lửa và máy bay bay thấp.
Một quan chức hải quân cho hay họ đã đánh giá US-2 và cho biết máy bay này phù hợp với các yêu cầu của họ, vì nó có thể cất cánh trên đường băng chỉ 250m và có khả năng hoạt động trên các vùng biển động.
Theo Dantri
Su-35 lần đầu xuất tướng, F-35 "lặn mất tăm" Website của Tạp chí "Flight International" cho biết, sắp tới người hâm mộ quân sự toàn cầu sẽ được thưởng thức hàng trăm loại máy bay tại triển lãm hàng không Paris 2013 (Paris Air Show 2013). Cuộc triển lãm này sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 23-06 năm nay. Điều đáng tiếc là triển lãm lần này vắng mặt...