Thâm nhập lò ‘độ’ cân ở Sài Gòn
Chỉ với 20 ngàn, chiếc cân bình thường bỗng trở thành cân gian biết “nhảy múa”. Những chiếc cân biết “nhảy” này giá trị nhỏ nhất cũng phải vài lạng, lớn nhất là vài chục ký.
Cứ như thế, mỗi ngày người tiêu dùng bị móc túi bởi cân gian mà không hề hay biết.
Dân “buôn gian bán lận” rỉ tai nhau chỉ cần bỏ ra mấy chục ngàn đồng đi “độ” cân gian thì có thể mang lại siêu lợi nhuận đối với những mặt hàng mà mình xác định buôn bán. Từ những câu chuyện kháo nhau của những dân buôn đó, chúng tôi trong vai những khách hàng có nhu cầu gian manh trong kinh doanh đã thâm nhập vào lãnh địa của dân “độ” cân.
Chợ Kim Biên thuộc quận 5, TP.HCM được biết đến là khu chợ nổi tiếng vào thuộc loại bậc nhất của Sài thành. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua bất cứ thứ gì kể cả những chất cấm độc hại như hoá chất, cho đến những đồ dùng gia đình…và hơn thế nữa, nơi đây còn là thủ phủ của dân “độ” cân điêu.
Những chiếc cân như thế này khi được “hô biến” sẽ trở thành cân gian
Xung quanh chợ Kim Biên, ở nhiều con đường xuất hiện những lò “độ” cân chuyên nghiệp với nhiều chiêu “độc”. Chỉ cần bước vào nhiều tiệm cân và hỏi: “Độ cân được không?”, các thượng đế sẽ nhận được sự chào đón niềm nở của chủ cửa hàng và nhân viên. Họ sẽ không ngớt lời cho biết những kiểu “độ” mà dân buôn nghe thấy phù hợp là cân được “phẫu thuật” từ A tới Z.
Ở chợ Kim Biên, ngay từ sáng sớm đã có đông người ra vào mua bán tấp nập với nhiều mặt hàng khác nhau. Cũng như không khí mua hàng của khách ở những cửa hàng khác, tiệm “độ” cân cũng sôi động không kém, người ra vào cười nói rôm rả và xen lẫn âm thanh của con người là tiếng gõ búa, cạy kìm của nhân viên độ cân vang lên làm không khí khu chợ càng trở nên náo nhiệt.
Vào vai khách đi “độ”, chúng tôi ghé vào cửa hàng H.D trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, yêu cầu được “độ” chiếc cân cho giá trị của nó sai lệch với giá trị đúng của nó. Nhân viên là một nam thanh niên đứng ra mời chào nồng nhiệt và hỏi: “Làm như thế nào hả anh? Làm non lại hay già đi?”. Tôi vờ như không hiểu và hỏi lại: “Già đi và non lại nghĩa là sao?”. Người này quay sang tiếp lời: “Nếu anh bán hàng đi cho khách thì “độ” nó già đi, còn mua vào của người khác thì “độ” non lại”.
Như đã hiểu được diễn giải của nhân viên, tôi nói: “Nhà bán thịt bò ngoài chợ vậy anh làm cho chiếc cân già đi giùm em”. “Là bao nhiêu?”, nhân viên hỏi. Thấy vậy tôi phân trần: “Anh biết đó, thịt bò giá trị rất đắt, người mua lẻ nhiều nên anh xem độ như thế nào hợp lý thì mách nước giùm em”.
Nhân viên tư vấn: “Nếu vậy thì làm già đi giá trị sai lệch nhỏ thôi, chứ nhiều khi khách mua có vài lạng mà ăn nhiều quá họ phát hiện đó. Em sẽ làm cho anh mỗi ký ăn được 2 lạng, và mỗi lạng ăn được 2 gam. Khách mua càng nhiều thì ăn được giá trị càng lớn”.
Video đang HOT
Nói xong, nam nhân viên đi vào phía bên trong lấy ra một chiếc kìm màu đỏ, một chiếc lò xo trắng rồi bắt đầu ngồi xuống sàn nhà thực hiện những chiêu thức “đại phẫu” cho cân. Trong lúc nhân viên say sưa với ca “mổ” cho chiếc cân, tôi vội rảo mắt nhìn quanh không gian cửa hàng và thấy vô vàn các loại cân đồng hồ cũ, mới xen lẫn những chiếc cân điện tử được chất đầy trong không gian nhỏ hẹp và những tiếng động inh ỏi của kìm, búa vang lên.
Nhiều chiêu “độ” thượng thặng
Trong âm thanh hỗn tạp của khu chợ, tại lò “độ” chốc lát lại có khách đi vào yêu cầu chủ tiệm làm “ảo thuật” cho chiếc cân của mình. Bên trong, chủ cửa hàng H.D là một phụ nữ khoảng 40 tuổi ngồi trên bàn giấy liên tục ghi chép.
Thấy một khách nam đi vào hỏi, chủ liền dừng bút và bắt đầu cuộc nói chuyện về cân “độ” rất say sưa. Bên cạnh, vừa nhìn nhân viên “độ” cân, chúng tôi vừa nghe được lời mời chào ngon ngọt của chủ đối với khách và trong đoạn đối thoại đó vô tình đã cho tôi biết được nhiều chiêu “độc” của dân “độ” cân gian.
Người khách cho biết mình mới mở cửa hàng kinh doanh gạo và được một vài người buôn bán hàng rong giới thiệu đến đây nhờ gắn “bùa” cho cân. Ông khách vừa nói xong, chủ cửa hàng được dịp nổ: “Cửa hàng tôi ngày nào chả có người đến đây yêu cầu làm cân, dân buôn bây giờ không làm bùa cho cân sao buôn bán kiếm lời?”, và chủ không quên bật mí cho khách những chiêu độc để “bịp” dễ dàng hơn khi bán hàng.
Nhân viên đang “phù phép” cho cân tại chợ Kim Biên
Vừa dứt lời chủ quay sang cầm một chiếc cân nâng lên ngang người rồi chỉ tay nói: “Cùng là độ nhưng chúng tôi có thể làm nhiều cách khác nhau, anh muốn làm kiểu gì tụi tôi cũng chiều lòng anh”.
Theo đó, “độ” đơn giản nhất là thay, mài hoặc giũa lò xo làm cho nó sai lệch nhưng chỉ ăn được lượng giá trị rất ít mà không an toàn. Đang say sưa “đại phẫu” cho chiếc cân của tôi, nhân viên sửa cân cắt ngang giọng bà chủ, miệng nhoẻn cười: “Anh muốn cân “khiêu vũ” mà cũng có ăn không?”.
Cả khách và tôi lớ ngớ chưa kịp hiểu chuyện gì thì người này trấn an: “Nói cho vui ấy chứ, tụi anh muốn độ theo kiểu lắc, tụi em làm cho. Khi bán hàng, nếu có gì bất trắc gặp người tiêu dùng khó tính hay quản lý thị trường thì cân đang ở giá trị sai có thể lắc sang trái hoặc phải là cân trở về với giá trị đúng như ban đầu. Như vậy yên tâm hơn là độ theo kiểu để cho cân luôn ở giá trị sai”.
Thấy ông khách tỏ ý chưa hài lòng lắm, bà chủ chen lời: “Anh muốn ăn nhiều, an toàn thì chơi hàng độc, nhưng giá của nó thì cũng không mềm đâu. Nếu độ theo kiểu lắc giá 3 trăm ngàn, còn độ như thế này là 5 triệu đó là còn tuỳ vào yêu cầu của anh ăn nhiều hay ít”. Người khách lần đầu đi “độ” cân vẫn chưa hết bỡ ngỡ, khuôn mặt tỏ vẻ ngạc nhiên và tất nhiên chủ quán không để khách phải đợi lâu.
“Độ theo kiểu gắn “đồ chơi” hiện nay được giới buôn bán lớn ưa sử dụng, chỉ cần mở chiếc cân ra, gắn vào đó một chip nhỏ và dùng điều khiển từ xa nhấn nút ăn tiền khỏi phải đứng canh vừa mệt lại hồi hộp. Khi nào không muốn ăn nữa thì nhấn nút tắt lập tức cân sẽ trở lại giá trị đúng”.
Khi cuộc nói chuyện giữa chủ quán và khách hàng kết thúc được vài phút thì nhân viên “độ” cũng kết thúc ca “đại phẫu” thông thường cho cân của chúng tôi. Rút ra 20 ngàn đưa cho nhân viên, chúng tôi ra về và tiếp tục tìm đến những lò “độ” khách “mục sở thị” những chiêu “hô biến” móc túi người tiêu dùng.
Kỳ tới: Hiện nay trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều lò “độ” cân gian với nhiều chiêu thức tinh vi làm hại đến người tiêu dùng. Trong câu chuyện cân gian, chúng tôi tiếp tục hành trình vạch trần những “mánh” móc túi của lò “độ” và dân buôn.
Minh kha-ninh khánh
Theo Infonet.vn
Những kẻ thất tình xấu xí
Thất tình thì có trăm kiểu, ai mà chả từng thất tình. Yêu mà chưa thất tình hóa ra là kẻ chưa nếm đủ vị tình yêu. Nhưng có những kẻ thất tình thật xấu xí.
Những kẻ thất tình xấu xí
Hại mình: Hại mình là hình thức phổ biến và điển hình nhất của những kẻ thất tình xấu xí. Nó bao gồm những hành động thiếu tự chủ hoặc tự chủ quá mức như: ăn không kiểm soát, chơi không hãm phanh, lao vào những tháng ngày vật vã đau đớn dằn xé... Kết quả sau những tháng ngày thả phanh cảm xúc là sự trả giá cho một tinh thần rệu rã, thân xác tàn tạ. Nguyên Thảo chia sẻ kinh nghiệm thương đau: "Khi mới chia tay mối tình đầu, mình cảm giác như cả thế giới sụp đổ. Lúc nào cũng chán nản, lờ đờ... đêm nào cũng khóc. Được một tuần thì mặt hốc hác, mắt thâm quần và không ăn nổi cơm phải vào viện truyền nước biển. Nghĩ lại mới thấy hồi đó mình thật trẻ con, tự làm mình đau khổ nhưng cũng chẳng cứu vãn được gì. Chỉ thấy tội gia đình và bạn bè hồi đó lo cho mình quá trời."
Nhưng đó chỉ mới dừng ở mức độ phổ thông "hành xác". Có những cách đối mặt với tình yêu thất bại đôi khi khiến chúng ta "rùng mình".
Có những cách đối mặt với tình yêu thất bại đôi khi khiến chúng ta "rùng mình"
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trước một cánh tay bị rạch be bét máu mà lí do đơn giản chỉ vì thất tình. Có thể lúc đó trái tim bạn tan nát, thần trí bạn điên loạn, nhưng việc rạch tay sẽ mang lại điều gì cho mối tình đã tàn lụi của bạn. "Tôi biết có rất nhiều người rạch tay vì tình yêu, và sau này nghĩ lại họ thấy mình thật trẻ con. Có đáng không chỉ vì một con người không còn yêu mình?" Minh Hoàng (23t, HCM) nhận định.
Nhưng rạch tay thì chỉ là một cách nhẹ nhàng hơn hình thức vĩnh viễn nói không với cuộc sống. Minh Anh (24t, ĐN) kể: " Cách đây 1 tháng, tôi nghe tin một chị khóa trên tôi tự sát. Vâng, lí do duy nhất mà chị ấy làm như vậy chỉ là vì tình. Chị ra đi, để lại những lỗ hổng lớn trong lòng mọi người. Một người Mẹ chỉ có niềm tin vào đứa con duy nhất là chị, những người bạn yêu thương chị... chị đi mà chẳng để lại lời nhắn nào, một cú nhảy từ tầng 6, nương theo gió nhẹ như lá. Những ngày đó, trên facebook của chị như một bia mộ online, rất rất nhiều bạn bè lên comment, nhắn nhủ, thương tiếc. Nhưng tôi nhớ nhất một câu, một câu vừa thương vừa trách: "Buông tay như vậy yên lòng sao?". Đúng! Buông tay như vậy có yên lòng không? Tại sao lại có nhiều bạn trẻ thẳng thừng từ chối cuộc sống một cách dễ dàng đến vậy? Chữ "tình" liệu có đáng để người trẻ phải phải vì nó mà gây thêm bao đau khổ cho những người xung quanh hay không?
Hại người. Nếu bạn thường xuyên đọc báo, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những tin như giết người vì ghen tuông sau khi chia tay, hãm hại người yêu vì dám nói chia tay mình, hành nhung người tình mới của người yêu cũ... nó nhiều đến mức có thể khiến những kẻ chưa yêu ngại ngần cả việc thử yêu một ai đó. Vì biết đâu được điều gì xảy ra sau một cuộc chia tay? Hành động nông nổi đó không chỉ hại cho một ai đó mà còn đầu độc cả một thế hệ tình yêu sau này. Tình yêu đổ máu thì mới chứng tỏ được sự nồng nàn ư?
Hậu một chuyện tình - rồi sao nữa?
Thất tình không xấu. Những kẻ thất tình mà đau khổ không hề xấu. Chẳng ai cấm bạn trốn ở nhà một tuần để nuối tiếc tình yêu cả. Chẳng ai cấm bạn khóc hết nước mắt khi người yêu ra đi. Cũng chẳng ai cấm bạn nhậu nhẹt một trận ra trò để kết thúc hậu một mối tình... Bạn có quyền đau khổ. Vì trong tình yêu, khi đi đến một mức nào đó, buông tay là một mất mát trống trải khiến tim bạn thắt lại.
Nhưng cái kết của một cuộc tình không nên là đổ máu, đau thương và nuối tiếc. Thất tình chỉ là bạn mất đi một người không yêu mình nữa. Hãy khóc, nhưng cũng hay biết gạt nước mắt mà tiếp tục hạnh phúc. Hãy đau khổ nhưng hãy biết mỉm cười khi mây giông qua đi. Bạn luôn có quyền cho mình những lựa chọn cảm xúc, có thể tiêu cực và có thể tích cực. Nhưng nếu suy nghĩ, chẳng ai muốn lựa chọn sự tiêu cực cả.
Những kẻ thất tình mà đau khổ không hề xấu
Tôi biết có những người họ yêu nhau rất đắm say nhưng họ chia tay cũng rất nhẹ nhàng. Hợp thì đến với nhau, không hợp thì tan ra. Có đau đớn nhưng không có bi thương. Có tiếc nuối nhưng không có níu kéo. Bạn cho rằng tình yêu họ không đủ lớn ư? Không, chính vì tình yêu của họ đã chín, vì nó chín trước hôn nhận nên nó phải rụng, nhẹ nhàng thỏa mãn. Đưa tay rẽ đường cho nhau lối đi riêng. Vì ngoài tình yêu và người yêu, họ còn cả một thế giới rất rộng và nhiều niềm vui ngoài kia. Họ hiểu điều đó, và tình yêu với họ rất nhẹ nhàng.
Nhịn ăn, thức triền miên, khóc như chưa bao giờ được khóc, rạch tay, tự sát... Vâng, ngoài việc bạn đang tỏ ra cho thế giới biết bạn đang thất tình - và rồi sao nữa? Thất tình ư? Bạn có quyền tự vẽ cái kết cho tình yêu của mình một cách nhẹ nhàng hoặc xấu xí. Vậy hãy để nó là hồi ức chứ không phải ác mộng!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cứ yêu nhau thôi! Mưa trâm trút Lâm lảo đảo bước vê nhà, mùi rượu xông lên nông nặc. Khuôn mặt đỏ lựng như gâc, ánh mắt lờ đờ, mơ màng... Lâm đô gục vào vai vợ khóc tu tu như môt đứa trẻ. Tiêng chuông đông hô đã điêm mười hai tiêng, góc sân nho nhỏ trước nhà đã hoàn toàn chìm trong bóng đêm tĩnh...