Thâm nhập ‘lò’ dạy đạo chích phá khóa thần tốc
Sau hơn nửa tháng lân la, cuối cùng phóng viên cũng lần ra được 2 “lò” dạy phá khóa thần tốc mà giới đạo chích trước khi vào nghề thường rỉ tai nhau tìm tới.
Đầu tiên là “lò” của ông Trần Văn Tùng – chuyên sửa khóa trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình, TP.HCM). Qua ít nhất 2 tầng giới thiệu, ông Tùng mới tiếp chúng tôi. “Có người giới thiệu với tôi rồi. Vậy mấy chú cứ việc trình bày nguyện vọng” – ông Tùng đi thẳng vào vấn đề.
Chúng tôi cho ông Tùng biết là muốn học nghề phá khóa và mua bộ chìa khóa đa năng từ ông. “Chú em tìm đúng thầy, đúng thợ rồi. Chỉ học vài giờ là ổ khóa nào chú em cũng có thể mở được, chỉ mất từ 5-10 giây” – ông Tùng bảo đảm.
Ông Tùng cho rằng bài học nhập môn đầu tiên mà chúng tôi phải nắm chính là việc hiểu rõ tên gọi và tính năng từng món hàng để phá các loại khóa. Trong túi đồ mà ông Tùng đưa ra bao gồm 15 chìa khóa, 10 thanh sắt nhỏ, nhiều móc thép hình chữ Z và chữa L.
“Thầy” Tùng đang dạy nghề phá khóa.
“Thầy” Tùng giảng dạy: 15 chìa khóa nói trên đã được cắt sẵn theo 15 ổ khóa thông dụng mà người dân hay sử dụng. Riêng các thanh sắt và móc thép dùng để “xử” những ổ khóa mà các chìa thông dụng không mở được.
Trong đó, thanh sắt dùng để xoay trục, móc thép dùng đẩy các chốt và viên bi vào bên trong. “Tính năng hoạt động của ổ khóa rất đơn giản. Các loại khóa khác nhau là do vị trí thiết kế chốt và viên bi. Mỗi ngày, tôi có thể chế ra 5 bộ đồ nghề để bán” – “thầy” Tùng giảng dạy thêm và không quên ra giá bán bộ đồ nghề 2 triệu đồng cho chúng tôi kèm phí học nghề 2 triệu đồng/người. Ông bảo: “Nhiều người tôi chỉ dạy một buổi là xong. Sau đó, họ mua một số bộ khóa, máy mài và cây giũa sắt là hành nghề được”.
Còn “thầy” Tâm (ở đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP.HCM) – người được “giang hồ” mệnh danh là thầy của các bậc thầy phá khóa – cho biết có thể mở được tất cả các loại khóa, kể cả két sắt hiện đại.
Giới thiệu bộ đồ nghề phá két gồm một số viên nam châm, ống nghe và bộ đoản bằng thép, ông Tâm bảo: “Giá bộ phá két sắt lên đến 20 triệu đồng, còn những sản phẩm khác chỉ vài trăm ngàn đồng đến 2 triệu đồng. Bỏ tiền ra để học thì ông chỉ”. Ông cũng không quan tâm mục đích chúng tôi học để làm công việc gì miễn sao có người giới thiệu và trả đầy đủ học phí cũng như kín miệng là được.
Ngụy biện
Video đang HOT
Khi thấy chúng tôi hiểu được đôi phần về các dụng cụ phá khóa, ông Tùng bắt đầu lấy “hàng” ra trình diễn để “học trò” thực hành tại chỗ. Bộ khóa inox sản xuất bởi Tiệp Khắc được ông đưa cây móc chữ Z vào ổ. Động tác mở khóa rất đơn giản, chỉ cho cây móc lắc qua lắc lại 4 giây, ổ đã bung ra.
Bộ đồ nghề phá khóa đa năng mà ông Tùng bán cho “học trò” với giá 2 triệu đồng.
Tiếp đến, ông Tùng ra hiệu chạy chiếc xe máy của chúng tôi vào bên trong để diễn bài khởi động xe máy không cần chìa khóa. Trong lúc ông loay hoay lấy đồ nghề phá khóa, chúng tôi hỏi: “Xe Suzuki Viva đời 2013 với ổ khóa mới, không giống như xe Dream cũ đâu”. Nghe đến đây, ông Tùng cười: “Chú em xem xong rồi hãy nói. Khóa đời 2020, tôi cũng phá được”.
Dứt lời, ông Tùng lấy đèn pin rọi vào ổ khóa rồi nhìn vào trong đó vài giây. Tiếp đến dùng một thanh sắt đưa vào ổ kèm theo đó là 2 móc thép. Vừa làm, ông vừa dạy: “Tôi đang tìm mấy viên bi trong khóa. Đẩy nó vào trong là mở được ngay”. Chỉ trong 8 giây, ông Tùng đã xoay ổ khóa một góc 90 độ và đề cho xe khởi động không cần dùng chìa.
“Do dạy nên tôi làm hơi lâu chứ bình thường khách đến yêu cầu mở, tôi chỉ mất 4-5 giây mà thôi” – ông Tùng khoe rồi cho biết thêm: Ngoài những sản phẩm nói trên, tôi còn một món hàng khá “độc” nhưng không bán. Đó là bộ đoản làm bằng thép. Chúng khá nhỏ nhưng có khả năng chịu lực rất cao, chỉ cần đưa bộ đoản vào ổ khóa, chúng sẽ tự đẩy các thanh ngang và viên bi của ổ khóa vào sâu bên trong. Như vậy chỉ mất 3 giây, dùng lực xoay ổ là có thể mở được khóa. Nếu người thân cận hoặc có người muốn làm “học trò”, ông sẽ lấy học phí 5 triệu đồng/khóa học.
Chúng tôi hỏi vậy trước giờ có ai được ông đào tạo sau đó đi làm nghề trộm không? Ông Tùng vòng vo cho biết số người theo ông học rất nhiều. Dạy xong, ông cũng chẳng quan tâm họ làm gì, mục đích như thế nào. Nhưng đã có 2 lần ông phát hiện “đệ tử” từng lên báo vì tội trộm cắp. “Mình dạy thì cứ dạy, còn nó làm việc gì thì nó tự gánh lấy. Bản tính con người sao biết được” – ông giãi bày.
Tương tự, chúng tôi hỏi “thầy” Tâm: “Ông dạy sửa khóa ồ ạt, không xem xét lỡ “đẻ” ra nhiều kẻ trộm thì sao?”. Ông Tâm ngụy biện rằng: Đó là chuyện thiên hạ. Thà thằng ăn trộm lấy tài sản chứ không cướp giật, gây thương tích chết người như một số đứa khác!
Theo những người chuyên nghề sửa khóa kiếm sống lương thiện thì ông Tùng, ông Tâm đã bị anh em trong nghề “tẩy chay” khi hoạt động không theo đúng nguyên tắc của tổ nghiệp. “Trước khi dạy cho một người nào học nghề sửa khóa phải nắm rõ được tính cách, đạo đức người đó bởi nghề này dễ sa ngã” – một người thợ sửa khóa thâm niên ở TP.HCM tâm sự.
Khó xử! Một điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.HCM cho hay khó có thể khởi tố hình sự đối với những người buôn bán đoản, bộ khóa đa năng. Để làm rõ hành vi của họ phải nắm được bằng chứng và chứng cứ cho thấy ý chí ban đầu là muốn đào tạo ra những người chuyên phục vụ việc trộm cắp. “Tuy nhiên, cũng có cách chế tài như viết cam kết, cảnh cáo, phạt hành chính. Nếu vi phạm 2 lần thì đủ cơ sở khởi tố hình sự” – vị điều tra viên nói.
Theo_Dân việt
Hà Nam: 50m sông hơn 10 tấn rác, dân ăn ngủ không yên
Rác ngồn ngộn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ con kênh chạy qua khu dân cư huyện Bình Lục khiến người dân kinh hãi, sống thấp thỏm trong nỗi lo bệnh tật nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý
Kênh tưới tiêu kiêm nguồn chứa rác thải
Theo ghi nhận của PV, kênh Như Trác (còn gọi là kênh Tràng An) có chiều dài khoảng 10 km, chạy từ xã Như Trác, huyện Lý Nhân đến xã Tràng An, huyện Bình Lục (Hà Nam).
Đây là một trong những kênh điều hòa lượng nước tưới tiêu chủ đạo của vùng, tuy nhiên nhiều năm qua kênh đã bị ô nhiễm nặng nề do rác thải dân sinh từ một bộ phận người dân ý thức kém gây ra.
Theo tin tức phản ánh của người dân, chúng tôi đã đi dọc đường ĐT491 đoạn chạy song song với kênh Như Trác dài chừng 3 km, thuộc địa phận xóm 4, xã Tràng An (huyện Bình Lục) - nơi có khoảng 30 hộ dân sinh sống sát kênh để thị sát và ghi nhận, cả con kênh dường như rác thải ô nhiễm là thứ chủ đạo. Rác ngồn ngộn ùn ứ, mùi ô nhiễm kinh hoàng thốc lên như muốn "tra tấn" người qua lại.
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên đường chảy thì nồng độ ô nhiễm của kênh Như Trác tăng theo cấp số nhân. Những yếu tố tác động chính do kênh chảy qua một số vùng chăn nuôi thuộc xã Bình Nghĩa (Bình Lục) và một số khu vực thị trấn, thị tứ thuộc huyện Lý Nhân. Khi đến địa bàn xã Tràng An, huyện Bình Lục, tình trạng ô nhiễm thực sự trở nên đỉnh điểm.
Bà Nguyễn Thị Nhung, nhà ở khu chợ Sông, xã Tràng An, huyện Bình Lục cho biết: "Con kênh này bị ô nhiễm đã mấy năm rồi. Lượng rác này chủ yếu là do dân sống ở đầu con kênh đổ ra, cứ mỗi lần xả nước về thì rác lại trôi theo về đây.
Vừa qua địa phương lại cho cho mắc lưới chặn rác phía đầu nguồn đổ về. Tuy nhiên thứ nước đen ngòm ô nhiễm vẫn chảy qua bốc mùi khiến dân chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên giấc".
Kênh ô nhiễm, người dân kêu cứu nhưng chưa có dấu hiệu được xử lý.
Bà Nhung nhấn mạnh: "Do nước ô nhiễm nên từ lâu chúng tôi không thể sử dụng được nguồn nước cho sinh hoạt. Thứ nước ấy mà bơm lên tắm cho gia súc chúng cũng ngứa không chịu nổi nói gì đến người".
Ông Nguyễn Văn Tiến, 60 tuổi, một người dân xóm 4, xã Tràng An bức xúc. "Bàn nguyên nhân thì cơ quan chức năng cứ đến là "quy tội" cho mấy chục hộ dân chúng tôi do ở gần. Thử hỏi chúng tôi dại gì mà xả rác ra cho ô nhiễm để tự mình ngửi. Hơn nữa, có vài hộ dân thì lấy đâu ra mà nhiều rác thế?"
Theo tìm hiểu của PV, để xảy ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng trên, ngoài yếu tố đầu nguồn còn do đoạn kênh trên hàng ngày phải gánh một lượng rác thải không nhỏ của 2 cái chợ, trong đó có một chợ cóc, họp trái phép lâu năm ở khu Dốc Mỹ, hàng ngày tiện tay, tiện đường, nhiều người đi qua trong đó có tiểu thương ném thẳng những túi bì chứa đầy rác thải, xác súc vật chết xuống kênh "không thương tiếc"...
500m sông "thu hoạch" hơn 10 tấn rác
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Phạm Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Tràng An, huyện Bình Lục, Hà Nam cho biết: "Đúng là có tình trạng kênh Tràng An ô nhiễm như người dân phản ánh.
Đây là vấn đề gây nhức nhối cho địa phương chúng tôi nhiều năm qua. Hồi tháng 9/2015 địa phương đã phối hợp cùng ban ngành liên quan tiến hành nạo vét gần 500m kênh ô nhiễm nặng nề nhất chạy qua địa bàn, kết quả đã vét lên hơn 10 tấn rác cho lên xe chuyên dụng chở đi xử lý...
Hiện chúng tôi đã có báo cáo lên cấp trên xin chỉ đạo để giải quyết dứt điểm tình trạng này".
Về nguyên nhân kênh ô nhiễm, ông Lộc cho rằng một phần do ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hành vi xả rác bừa bãi xuống kênh của những người dân sống dọc nơi kênh Như Trác chảy qua, đặc biệt vùng đầu nguồn kênh.
Trong khi chế tài xử lý mạnh tay của các địa phương cấp xã không có, chỉ đẩy mạnh việc vận động tuyên truyền là chính nên không đủ sức răn đe đối với hành vi trên. "Mặt khác, ở tại xã Tràng An còn tồn tại một chợ cóc lâu năm, những người đi chợ thường hay xả trộm thẳng rác xuống kênh khiến một số hộ dân sinh sống gần kênh có ý kiến phản đối, xã đã có báo cáo cấp trên về việc này để xin hướng xử lý" - ông Lộc nói.
Thiên Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Cá biển chết hàng loạt: Do khu công nghiệp Vũng Áng xả thải? Sáng nay (21.4) phóng viên Dân Việt đã liên lạc với ông Phạm Khánh Ly - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) đang cùng đoàn kiểm tra vào các tỉnh miền Trung để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng cá chết hàng loạt. Trong những ngày qua các tỉnh ven biển miền Trung (Hà Tĩnh,...