Thâm nhập làng nuôi heo có nguy cơ nhiễm dịch tả cao nhất Sài Gòn
Thức ăn thừa đang trở thành nguy cơ cực lớn làm lây nhiễm dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong khi TP.HCM vẫn có khoảng 250 hộ nuôi heo bằng thức ăn thừa thì huyện Bình Chánh chiếm đến 2/3 trong số này.
Trước đó, ổ DTHCP đầu tiên xuất hiện ở hộ chăn nuôi heo đầu tiên tại quận 9 được xác định nguyên nhân ban đầu là do nuôi bằng thức ăn thừa.
Làng chăn nuôi lợn bằng thức ăn thừa lớn nhất TP.HCM
Thế nhưng, người dân trong làng chăn nuôi ở khu vực ấp 4 (xã Vĩnh Lộc A) vẫn tự tin duy trì cách chăn nuôi truyền thống này: Chở cơm thừa canh cặn từ các hàng quán về nấu cho heo ăn.
Nhiều người vẫn duy trì cách chăn nuôi truyền thống là đi chở cơm thừa canh cặn từ các hàng quán về nấu cho heo ăn.
Gọi là “làng chăn nuôi” vì khu vực này có gần 40 hộ, đa phần là dân từ các tỉnh về đây sinh cơ lập nghiệp đã lâu, đều bằng nghề chăn nuôi heo.
Nhìn từ xa có thể dễ dàng nhận ra các trại chăn nuôi này với những khu chuồng lợp mái tôn, có cột thông khói xây bằng gạch rất lớn chĩa lên trời. Cột thông khói nối liền lò nấu thức ăn nằm kế bên chuồng nuôi heo.
Cột thông khói nối liền lò nấu thức ăn nằm kế bên chuồng nuôi.
Nhiều hộ chăn nuôi tại đây cho biết họ đã được chính quyền khuyến cáo về nguyên nhân, khả năng lây nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi.
Chủ hộ chăn nuôi Trần Văn Cường kể, anh chăn nuôi heo theo cách này đã hơn 10 năm nay, 100% đều là thức ăn thừa lấy từ hàng quán. Anh mới đi lấy khoảng 500 kg thức ăn về để chuẩn nấu cho hơn 100 con heo lớn, nhỏ. “Cứ nấu thật chín thức ăn thì bao nhiêu virus cũng chết hết”, anh Cường nói.
Video đang HOT
Thức ăn thừa được lấy về chuẩn bị đưa vào nấu.
Ở trại nuôi kế bên, ông Lê Phước Xanh cũng vừa mang về bằng xe kéo 8 thùng chứa thức ăn thừa (dung tích 120 lít/thùng). Trại ông Xanh đang có gần 400 con heo, gồm cả heo nái, heo thịt và heo con.
“Chính quyền nghi ngờ virus lây lan từ việc chủ trại nuôi heo bằng ăn thức ăn thừa. Nhưng sau khi mang về, thức ăn được nấu sôi sùng sục. Tôi khẳng định ở đây sẽ không xảy ra dịch”, ông Xanh khẳng định.
Khả năng lây lan dịch từ thức ăn thừa là rất lớn.
Ông Xanh kể, lâu nay, ở khu vực này chỉ cho ăn bằng thức ăn thừa để giảm chi phí, đảm bảo lợi nhuận. Theo đó, phần lớn nguồn thức ăn được lấy từ các quán ăn, nhà hàng, các bếp ăn tập thể ở khu vực Hóc Môn, quận 12,…
Tiền mua thức ăn được trả hàng tháng tùy số lượng. Một số hộ chịu khó đi xa hơn ở các quận khác, nơi ít bị cạnh tranh về nguồn thức ăn thì có thể được cho miễn phí.
Chính gia đình ông Xanh cũng đã cầm cố 2 sổ nhà đất vào ngân hàng để lấy vốn chăn nuôi. “Vì giá bán lên xuống thất thường nên cho heo ăn bằng cám công nghiệp dễ lỗ vốn”, ông Xanh thổ lộ.
Nhiều hộ chăn nuôi vẫn tự tin chỉ cần nấu kỹ thức ăn là loại bỏ được virus dịch lả lợn châu Phi.
Theo Sở NN&PTNT TP.HCM, hiện trên địa bàn có khoảng 250 hộ nuôi heo bằng thức ăn thừa. Riêng huyện Bình Chánh có tới 159 hộ chăn nuôi kiểu này, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B với hơn 14.200 con heo.
Trước đó, năm 2016, khu vực chăn nuôi ở ấp 4 (xã Vĩnh Lộc A) từng bị chính quyền huyện giải tỏa do chăn nuôi gây ô nhiễm, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại.
Cơ quan chức năng khuyến cáo hạn chế dùng thức ăn thừa, đồng thời rửa sạch dụng cụ vận chuyển, chứa đựng thức ăn thừa…
Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, chính quyền đã đến vận động bà con nuôi bằng thức ăn thừa trên địa bàn phải vệ sinh, khử trùng chuồng trại thường xuyên. Các hộ dân nên hạn chế dùng thức ăn thừa, nếu có thì phải nấu chín thức ăn trước khi cho heo ăn. Đồng thời rửa sạch, sát trùng dụng cụ vận chuyển, chứa thức ăn thừa…
Virus DTHCP vẫn có thể lây lan vào trại theo các dụng cụ, đồ chứa, phương tiện chuyên chở…
Ông Nguyễn Văn Tủi – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP.HCM cho rằng, nguy cơ lây lan dịch tả heo châu Phi không chỉ ở nguồn thức ăn thừa.
“Việc các hộ đi lấy thức ăn từ khắp nơi, có thể mang theo virus dịch tả lợn châu Phi về trại nuôi mà không biết. Nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch từ cách nuôi này là rất lớn”, ông Tủi nhấn mạnh.
Theo Danviet
TP.HCM: Mặc kệ dịch bùng phát, dân vẫn nuôi heo bằng thức ăn thừa
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vừa xuất hiện trên một đàn heo tại TP.Hồ Chí Minh, nguồn lây nhiễm nghi là từ thức ăn thừa. Tuy nhiên, dân nuôi heo bằng thức ăn thừa tại đây vẫn quả quyết "chẳng ngán" dịch.
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 250 hộ nuôi heo bằng thức ăn thừa. Trong đó, huyện Bình Chánh chiếm khoảng 2/3 số hộ.
Một nồi thức ăn thừa khổng lồ vừa nấu chín chuẩn bị cho heo ăn tại trại heo của anh Trần Văn Cường.
Theo Trạm Chăn nuôi Thú y Bình Chánh - Bình Tân cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 159 hộ chăn nuôi heo của người dân nhập cư ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B với hơn 14.200 con heo.
Điều kiện chăn nuôi của những hộ này không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đa số, họ sử dụng cơm thừa trong các quán ăn, nhà hàng... cho heo ăn, nguy cơ lây nhiễm bệnh cực cao.
Ngay sau khi một trại heo hơn 160 con tại quận 9 xuất hiện DTLCP, chúng tôi đã có mặt tại khu vực tập trung nuôi heo bằng thức ăn thừa ở Vĩnh Lộc A (Bình Chánh), xã này hiện có khoảng 100 hộ nuôi heo.
Chỉ tính riêng khu vực tổ 4, ấp 4 có gần 40 hộ chăn nuôi heo bằng thức ăn thừa, 90% hộ nuôi heo tại đây từ tỉnh Bình Định vào thuê đất lập trại. Khu vực này năm 2016 từng bị chính quyền huyện Bình Chánh giải tỏa do chăn nuôi heo gây ô nhiễm, nhưng đến nay vẫn còn tồn tại.
Tại trại nuôi heo, ông Lê Phước Xanh vừa mang về bằng xích lô kéo 8 thùng thức ăn thừa (120kg/thùng) từ các hàng quán. Hiện trại ông Xanh có gần 400 con heo, gồm nái, thịt và heo con.
"Tôi nghe nói TP.HCM vừa xuất hiện DTLCP. Chính quyền nghi ngờ virus lây lan từ việc chủ trại nuôi heo cho ăn bằng thức ăn thừa. Nhưng tôi khẳng định ở đây sẽ không xảy ra dịch" - ông Xanh quả quyết.
Theo các hộ chăn nuôi heo, thức ăn thừa sau khi lấy về sẽ được nấu chín trước khi cho heo ăn.
Theo ông Xanh, thức ăn thừa trại ông lấy tại khoảng 50 điểm nhà hàng, quán ăn. Sau khi mang về, thức ăn được nấu chín kỹ trước khi cho heo ăn.
Ông cũng cho biết, thời gian gần đây nhân viên thú y có đến trại khuyến cáo và phun thuốc, rải vôi sát trùng chuồng trại, cũng như khuyến cáo thay thức ăn thừa bằng thức ăn công nghiệp cho heo.
"Lâu nay, ở khu vực này các hộ nuôi heo chỉ sử dụng thức ăn thừa để có lợi nhuận. Với giá heo hiện nay, thay thức ăn thừa bằng thức ăn công nghiệp là xác định lỗ" - ông Xanh thổ lộ. Hiện, ông Xanh đã cho heo ăn "độn" một tỷ lệ khá thấp thức ăn công nghiệp.
Nếu ông Xanh còn cho heo ăn "độn" thức ăn công nghiệp, thì trại heo của anh Trần Văn Cường vẫn sử dụng 100% thức ăn thừa. Hôm nay, anh Cường đã lấy về khoảng 500kg thức ăn thừa từ hàng quán để cho hơn 100 con heo lớn, nhỏ ăn.
Cũng như ông Xanh, anh Cường cũng cho tất cả thức ăn thừa vào nồi rồi nấu chín. "Cứ nấu chín lại thức ăn trước khi cho heo ăn thì người còn chết chứ nói gì virus dịch tả" - anh Cường cười vui.
Theo nhiều hộ nuôi heo tại khu vực này, nếu dịch xảy ra nhiều hộ sẽ rất khốn đốn. Ông Xanh cho biết, tất cả các hộ nuôi heo trong khu vực này đều vay vốn ngân hàng. Chính ông cũng đã "cắm" 2 sổ nhà đất vào ngân hàng để lấy vốn nuôi heo.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, Trưởng ban phòng chống DTLCP huyện cho biết, chính quyền đã đến vận động bà con nuôi heo bằng thức ăn thừa trên địa bàn phải vệ sinh, khử trùng chuồng trại thường xuyên; hạn chế dùng thức ăn thừa cho heo ăn, nấu chín thức ăn thừa trước khi cho heo ăn; rửa sạch dụng cụ vận chuyển, đựng thức ăn thừa...
"Huyện đang tích cực vận động, tuyên truyền bà con nuôi heo làm đúng các quy trình phòng chống dịch", ông Hồng chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Tủi - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân TP.HCM), vấn đề không chỉ nấu chín thức ăn thừa trước khi cho heo ăn, mà việc các hộ đi lấy thức ăn thừa từ các hàng quán ở khắp thành phố vô hình chung có thể "tha" virus DTLCP về trại mà không biết, khiến đàn heo sẽ nhiễm dịch và bùng phát.
Một hàng thùng đựng thức ăn thừa vừa được lấy về tại trại heo của ông Lê Phước Xanh.
Về ổ DTLCP vừa phát hiện tại quận 9, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, hộ dân này không dùng cám công nghiệp mà sử dụng thức ăn thừa. Nguyên nhân heo bị nhiễm bệnh đang được điều tra.
Ông Trung cũng cho biết, tiền hỗ trợ cho hộ dân này đang chờ UBND TP.HCM phê duyệt trên tinh thần không dưới 80% giá thị trường.
Như vậy, đến nay đã có 58/63 tỉnh, thành trong cả nước đã có DTLCP.
Theo Danviet
TP.HCM địa phương thứ 55 có dịch tả heo châu Phi Ngày 11/6, TP.HCM chính thức phát hiện đàn heo 163 con dương tính với dịch tả heo châu Phi. Như vậy, sau nhiều nỗ lực ngăn chặn dịch tả heo châu Phi xâm nhập, cuối cùng dịch cũng đã "công phá" được vào địa bàn thành phố. Theo thông cáo báo chí được Sở NN&PTNT TP.HCM phát ra chiều 11/6, kết quả xét...