Thâm nhập làng nấu cao hổ ở Vĩnh Phúc
Làng Phú Cường ở xã Lãng Công (Sông Lô, Vĩnh Phúc) có nghề nấu cao hổ từ rất lâu rồi. Ở đây, có một “đội quân” trên dưới 50 người đi khắp các vùng trong cả nước kiếm sống bằng nghề nấu cao hổ thuê.
Cái lý của người làm thuê
Vòng vèo rất lâu tôi mới đến được làng Phú Cường ở xã Lãng Công, nơi có nghề nấu cao… dạo. Bà Ngáng ở Phú Cường, bán nước ở đầu làng nói với tôi: “Cô tìm thợ làm “bánh dẻo” hả (tức thợ nấu cao hổ)?. Khó lắm đấy. Người ta đi làm chưa đến đợt về. Bây giờ, nấu cao hổ thuê cũng là vi phạm pháp luật… Trung bình, giá công nấu một nồi cao từ 5-10 kg là 10 triệu đồng; 12-15 kg là 12 triệu đồng cho thợ nấu chính, còn thợ giúp việc 2 người là 3-4 triệu đồng /người và giá tuỳ thoả thuận”. Bà Ngáng úp mở rằng, phải cẩn thận, có vài người làng nấu cao hổ thuê bị công an bắt vì không tố giác tội phạm.
Chúa sơn lâm đang bị làm lông.
Sau khi cầm 50 nghìn đồng của tôi, bà Ngáng chỉ đến một căn nhà trong xóm, tên là Lộc. Nhìn trước, ngó sau, ông ta hất hàm hỏi: “Mấy ký?” (tức con hổ bao nhiêu kilôgam xương?). “Xuống giá”? (tức trả công bao tiền nhiêu?); “Nấu, chỉ trỏ (tức cò mồi, giới thiệu) định giá (tức xem xương hổ là giả hay thật) hay tất?” “Từng công đoạn là bao nhiêu “? – Tôi hỏi. Nấu 10 T (tức 10 triệu đồng /nồi) 5-7kg xương hổ; chỉ trỏ qua điện thoại 4 T; định giá 8 T. Gia chủ còn phải chi tiền ăn uống, đi lại, tiền điện thoại cho quá trình làm việc này. Tôi vờ phân bua: “Anh có giảm được không? Tôi không phải là đại gia, vì tôi bắt buộc phải nấu cao để làm thuốc chữa bệnh cho người thân thôi”. “Mặc cả thì đi chỗ khác nhé, làng này có đến mấy chục người biết nấu cao hổ. Cô có biết, trong bảy ngày làm thuê đó, tôi nơm nớp lo sợ thế nào không? Nếu bị phát hiện, là vướng vào vòng lao lý, khổ cả đời”.
Nghề cha truyền, con nối
Qua giới thiệu, tôi gặp được Tường (ở Lãng Công, Sông Lô). Tường chỉ hơn 40 tuổi, ăn mặc bụi bặm, khuôn mặt nghệ sỹ. Tường về quê được vài hôm rồi, về nhà để giỗ cha. Vợ Tường đang chuẩn bị “khăn gói” cho chồng lên đường kiếm sống. Theo giới thiệu, Tường là đời thứ 4 của một gia đình có nghề gia truyền nấu cao hổ. Người dẫn tôi gặp Tường nói: “Cô muốn làm thế nào moi được thông tin từ nó thì tuỳ, nhớ đừng “hở” là nhà báo, nó cạch mặt nói cả làng biết thì chết tôi, hết đường về quê mẹ luôn đấy”.
Video đang HOT
Sau một hồi trà dư, tửu hậu, trong câu chuyện chẳng có đầu, cũng không có cuối, Tường cũng lộ một số bí quyết của công nghệ nấu cao gia truyền của gia đình. Khi còn nhỏ, cứ hè – được nghỉ học là bố cho Tường theo. Lớn thì phụ giúp bố, được bố truyền cho nhiều kinh nghiệm. Tường bảo, ngày xưa, người ta nấu cao hổ bằng nồi gang 120 (to nhất). Bây giờ người ta nấu bằng nồi inox. Theo Tường, nấu cao bằng bếp âm, đào dưới lòng đất, như kiểu bếp Hoàng Cầm ngày xưa vẫn là chất lượng nhất.
Ruộng nhà ông Tường bỏ hoang vì cả nhà để đi nấu cao hổ thuê.
Tường phân tích, cao hổ tốt, chuẩn nhất là nấu 60% xương hổ, còn 40% là đầu sơn dương, hoặc khỉ, gạc nai hoặc yếm rùa… để làm chất kết dính. Ngoài ra phải có “gia vị” là đại hồi và củ thục địa để điều hoà mùi. Xương hổ là hoả, thực địa là thuỷ, hai thứ này điều hoà cho nhau, thì người sử dụng mới không bị nhức đầu, nóng trong. Làm hổ thì có thợ riêng. Kinh nghiệm của ông và cha tôi nói lại thì, người miền núi, họ làm hổ chuẩn hơn bất kỳ nơi đâu. Họ đem hổ ra suối, nơi nước chảy đôi dòng, nơi có đá cuội, nước trong vắt… vặt lông, bỏ tủy. Tường giải thích: Chúa sơn lâm ở trên rừng lại được hoà với nước nguồn ở dưới đất rừng thì nó quyện vào nhau, tốt vô cùng về âm – dương. Rửa sạch, để ráo nước, sấy khô. Sau đó, đem xương hổ ngâm với nước nóng (nước ở suối có đá cuội thì càng tốt) được đun với lá trầu và gừng nướng (có người bảo gia chủ ngâm xương với dấm, nước vo gạo, đó là bí quyết gia truyền của họ). Thời gian ngâm là hai ngày. Sau đó, cho xương vào đáy nồi, xếp quanh đáy lên hình vành khăn. Xếp như thế để tiện cho việc múp nước ra ràng. Nấu cao trong bảy ngày, bảy đêm với những quy trình khắt khe về giờ ra ràng nước. Nước nấu cao, nếu là nước suối thì tốt, còn không, nhất thiết phải là nước mưa mới được. Nước thành phố, được khử hoá chất như bây giờ mà nấu thì khử hết cả hổ, còn gì chất bên trong nữa. Thế mà người ta vẫn nấu, tại vì được thuê mà – Tường nói giọng tưng tửng như thể “chửi” cánh nhà giàu trọc phú, chẳng hiểu biết gì.
Theo Tường, khi nấu 60h đầu tiên, lửa phải cháy rực, sau múc 2/3 nước ra ràng, đúng vào 12h đêm. Nước hai, đun trong 48h thì ra ràng nước và nấu tiếp nước thứ ba. Sau đó, hoà chung ba lần nước ra ràng rồi đun thêm 36h nữa thì được thành phẩm là cao. Tường kể, người ta ngạc nhiên chuyện, 1kg xương hổ cốt, nấu được 1, 4kg cao. Đó là đúng, vì còn gia vị nữa.
Gia truyền chơi xỏ chủ
Đi nấu thuê nhiều thế, có “thó” được ít nào về cho người thân dùng không?- Tôi hỏi. Tường kể về cái lần ăn cắp duy nhất trong đời như này: c”Trong quá trình đun nồi cao, cả gia đình chủ cứ căng mắt ra trông xem tôi có moi xương trong nồi ra cho xương khác vào, giấu xương hổ để đem về hay không. Biết thế, tôi chơi độc. Đang đun, tôi bảo, muốn ăn quả trứng gà luộc. Gia chủ mang vào cho 3 quả. Tôi bỏ vào nồi được vài phút cho trứng chín tới phần lòng trắng, đem ra bóc. Bóc vỏ xong, tôi lấy cớ, trứng chưa chín lòng đỏ, ăn tanh, cho vào nồi xương đun tiếp. Vài phút sau, gia chủ giục “lấy trứng ra mà ăn”. Tôi vờ lấy môi, khuấy một vòng quanh nồi, bảo: Chưa tìm thấy, kệ, chốc ăn cũng được, ngủ tí đã. Tôi vừa ngủ, vừa nằm trong 3h thì dậy và lấy trứng ra ăn. Tôi mời gia chủ, họ ăn thấy đắng, quá đắng, cho tôi tất. Tôi vờ ăn rồi cũng kêu đắng, bảo bỏ đi, thực ra tôi cho vào túi nilon, mang về ngâm rượu. Bao nhiêu chất của xương hổ đã bị trứng hút hết vào nồi cao hổ đó chỉ òn bã mà thôi.
Chia tay Tường, với những mẩu chuyện không đầu, chẳng cuối, tôi cứ miên man nghĩ về cái “công nghệ” ăn cắp “chất” xương hổ trong nồi nấu cao gia truyền. Chẳng biết, cách ăn cắp, chơi xấu chủ của những người nấu cao hổ gia truyền khác có giống Tường không?
Theo ĐS & PL
Người đào huyệt - những 'cô hồn sống'
"Quanh năm suốt tháng tụi tôi sống cùng với người quá cố, đây là cái nghiệp cha truyền con nối. Cũng nhiều người thấy ghê, nhưng quan trọng là có đủ tiền lo được cho gia đình", đó là tâm sự của những người chăm sóc mộ ở nghĩa trang Gò Dưa.
Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình.
Nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức, TP HCM nằm trên đồi cao vùng ngoại ô và cách trung tâm TP khoảng 20 km. Từ cổng nghĩa trang, chi chít những phần mộ và những cây sứ cùi chạy dài hai bên đường. Chiếc chiếu cói được trải xuống nền đất phẳng lì bên cây sứ to cao nhất có tán lá xòe bóng mát rượi.
Những giây phút vui vẻ của những người đào huyệt
Hưởng "lộc" của người chết
Những người chăm sóc mộ phần với đôi bàn tay, chân sần sùi, chai sạn đang ngồi quây quần rất vui vẻ. Bữa rượu đơn sơ, đậm chất Nam bộ với một li rượu đế nhỏ để xoay vòng và các món đồ nhắm "cây nhà lá vườn". Nhóm người gồm ông sáu Trung, anh Út, trẻ hơn là cậu Gừng, Sứt, Vẹm và Ba Thun, họ vốn là những thợ đào huyệt từ hơn 10 năm trước. Trong đó, ông sáu Trung, 53 tuổi, là người có thâm niên nhất, đã hơn 20 năm đào huyệt tại nghĩa trang này.
Vừa rót đầy li rượu đế, sáu Trung chỉ tay vào những món ăn và giới thiệu: "Cái này là măng nấu với thịt heo, măng được trồng tại nghĩa trang này luôn đó. Còn đây là "lộc" của người quá cố nè". Ngoài món măng được trồng trên vùng đất "u tịch" này, "lộc" còn có các loại trái cây như thanh long, quýt và có cả trái sầu riêng thơm nức.
Sứt nhanh nhảu nói: "Ở đây là một "vườn trái cây" ăn quanh năm, mùa nào thức đó". Thế rồi chuyện trên trời, dưới đất cứ tuần tự theo li rượu chuyền tay nhau, mọi người khoe, về mùa mưa các món "đặc sản" có rất nhiều tại nghĩa trang này là dế cơm chiên giòn, ếch nấu lá giang...
Nghề "cha truyền con nối"
Nghề đào mộ thoạt nghe có vẻ ghê gớm và dường như những thợ ở đây đa phần không được những người xung quanh nhìn với ánh mắt thiện chí. Ông sáu Trung tâm sự: "Nhiều người họ gọi chúng tôi là "cô hồn sống", sống bám víu vào phần mộ người đã khuất. Nhưng đó cũng là một cái nghề mà. Mỗi khi khách đến, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ người quá cố rồi họ cho mình ít tiền lẻ. Đâu phải chúng tôi chầu chực ở nghĩa trang chờ khách đến rồi quét vài cái, nhổ cỏ qua loa rồi xòe tay xin tiền. Anh em ở đây chia nhau ra, hằng ngày phải đi làm cỏ cho từng mộ phần, tối ngủ bảo vệ nghĩa trang để canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ".
Ông cho rằng dù nhiều mộ phần của gia đình giàu có cả khuôn viên bao xung quanh, xây hàng rào sắt, làm cửa sắt khóa lại. Nhưng nếu không có họ chăm nom thì chắc mấy khung sắt, cửa sắt này mất từ lâu rồi. "Ngoài việc chăm sóc mộ phần ra, gia đình ai có yêu cầu làm gì thì chúng tôi làm nấy" - ông nói.
Ngoài việc chăm sóc các mộ phần, nguồn sống của họ là làm nghề đào huyệt, cải táng mộ. Tất cả họ đều có cuộc sống rất khó khăn, nguồn thu nhập từ công việc này rất ít ỏi và bấp bênh, nhưng đây là nguồn sống của cả gia đình. Anh Út chia sẻ: "Gia cảnh rất khó khăn, chỉ có một mình anh kiếm tiền lo cho cha mẹ đã lớn tuổi và con cái còn nhỏ. Riêng vợ anh vẫn chưa kiếm được việc làm. Ngày trước gia đình nghèo không có điều kiện học hành, nghỉ học sớm để bươn chải kiếm sống khắp nơi, số phận đưa đẩy cuối cùng quay về đây làm cái nghề này. Tuy thu nhập bấp bênh, nhưng với tôi công việc này có ý nghĩa lắm".
Hầu hết những "phu huyệt" nơi đây đều khó khăn, từ lúc khai sinh ra nghĩa trang này ông cha họ đã chọn công việc này để mưu sinh, cứ vậy "cha truyền con nối" dù khó khăn nhưng vẫn quyết chọn cái nghề dễ "mang tiếng" này.
Nghĩa trang Gò Dưa được chia nhiều khu để dễ dàng quản lý và chăm sóc mộ. Mỗi khu có 1 người đảm trách lo việc chăm sóc và khách đến viếng mộ tại khu vực nào thì người phụ trách khu vực đó hưởng "lộc". Đó là quy luật ở đây, nhưng không phải "giang hồ" mà là anh em nâng đỡ với nhau. Anh Út cười: "Đứng đầu quản trang khu vực này là anh Sầu Riêng, anh ấy sống rất tình cảm, đứng ra sắp xếp cho anh em, chúng tôi sống thương yêu nhau như anh em. Kể ra nghĩa trang này hàng ngàn phần mộ, nhưng vì ngày nào cũng chăm sóc bảo vệ, nên mỗi khi có người nhà viếng thăm chỉ cần nói họ tên là chúng tôi dẫn tới nơi".
Theo Thể thao & Văn hóa
Thâm nhập giới 'cò mồi' bán... tinh trùng Các "cò" có nhiều mánh khóe để thuyết phục khách hàng và lách các quy định kiểm soát nguồn gốc tinh trùng của bệnh viện. Thời gian gần đây, việc ban tinh trung co chiêu hương nở rộ. Ngoai nhưng "co" tinh trung co trong tay vai thanh niên săn sang ban tinh trung, trên mạng cũng có rất nhiều người rao bán...