Thâm nhập đường dây buôn lậu gỗ trắc từ Campuchia về Việt Nam
Tuy Viêt Nam đa chinh thức cấm nhập khẩu gỗ trắc từ Campuchia và Thái Lan, nhưng thời gian qua, viêc mua ban gỗ trắc lậu vân diễn ra phô biên tai cac tinh biên giơi phia Nam.
Tiếp nhận thông tin về vụ giao dịch buôn bán, xem hàng gỗ trắc tại một cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam – Campuchia, PV đã thông qua nhiều kênh thông tin để tiếp xúc với một “thổ địa”, cũng là một “tay sai tín cẩn” trong nhóm môi giới và bí mật xin theo. Sau một thời gian thuyết phục, “thổ địa” này cũng đồng ý song không quên kèm theo những cảnh báo lạnh người…
Phập phồng bám theo một “chân rết”
Trước khi đi vào cuộc “hành quân” theo chân các đầu nậu buôn lậu gỗ đến địa phận biên giới, PV xin nói rõ, hiện nay Việt Nam đã chính thức ngừng nhập khẩu gỗ trắc. Cho nên, mọi giao dịch về loại gỗ này đều là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (Công ước về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp), đã ngừng cấp giấy phép nhập khẩu gỗ trắc từ 1/1/2015, với những lô hàng có nguồn gốc từ Thái Lan và Campuchia. Đối với gỗ trắc từ Lào, cơ quan CITES Việt Nam chỉ xem xét cấp nhập khẩu khi có xác nhận về hồ sơ hợp pháp từ cơ quan CITES Lào. Ngoài ra, CITES Việt Nam cũng tạm ngừng cấp giấy phép tái xuất gỗ trắc, kể từ ngày 1/1/2015, đối với các lô hàng gỗ trắc từ Lào và Campuchia.
Một vụ vận chuyển gỗ lậu quý hiếm bị bắt giữ.
Trong khi đó, Lào chỉ cho phép xuất khẩu gỗ trắc có nguồn gốc từ khai thác, tận dụng các công trình hạ tầng. Dù có lệnh cấm, nhưng các giao dịch lậu về gỗ trắc vẫn đang được tiến hành rầm rộ. Trước đó, do tình trạng khai thác, buôn bán gỗ trắc phức tạp, các nước phân bố và tiêu thụ nhiều loại gỗ này là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã họp, đối thoại về ngăn chặn khai thác và buôn bán gỗ trắc…
Bắt được mối, PV theo nhóm này lên đường, tiếp cận một đường dây buôn lậu gỗ trắc. Dù “có chút quen biết” nhưng trước khi khởi hành, “thổ địa” cũng không hề cho biết thông tin giao dịch ở đâu, ngày nào, giá trị vụ buôn bán… Đầu mối này cho biết “những thông tin đó tôi cũng không được tiết lộ”. Mọi sự càng làm cho PV thêm phần căng thẳng, tuy nhiên với mục đích tìm ra sự thật, chúng tôi vẫn kiên quyết bám “đầu mối thông tin”.
Và rồi khi lên đường, PV cũng biết được, phi vụ này lúc đầu dự định sẽ giao dịch tại gần một cửa khẩu ở Tịnh Biên (An Giang) – Campuchia. Tuy nhiên, đúng ngày hẹn, gần đến giờ gặp xem hàng, giao dịch, phía bên kia (Campuchia) cho biết, “bị động” nên chuyển về một cửa khẩu tại Long An vào ngày hôm sau. Lúc này, PV và nhóm cùng đi phải nghỉ lại An Giang, cho đến hôm sau khởi hành về Long An.
Nằm chờ gần nửa ngày, phía bên kia mới nhắn tin cho biết, điểm xem gỗ trắc là tại khu vực cửa khẩu Bình Hiệp thuộc địa phận Mộc Hóa (Long An). Từ TP. Tân An, nhóm của PV chạy con đường độc đạo Quốc lộ 62, nối TP. Tân An đi Kiến Tường. Từ Kiến Tường đi sâu vào cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, giáp giữa Long An và tỉnh Svay Riêng (Campuchia). Toàn bộ quãng đường dài tới gần 100km. Tới nơi, tầm khoảng 17h và tiếp tục chờ đợi địa điểm cụ thể.
Video đang HOT
Sau chừng một giờ đồng hồ ngồi đợi trong quán café, nhóm của PV cũng nhận được địa chỉ xem “hàng”, nhưng phải là lúc 19h. Nghĩa là phải đợi thêm một giờ đồng hồ nữa. Việc xem hàng sẽ có người đưa sang Campuchia trong vòng 30 phút, bằng đường mòn. Họ yêu cầu nhóm phải ngồi yên đó, sẽ có người liên hệ và đưa sang tận bãi tập kết gỗ.
Quả nhiên, sau gần 30 phút có hai người chạy xe gắn máy trờ tới, nhưng họ cho biết, “kèo” này hủy giao dịch. Tình huống ngàn cân treo sợi tóc này khiến chúng tôi vô cùng hồi hộp. Hỏi lý do thì phía bên kia cho biết “thấy động nên hủy giao dịch, khi nào thấy ổn trở lại thì tiếp tục giao dịch”. Lúc này, “thổ địa” đưa PV về lại Tân An và sáng hôm sau quay về TP.HCM trong thất vọng. “Thổ địa” cho biết, hồi trước cũng bị hủy một lần, nhưng chỉ hôm sau là có thể xem hàng và thống nhất giá cả, đặt cọc, có người đưa hàng bằng đường sông qua Việt Nam ngay trong đêm. Tuy nhiên, khi giao dịch bất ngờ bị hủy thì không cách nào ép thực hiện ngay được.
Những mẻ lưới giăng trên quốc lộ
Trước khi đi, PV được biết thông tin về vụ mua bán gỗ trắc này, số lượng lên đến 40m3. Theo thỏa thuận thì nếu xem hàng và thống nhất được giá, họ sẽ cho người đưa vào địa phận Việt Nam qua một cửa khẩu (sau này cửa khẩu Bình Hiệp được chọn). Khi giao qua Việt Nam bằng đường thủy, qua sông Vàm Cỏ Đông, vào Bình Hiệp sẽ có xe đợi sẵn, để đưa về TP.HCM theo yêu cầu của khách.
Tuy nhiên, giao dịch đã không diễn ra như dự định. PV tỏ ra nghi ngờ về “giao dịch ma”, “thổ địa” cho biết, “mối này quen và tin lắm”. Thực tế cho thấy, thời gian qua, các giao dịch, buôn bán, vận chuyễn gỗ trắc lậu cũng diễn ra khá phổ biến tại các tỉnh biên giới phía Nam. Điển hình, các cơ quan chức năng nhiều địa phương phía Nam cũng đã bắt và xử lý nhiều vụ việc vi phạm tương tự, kiểu như phi vụ giao dịch bất thành nói trên. Tháng 9/2013, 77 tấm gỗ xẻ quý hiếm cũng bị phát hiện và bắt giữ theo phương cách vận chuyển này.
Vào một ngày cuối tháng 9, trên địa bàn xã Thường Thới Hậu A (tỉnh Đồng Tháp) một chiếc ghe chở đầy các bao tải chứa rơm, thế nhưng phía dưới lại chứa tới 77 tấm gỗ xẻ quý hiếm, được cất giấu rất kín. Hồ Văn Cuộc (SN 1988, ngụ thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) là người vận chuyển cho biết, số “hàng” này chở thuê từ Campuchia về Việt Nam với tiền công là 500 ngàn đồng/chuyến. Thuê chở là một người đàn ông Campuchia, không rõ lai lịch và cho biết là cứ đưa “hàng” này về khu vực kênh Long An (thuộc địa phận thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).
Chủ thuê cho biết, sẽ đi theo chuyến hàng và chỉ điểm giao đích xác khi về Việt Nam. Thế nhưng khi bị phát hiện thì chủ thuê cũng bỏ của chạy lấy người. Cũng bằng cách tương tự, cuối tháng 11/2013, Nguyễn Kính Vinh (SN 1976) và Phan Văn Thắng (SN 1986) cùng ngụ huyện biên giới Tân Châu, tỉnh Tây Ninh liều lĩnh vận chuyển 171 khúc gỗ quý hiếm đã xẻ bằng ô tô từ Campuchia về Việt Nam. Trong số gỗ nói trên có đến 164 khúc gỗ trắc và 7 khúc gỗ giáng hương. Khi đi về Việt Nam, các đối tượng này cũng có người canh đường và tìm cách đưa vào các xưởng gỗ để hô biến thành gỗ nội địa. Vụ việc bị Công an Tân Biên phát hiện bắt giữ tại khu vực xã Tân Hà, thuộc tỉnh Tây Ninh.
Hay vào cuối năm 2014, trên vùng biển thuộc cảng Bà Lụa (tỉnh Kiên Giang), lực lượng của Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 4 đã phát hiện và bắt giữ tàu chở gỗ lậu mang số hiệu KK20085 khi đang trên hành trình từ Campuchia đi về cảng Hòn Chông (Kiên Giang). Qua kiểm tra phát hiện, trên tàu có chứa 10m3 gỗ quý hiếm các loại, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, vận chuyển… Đáng nói, trên tàu này có ba người quốc tịch Campuchia cùng tham gia vận chuyển.
Hiện nay, theo tìm hiểu của PV, tại các tỉnh phía Nam có nhiều con đường mòn cả trên bộ lẫn đường thủy với biên giới Campuchia như An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp… và rất dễ qua lại nếu bỏ ra ít tiền cho các “thổ địa”, băng nhóm cát cứ tại khu vực này. Chính vì thế, tất cả hàng hóa lậu đều qua các “cửa này”. Các đối tượng buôn lậu thường tập kết hàng tại khu vực biên giới, chôn dưới các bãi bùn, nơi hoang vắng… sau đó chờ thời cơ thuận lợi sẽ vận chuyển hàng qua biên giới, tuồn vào Việt Nam.
Chí Thanh
(Còn nữa)
Theo_Người Đưa Tin
Điều gì khiến hàng loạt nạn nhân bị lừa vì những kẻ giả danh?
Thời gian qua, nhiều đối tượng giả danh mác công an tiến hành lừa tình, đoạt tiền người dân theo những kịch bản có độ gay cấn, bi hài đến khó tin.
Lừa tiền, đoạt tình
Điểm chung của tất cả tội phạm kiểu này là nhận mình là công an, luôn ba hoa quảng cáo bản thân có mối quan hệ và quyền lực để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa tình. Đơn cử, ngày 12/3, Công an Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam 4 tháng đối với Trần Văn Nhứt (SN 1958, quê quán xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, đối tượng Trần Văn Nhứt đã giả danh đại tá công an cùng với một đối tượng biệt danh là Bảy "cụt" giả danh Trung tướng thuộc Tổng cục 2, bộ Công an đến các tỉnh, làm quen với cán bộ cao cấp của địa phương, qua đó, tiếp xúc với các doanh nghiệp và giới thiệu có khả năng "chạy" dự án, công trình. Do tin tưởng vào "vỏ bọc" của các đối tượng nên nhiều doanh nghiệp và cá nhân của một số tỉnh thành đã bị Nhứt và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó Nhứt lừa đảo một nạn nhân ở tỉnh Hà Tĩnh số tiền 500 triệu đồng; lừa một nạn nhân khác ở tỉnh Bắc Ninh 1 tỉ 230 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đây không phải là phi vụ tiền tỉ hiếm hoi mà các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt được của nạn nhân bằng phương thức thủ đoạn giả mạo công an. Tuy nhiên, nóng nhất trong thời gian qua phải kể đến việc các đối tượng lợi dụng công nghệ cao, internet thực hiện hành vi lừa đảo. Cuối tháng Ba vừa qua, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP.HCM) đã hoàn tất điều tra về đường dây giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới hơn 1,6 tỉ đồng. Nhóm đối tượng này do Chiu Yung Sheng, quốc tịch Đài Loan cùng bốn đối tượng khác trú tại TP.HCM thực hiện. Bằng cách thức sử dụng thiết bị viễn thông công nghệ cao, nhóm đối tượng này đã thực hiện các cuộc gọi giả danh cơ quan công an, công ty viễn thông... để lừa tiền.
Các đối tượng trong đường dây giả danh công an do Chiu Yung Sheng - người Đài Loan cầm đầu.
Để hạn chế tình trạng trên, vừa qua cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - bộ Công an) phải thông qua Mobifone để gửi tới khách hàng, cảnh báo những thủ đoạn của các đối tượng xấu. Theo đó, thủ đoạn của chúng là gọi điện thoại qua internet đến số máy cố định của bị hại, xưng là nhân viên của tổng đài VNPT, thông báo số điện thoại đứng tên của bị hại đang nợ cước với số tiền lớn. Sau đó, khi bị hại thắc mắc, đối tượng chuyển máy cho người của chúng tự xưng là cán bộ công an, thông báo bị hại có liên quan đến đường dây ma túy, rửa tiền khủng. Đối tượng sẽ yêu cầu bị hại phải gửi tiền vào tài khoản của bọn chúng (với lý do chuyển cho cơ quan công an để điều tra). Sau khi chuyển tiền, bị hại mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Lợi dụng uy tín hay quyền năng?
Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Hải, Phó Giám đốc học viện An ninh Nhân dân cho rằng, đây là một hiện tượng xã hội cần thiết phải được cảnh báo cho người dân biết để đề phòng. Hiện nay, loại tội phạm này đang hoạt động một cách tinh vi và táo tợn, đặc biệt là các tội phạm công nghệ cao. Nguyên nhân chính là chúng lợi dụng lòng tin của nhân dân vào lực lượng công an.
Đồng quan điểm, GS.TS Vũ Gia Hiền, chuyên gia tâm lý, hội Tâm lý - Giáo dục TP.HCM cũng cho rằng những đối tượng này đang đánh vào lòng tin của người dân đối với ngành công an. Lợi dụng điểm yếu này, bọn tội phạm đã lên kịch bản lừa đảo người dân, thậm chí lừa cả những tổ chức, cơ quan một cách dễ dàng. Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa chính là cơ chế xin - cho hiện nay đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, bản thân công an lại là cơ quan có quyền lực nên các đối tượng lợi dụng điều này để thực hiện hành vi phạm tội.
Ở một khía cạnh khác, Đại tá, PGS.TS Vũ Trung Quý, Phó Trưởng bộ môn Tâm lý (học viện An ninh Nhân dân) cho biết, những đối tượng này nắm bắt rất tốt tâm lý xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người dân như cậy nhờ giúp đỡ, xin dự án, chạy vào trường công an, xin việc,... Cùng với đó là tâm lý dễ tin người, trong công việc thiếu tính phản biện, chỉ cần nghe người khác nói là công an thì vội tin mà không kiểm tra thông tin. Một số vụ việc khi kẻ giả danh công an nói chuyện với bị hại qua điện thoại và yêu cầu gửi tiền vào tài khoản, nhiều người đã vội tin và gửi ngay. Ngoài ra, Đại tá Quý còn cho rằng, để tránh bị lừa người dân khi tiếp xúc với người tự xưng là công an cần phải xem tác phong, trang phục, cử chỉ hành vi, nếu có những biểu hiện bất thường phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.
"Công an chính quy làm việc thường theo nhóm, trang phục, đầu tóc gọn gàng, làm việc công khai. Khi tiếp xúc với tội phạm giả danh công an, mọi người sẽ thấy chúng dễ nóng tính, câu trước câu sau đã nổi nóng, không giữ được bình tĩnh và dễ văng tục. Tất nhiên, đó chỉ là những kiến thức cơ bản để người dân phòng tránh. Thực tế, có những tên tội phạm rất tinh vi và xảo quyệt, chỉ những người làm trong ngành hoặc có nghiệp vụ mới phát hiện được" - Đại tá, PGS.TS Vũ Trung Quý cảnh báo.
ĐBQH Nguyễn Thị Khá: Tiêu cực trong ngành công an cũng là một nguyên nhân
Liên quan đến việc nhiều đối tượng giả danh công an để lừa đảo trong thời gian qua, ĐÀBQH Nguyn Thị Khá cho rằng, trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao người ta giả danh công an mà không giả danh các ngành nghề khác. Ngành công an nên có nghiên cứu và đánh giá vấn đề này. Theo tôi, nhận thức pháp luật của người dân hạn chế nên kẻ xấu dễ lợi dụng để lừa đảo. Trong nhiều lần tiếp xúc với cử tri, họ có phản ánh về việc văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng người dân rất hạn chế trong tiếp cận. Đây là một lỗ hổng để kẻ xấu lợi dụng. Ngoài ra, hiện tượng tiêu cực trong ngành công an cũng là một nguyên nhân. Bởi, thông thường cái xấu thì lây lan nhanh. Nhiều người vì tin vào dư luận xấu rồi dẫn đến bị lừa dối. Nhiều vụ việc bị lừa vì tin vào kẻ gian có khả năng chạy án, chạy vào trường công an có một phần nguyên nhân từ bất cập trong ngành công an hiện nay.
Bi hài những vụ gắn mác công an để lừa tình
Nói về các phi vụ lừa đảo giả mạo công an vừa qua phải kể đến chuyện ông Nguyễn Phòng, 68 tuổi, tự nhận là Thượng úy công an cơ động huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) để lừa tình bà Phạm Thu Thủy, 40 tuổi.
Theo như lời nạn nhân kể lại tại trụ sở Công an huyện Đức Trọng thì do tin ông Phòng là công an, nhiều lần thấy ông mang bên mình khẩu súng ngắn. Cùng với việc hứa hẹn được đưa về sống tại thành phố Đà Lạt thơ mộng nên bà chấp nhận cuộc tình "đôi đũa lệch" với kẻ giả mạo này. Đám cưới của hai người được tổ chức long trọng tại nhà gái. Tuy nhiên, sau một thời gian sống với nhau thì bà Thủy đã nghi ngờ mác công an của ông Phòng nên đi báo công an.
Kết quả, công an đã làm rõ việc ông Nguyễn Phòng không phải là công an mà bản thân khẩu súng ông luôn đeo bên mình lại là khẩu súng nhựa. Trước đây một trường hợp, Nguyễn Thùy C., giáo viên cấp 2, ở tỉnh Hà Nam cũng bị đối tượng có tên là Nguyễn Vũ Cường cùng quê lừa đảo bằng phương thức này. Đến mức, khi đã cưới nhau, có với nhau một mặt con thì mới biết chồng mình là cảnh sát rởm.
Chuyên gia tâm lý, GS.TS Vũ Gia Hiền: Nếu tỉnh táo rất dễ vạch mặt kẻ giả mạo
Để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa lực lượng cảnh sát thật và cảnh sát giả danh, người dân cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cơ bản về những người trong ngành công an. Lực lượng công an bao giờ khi đi làm việc hay điều tra thường đi hai người hoặc một nhóm người. Các phương tiện, dụng cụ nghiệp vụ của công an bao giờ cũng đầy đủ. Bên cạnh đó, cán bộ công an có tư cách đứng đắn, nét mặt nghiêm túc, trên áo có bảng ghi số hiệu công an và có thẻ ngành mang theo. Do đó, người dân có thể căn cứ vào bề ngoài từ nét mặt, đến cử chỉ, các đối tượng giả danh thường có biểu hiện gian dối, không đàng hoàng. Căn cứ vào những điểm cơ bản đó người dân có thể nhận diện tội phạm giả danh công an để báo cho cơ quan công an gần nhất đến hỗ trợ kịp thời.
Trinh Phúc - Vũ Phương
Theo_Người Đưa Tin
Lừa đảo chiêu thức cũ vẫn chiếm đoạt tiền tỷ Ngày 7/5, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội thông tin về các vụ lừa đảo liên tiếp xảy ra trong thời gian qua với thủ đoạn mạo danh cán bộ CA, tòa án... Ảnh minh họa Thượng tá Ngô Minh An, Phó trưởng phòng PC50 cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt giữ người đi xe máy chặn đầu ô tô, nhặt gạch đá đập vỡ kính

Đề xuất phạt đến 15 năm tù người bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Cách Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn đưa hơn 63.000 người "vào tròng"

Nghi phạm đâm chết người đàn ông chạy Vespa ở TPHCM ra đầu thú

Nữ giang hồ khét tiếng Dung "Thà" lĩnh thêm án tù

Triệu tập 4 người thông tin sai sự thật về sáp nhập đơn vị hành chính

Đưa 39 người Việt bị tạm giữ tại Myanmar về nước

Quyết chiến 'một mất, một còn' ở nghĩa trang, nam thanh niên tử vong

7 đêm bất an của gia chủ thuê bảo mẫu là mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: đúng người, đúng tội

Cướp vé số ở TP Hồ Chí Minh tẩu thoát về Long An nhưng không thoát

Khách và chuyên viên ngân hàng thông đồng làm "sổ đỏ" giả để vay vốn
Có thể bạn quan tâm

Mỹ, Panama tăng cường hợp tác an ninh tại Kênh đào Panama
Thế giới
12:26:37 09/04/2025
3 nàng WAGs hot nhất làng bóng đá đọ dáng sau sinh: Yến Xuân, Doãn Hải My và Chu Thanh Huyền ai đỉnh nhất?
Sao thể thao
12:23:07 09/04/2025
Ngày mừng nhà mới, em gái đưa tờ di chúc, đọc xong mà tôi ú ớ 1 câu rồi nằm vật ra giường, lúc tỉnh dậy đã trong bệnh viện
Góc tâm tình
12:02:56 09/04/2025
Bị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắt
Tin nổi bật
11:50:29 09/04/2025
Jennie gây tranh cãi khi ngày càng ăn mặc hở bạo, gợi cảm
Phong cách sao
11:32:21 09/04/2025
"Đi đủ Về đủ": Đoạn clip 110 chiến sĩ Việt Nam bước xuống máy bay khiến hàng triệu người xúc động
Netizen
11:16:27 09/04/2025
2 tháng sau khi Từ Hy Viên qua đời: Gia đình ngày càng suy sụp, chồng cũ giàu gấp bội, gấp rút cưới vợ mới
Sao châu á
11:15:23 09/04/2025
Quỳnh Lương lộ tình trạng hiện tại với Tiến Phát sau khi thừa nhận không còn ở quê chồng
Sao việt
11:12:13 09/04/2025
7 cách tẩy da chết toàn thân bằng nguyên liệu tự nhiên
Làm đẹp
11:05:20 09/04/2025
Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?
Lạ vui
11:03:29 09/04/2025