Thâm nhập ‘đại công trường’ khai thác gỗ lậu ở Đắk Lắk
Sâu trong rừng đặc dụng Nam Kar, cả ‘đại công trường’ gỗ lậu ngang nhiên hoạt động, với hàng loạt cây gỗ lớn bị đốn hạ, cưa xẻ để chuyển xuống núi.
Video: Thâm nhập đại công trường khai thác gỗ tại rừng đặc dụng Nam Ca, Đắk Lắk
Mới đây, Báo điện tử VTC News nhận được phản ánh của người dân xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, Đắk Lắk về việclâm tặc ngày đêm đốn hạ gỗ trên khu vực rừng đặc dụng Nam Kar.
Rừng đặc dụng Nam Kar được Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar quản lý và chia thành 3 tiểu khu.
Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi khi bước vào rừng là hàng loạt cây cổ thụ trên 10 tuổi bị lâm tặc xẻ thịt.
Lâm tặc đưa gỗ ra cạnh con đường để dễ vận chuyển.
Những phách gỗ có chiều rộng hơn 80cm, dấu cưa còn rất mới.
Đi sâu vào bên trong, chúng tôi liên tục phát hiện nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng chục đến hàng trăm năm bị cưa xẻ thành hàng chục tấm ván lớn nằm chồng lên nhau. Nhiều tấm có bề rộng (tương ứng với đường kính cây gỗ) gần 1m, dày khoảng 30cm nằm dưới bụi cây.
Cây gỗ ước chừng 15 năm tuổi vừa bị lâm tặc đốn hạ.
Cả “đại công trường” gỗ với rất nhiều phách gỗ lớn bị xẻ trước đó. Những cây bị lâm tặc cưa hạ đa phần hàng chục năm tuổi trở lên và thuộc gỗ nhóm 3-4.
Một cây cổ thụ trong rừng sâu vừa bị cưa và chuẩn bị xẻ thành vuông gỗ.
Tại hiện trường vẫn còn thước dây, đồ ăn và dụng cụ phục vụ cho việc cưa xẻ gỗ.
Bước vào sâu bên trong khu rừng đặc dụng, chúng tôi nghe tiếng cưa rất lớn.
Trong khu vực rừng sâu có cả trâu và những vật dụng để vận chuyển gỗ xuống núi.
Gỗ lậu được lâm tặc đưa xuống dưới chân núi. Những thửa ruộng nước dưới chân núi có nhiều khối gỗ lâm tặc ném xuống, chờ đêm tối sẽ vận chuyển đến nơi cất giấu.
Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar khẳng định, từ đầu năm 2019 đến nay chưa phát hiện vụ khai thác gỗ lậu nào; đơn vị thường xuyên chỉ đạo các trạm kiểm lâm cấp dưới đi tuần tra. Trong khi đó, theo dân địa phương, lâm tặc thường xuyên khai thác, vận chuyển gỗ ra vào khu vực này từ lâu.
THANH HẢI
Theo vtc.vn
Đi xe máy qua cầu tạm bất chấp biển cấm, người phụ nữ rơi xuống vực
Bất chấp biển cấm, người phụ nữ đi xe máy trên cầu Rôsy tạm (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) và rơi xuống vực, suýt mất mạng.
Chiều 25/11, một phụ nữ đi xe máy qua cầu Rosy khi cầu tạm này đang được sửa chữa, cả người lẫn xe rơi xuống vực.
" Cầu tạm được xây dựng để học sinh đi đến trường. Hai bên đầu cầu có biển báo của đơn vị thi công. Tuy nhiên nhiều người vẫn bất chấp, đi xe qua cầu tạm này. Hôm nay, có người phụ nữ đi xe máy qua, cả người và phương tiện rơi xuống vực sâu hơn 3m, may mắn chỉ bị thương nhẹ", nhân chứng cho biết.
Khu vực công trình cầu Rôsy đang sửa chữa
Qua tìm hiểu của phóng viên, việc sửa chữa cầu Rôsy do Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Tuấn Linh đảm nhiệm. Đại diện công ty khẳng định: " Công trình đang thi công và đơn vị có gắn biển hiệu để tránh phương tiện quá khổ, quá tải đi qua".
Về vụ tai nạn kể trên, vị đại diện cho biết công ty có trình báo đến cơ quan công an, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng để hướng dẫn người dân đi đường tránh.
Ngày 18/11, Sở Giao thông Vận tải Đắk Lắk có thông báo về việc tổ chức phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công khắc phục sự cố cầu Rôsy.
Người phụ nữ bị trượt trên cây cầu tạm xuống vực sâu.
Theo đó, sở đề nghị chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 5 chỉ đạo đơn vị thi công (công ty Tuấn Linh) cử nhân viên trực đảm bảo giao thông, lắp các biển chỉ dẫn, thông báo và cử nhân viên hướng dẫn người điều khiển phương tiện đi qua điểm đầu, điểm cuối các tuyến tránh và khu vực cầu Rôsy..., lắp đặt các biển chỉ dẫn, vạch sơn tạm thời trên các tuyến tránh...
Sở GTVT cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để các phương tiện qua cầu Rôsy bình thường trước 24h ngày 29/11. Sau khi có thông báo phân luồng trên, Công ty Tuấn Linh thi công cầu tạm phục vụ cho người đi bộ và xe thô sơ.
Đội Cảnh sát giao thông thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) cũng cho biết, đơn vị thường cử lực lượng để điều tiết giao thông tại km175 776 Quốc lộ 29 (đoạn giao nhau giữa thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Búk) - khu vực có cầu Rôsy đang sửa chữa.
BÌNH NGUYÊN
Theo vtc.vn
"Bê tông hoá" vùng lõi vịnh Hạ Long: Thành lập rừng đặc dụng bảo vệ Theo Dự án Thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long, ranh giới khu rừng đặc dụng được xác định tại vùng lõi vịnh Hạ Long gồm toàn bộ đảo nổi và rừng ngập mặn nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có tổng diện tích trên 5.032ha. Theo Dự án, ranh giới khu...