Thâm nhập con đường vượt biên trái phép: Kẻ “bảo kê” cho các loại tội phạm
Lào Cai là tỉnh có đường biên giới trải dài gần 182km, có đường biên giới tự nhiên là con sông Nậm Thi, vào mùa cạn, lòng sông rộng chưa đầy 3m, nước chỉ lưng sấp đầu gối, quả là “lý tưởng” cho việc “vác hàng”. Tuy nhiên trước sự cám dỗ của đồng tiền, của những cơ hội “đổi đời” bên kia biên giới, nhiều người vẫn bất chấp luật pháp, bất chấp tính mạng để vượt biên… Trong số đó, có những người đã phải nhận “quả đắng” khi mới đặt chân xuống thuyền…
Bắt đầu từ con đường… “tiểu ngạch”
Nhiều người địa phương khi nhắc tới câu chuyện vượt biên thì chỉ cười “chuyện bình thường ở huyện”. Dường như với họ, việc qua lại biên giới chẳng có gì khó khăn cả. Cũng vì thế nên trong giai đoạn từ 1980 -1995, ở Lào Cai nổi lên một nghề, đó là nghề buôn “tiểu ngạch”. Hay còn hiểu nôm na là nghề buôn lậu “nhỏ”, bắt đầu từ đây, dân buôn tìm ra một con đường “vượt biên” qua lại biên giới và kéo theo là nhiều mặt hàng, loại hình tội phạm được “thông thương”, nhức nhối nhất vẫn là nạn buôn người…
Để đi sau tìm hiểu về con đường uẩn khuất trong bóng tối này, chúng tôi tìm gặp gặp Lê Đức L. (P.Kim Tân – Lào Cai), một người có thâm niên gần 10 năm trong nghề, nay bác đã từ bỏ giới thiệu cho chúng tôi một cái tên khá lạ: Thắng “mắt ma”. Thắng cùng Tiến “lấc cấc” là hai tay buôn từ Vĩnh Yên lên Lào Cai làm ăn. Về sau, với vốn tiếng Trung kha khá cộng với sự “bảo kê” của một thương hội khá mạnh ở Trấn Hà Khẩu (tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Lào Cai bây giờ), hai người này trở thành tay “dắt mối” cho những con buôn “tiểu ngạch” tại Lào Cai…”. Sở dĩ có những biệt hiệu lạ đời như vậy vì Thắng có đôi mắt chảy, đuôi mắt hướng xuống trông rất “cô hồn”, còn Tiến thì luôn tỏ thái độ “lấc cấc” đúng như cái tên của mình.
Những người này khi buôn trót lọt đều phải chia một khoản cho Thắng và Tiến. 2 người này ngoài việc “bảo kê” , thiết lập trật tự tại khu vực cửa khẩu Lào Cai còn tổ chức thuyền bè để sang sông. Trong tay của họ có một đội ngũ lái đò thuê lên đến vài chục người.
Về sau khi việc buôn bán trở nên tấp nập, đặc biệt là sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ thì vai trò của tay này cũng mờ nhạt dần. Không ai biết sau đó họ đi đâu, làm gì sau khi kiếm được kha khá vốn nhờ nghề “dắt mối buôn”.
Video đang HOT
Các mặt hàng thời đó rất nhiều nhưng chủ yếu là lương thực, thực phẩm cùng các loại đồ dùng cá nhân, những đồ chuyên đi rừng như ủng, đèn pin, quần áo… Trong số đó phải kể đến nội tạng, móng, lông động vật được nhập nhiều vì bên Trung Quốc sau khi giết mổ, những thành phần đó thường bỏ đi không sử dụng.
Thắng “ma” tiết lộ về hành trình vượt biên như sau: “Chúng tôi thường tổ chức cho những nhóm người vượt biên như sau, ngủ cả ngày, sau đó đến khoảng quá nửa đêm, tầm 2h sáng bắt đầu tập trung nhóm 2-3 người men theo bờ sông, đến địa điểm đã được chọn trước, quan sát rồi mới được vượt sông, phải chọn thời điểm phù hợp, “đẹp nhất” là vào khoảng 2h sáng, lúc ấy Biên phòng đổi ca, chợ đầu mối Trung Quốc chuẩn bị họp, “lộm nhộm” nên dễ vào chợ hơn, khi có tín hiệu bằng đèn pin của người đón bên kia, cả nhóm tôi không ai bảo ai, lặng lẽ vượt sông mà không biết điều gì đang chờ đón mình….”.
Một bến cóc vượt biên.
Con đường manh nha của tội phạm
Trở lại quá khứ, khi con đường “buôn” mới bắt đầu manh nha, Thắng “ma” tiết lộ: “Tôi vẫn nhớ như in chuyến buôn đầu của mình, vay khắp anh em mới được có vài chục nghìn đồng, nói là vài chục nghìn nhưng tại thời điểm đó, 20 nghìn đồng đã mua được mảnh đất (!?) nên số vốn cũng không phải nhỏ . Đặt chân đến đất Trung Quốc, tôi đã vô cùng hoảng sợ vì nghe đồn lúc ấy chỉ cần hở thân phận là sẽ bị phía Trung Quốc “xử lý” ngay.
Nhưng khi sang đến nơi, mọi việc diễn ra bình thường, tôi được một người bản địa dẫn vào khu vực chợ thực phẩm, đi khắp các quầy để thu mua chân giò (móng lợn – PV), các loại lòng phèo, khoảng hơn 1 tiếng thì xách ra bến, về đến chợ Việt Nam là khoảng 5h sáng…”.
Tuy vậy, Thắng “ma” chia sẻ, về sau khi thấy buôn “xách tay” này lời lãi, các hộ kinh doanh trong chợ đổ xô đi Trung Quốc, những bến sông ban ngày heo hút nhưng ban đêm thì vô cùng tấp nập. Sau một thời gian mua, nhận thấy nhu cầu ở Trung Quốc, một số người Việt Nam bắt đầu đưa hàng hóa, nông sản của mình sang bán cho thương lái Trung Quốc, các mặt hàng chủ yếu là thảo quả, cây chít (làm chổi – PV), chuối… Các mặt hàng nhập về cũng đa dạng và phong phú hơn bao gồm chủ yếu là pin, bia Trung Quốc, nông cụ, máy móc… Sự gia tăng số lượng này khiến các bến bãi tự phát rơi vào tình trạng quá tải, đi kèm với đó là các tệ nạn xã hội nhức nhối, nạn bảo kê, cướp hàng, trấn tiền, ép giá, xảy ra cả ở 2 phía.
Không hiếm trường hợp bị cướp hàng khi đến mép nước, rồi phải bỏ của chạy lấy người khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng. Có những trường hợp trắng tay vì bị trấn sạch tiền ngay sau khi đặt chân sang bên kia biên giới. Thậm chí, có trường hợp còn bị giữ lại không cho về, muốn về phải bảo người nhà sang xin chuộc… Lúc ấy tất cả chỉ biết khóc dở, mếu dở chứ chẳng có ai can thiệp, giúp đỡ được gì.
Qua câu chuyện về những chuyên buôn đò của Thắng “ma”, hắn bắt đầu hé lộ về con đường vượt biên trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh các loại tội phạm, được ví như là “cánh cổng thiên đường” cho các đối tượng buôn lậu, trốn truy nã, buôn người…, nhóm PV chúng tôi đã có những thực tế tìm hiểu tại một số địa điểm được cho là “bến tiểu ngạch” trái phép…
Trao đổi với PV, Trung úy Lương Văn Linh, tổ trưởng tổ tuần tra của Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, phụ trách khu vực có bến “đò” xuất hiện, qua trao đổi, đồng chí Linh cho biết, từ đầu năm đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện các đối tượng này thường xuyên có hành vi đưa người vượt biên trái phép, đã xử lý nhiều lần, tịch thu phương tiện và xử phạt hành chính, cùng với đó là thông báo về địa phương nhưng những đối tượng này vẫn cố tình đóng thêm thuyền, lợi dụng việc lực lượng tuần tra mỏng, việc xử lý chưa triệt để tiếp tục hành nghề… Trước thông tin chúng tôi phản ánh, đồng chí Linh hứa sẽ nhanh chóng kiểm tra và xử lý.
Còn tiếp….
VIỆT HỒNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bắt nhóm côn đồ đập phá tài sản, ép công ty nhận làm "bảo kê"
Thất nghiệp, nghiện ma túy nặng, Thắng cùng đồng bọn đã bàn nhau tấn công các công nhân, đập phá tài sản của Công ty Tân Đại Điền (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) với mục đích bắt ép công ty này chấp nhận "thuê" chúng bảo kê tài sản.
Ngày 20-5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã bắt được ba đối tượng Võ Văn Thắng (tức Thắng Đại Bàng, sinh năm 1992, trú tại thôn Vĩnh Tiến, Xã Vĩnh Tân), Phan Vũ Hoàng (tức Tam Mao, sinh năm 1999) và Phạm Tuấn Vũ (sinh năm 1998 cùng trú tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo) về hành vi cố ý gây thương tích, cố ý làm hư hỏng tài sản và trộm cắp tài sản.
Thông tin ban đầu, do thiếu tiền tiêu xài, Thắng cùng đồng bọn của mình đã bàn nhau vào trộm cắp tài sản và bắt ép Công ty Tân Đại Tiền nhận bảo kê. Tối 5-4, tại khu vực lán trại của công ty này, nhóm thanh niên trên sử dụng hung khí tấn công làm bị thương bốn công nhân của công ty. Bọn chúng còn đập phá làm hư hỏng hai chiếc kính xe lu. Các công nhân sau khi bị hành hung đã đến trình báo sự việc tại cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lãnh đạo công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường lực lượng, phối hợp Công an huyện Tuy Phong đẩy nhanh tiến độ điều tra. Qua công tác nắm tình hình và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác, cơ quan chức năng đã bắt giữ nhóm thanh niên trên. Qua khai thác, các đối tượng thừa nhận để kiếm tiền sử dụng ma túy còn gây ra năm vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn huyện Tuy Phong và tỉnh Ninh Thuận. Hiện, vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
HỒNG TRÂM
Theo_PLO
Vượt biên với chiếc tất giấu cạp quần Vượt biên trái phép sang Lào để mua ma túy sử dụng, Tếnh Lao Cua (SN 1991, ở bản Tô Buông, Lóng Phiêng, Yên Châu, Sơn La) đã cùng với một đối tượng người Lào nhận lời vận chuyển trái phép 1 bánh heroin và hàng trăm viên ma túy tổng hợp về Việt Nam tiêu thụ. Hành vi của đối tượng đã...